Ngôn ngữ [Đức: Sprache; Anh: language]
Hầu hết các tác phẩm của Hegel đều có các bình luận về ngôn ngữ, và trên hết, trong lối viết của mình ông rất ý thức đến ngôn ngữ ông dùng và quan hệ của nó với ngôn ngữ thông thường, điều mà chúng ta không thấy ở Kant. (Herder và Hamann phê phán Kant là không chú ý đến ngôn ngữ). Tuy nhiên, ngôn ngữ lại có một vị trí rõ ràngìằ tương đối nhỏ trong hệ thống của Hegel. Có vài lý do cho điều này: (1) Ngôn ngữ, giống như phép biện chứng (mà Hegel cũng ít dành cho sự quan tâm minh nhiên), gắn liền với toàn bộ triết học, và vì thế không dễ gì quy nó vào một bộ phận đặc biệt nào của triết học được. (2) Theo quan niệm của Hegel, một câu hỏi được nhiều triết gia quan tâm (Rousseau, Herder, Fichte, V.V.), tức câu hỏi về ngôn ngữ ra đời như thế nào, là không thể trả lời, vì LỊCH sử tiền giả định việc chép sử, và điều này lại tiền giả định ngôn ngữ. Lịch sử quan tâm đến các sản phẩm lịch sử của TINH THẦN, chứ không quan tâm đến ngôn ngữ, tức sự diễn đạt trực tiếp của tinh thần nằm trong tất cả những sản phẩm ấy. (3) Câu hỏi nữa được quan tâm hiện nay là về những sự khác nhau và giống nhau của các ngôn ngữ, nhưng đây không phải là quan tâm chính của Hegel, vì nó là một vấn đề dành cho việc nghiên cứu thường nghiệm (giống như nghiên cứu của w. von Humbolt), và vì Hegel quan tâm nhiều hon đến các phạm trù lô-gíc học được hiện thân, ít nhiều trọn vẹn và minh nhiên, trong tất cả các ngôn ngữ.
Ngôn ngữ được xem xét trong BKTIII §458-64 dưới các đề mục trí TƯỞNG TƯỢNG và KÝ ỨC: ngôn ngữ xuất hiện (nhưng không nhất thiết trong lịch sử) từ nỗ lực của cái BÊN TRONG, [tức là] cái “hốc” (Schacht) tối tăm của trí tuệ (Intelligenz), nhằm tìm ra một sự hiện thân đầy đủ, khách quan, BÊN NGOÀI cho những BIỂU TƯỢNG phổ biến của nó, vốn không phụ thuộc thường xuyên vào TÍNH CÁ BIỆT của TRựC QUAN cảm tính. Trí tưởng tượng (Phantasie), cái TRUNG GIỚI giữa biểu tượng và trực quan, mang lại các hình ảnh (Bild), dù các hình ảnh ấy, mang lại cho trí tuệ sự độc lập nào đó của trực quan, là thoáng qua và chủ quan, nhưng cũng chứa đựng một yếu tố cảm tính bản chất. Bước tiếp theo là phải hình dung một biểu tượng bằng một biểu trưng (Symbol). Thực thể được lựa chọn để biểu trưng hóa một biểu tượng vẫn duy trì một đặc điểm thường nghiệm bản chất làm cho nó thích hợp để phục vụ như một biểu trưng: chẳng hạn, sức mạnh, hay sức mạnh của Jupiter, có thể được biểu trưng bằng một con đại bàng, vì đại bàng là (tức, được xem là) mạnh mẽ, chứ không phải, chẳng hạn, bằng một con bồ câu. Trí tưởng tượng còn được ban cho một sự tự do lớn hon nữa để thoát khỏi trực quan bởi việc tiếp thu một ký hiệu (Zeichen), vốn hoàn toàn có tính quy ước: chẳng hạn một lá cờ phải có một số đặc điểm thường nghiệm, nhưng những đặc điểm của nó không bị quy định bởi những gì nó biểu đạt. Hegel thường hình dung (hay biểu trưng hóa) ký hiệu bằng hình kim tự tháp, vốn mang trong mình một “linh hồn xa lạ”, tức một xác ướp, mà kim tự tháp không có sự tương đồng nào với nó (BKTIII, §458). Linh hồn này có thể ví với ý nghĩa (Bedeutung) của một ký hiệu. Bước cuối cùng là việc tạo ra các âm thanh để tạo nghĩa cho các biểu tượng: không những các đặc điểm thường nghiệm của âm thanh là hoàn toàn có tính quy ước về nghĩa của chúng, mà bản thân những âm thanh còn mang tính thời gian và phù du hơn là mang tính không gian, bền bỉ. Điều này thể hiện một sự giáng cấp hơn nữa đối với trực quan cảm tính.
Tên gọi là một trực quan do trí tuệ tạo ra, được nối kết với nghĩa của nó. Thoạt đầu, sự nối kết này là cá biệt tạm thời nên sự nối kết là “ngoại tại”. Nhưng KÝ ức nội tại hóa hay HỒI TƯỞNG tính ngoại tại này: nó biến sự nối kết cá biệt này thành một sự nối kết phổ biến và thường trực. Tên gọi không còn là một trực quan (tức một ký hiệu) nữa mà trở thành một biểu tượng (nghĩa là một thể loại), mà nghĩa của nó cũng là một biểu tượng. Hai biểu tượng này, biểu tượng về sự vật và biểu tượng về tên gọi [của sự vật ấy], vì thế được hòa trộn vào nhau. Chúng ta không cần hình ảnh hay trực quan nào để suy tưởng về một con sư tử: “Nó nằm ngay trong tên gọi mà chúng ta đang suy tưởng” (§462). Do đó trí tuệ vừa được nội tại hóa hoàn toàn (nó chỉ dựa vào sản phẩm trừu tượng của chính nó, tức tên gọi, và thoát khỏi chất liệu thường nghiệm) vừa được ngoại tại hóa hoàn toàn (nó tiếp cận trực tiếp các đối tượng, không cần trung giới bằng các thực thể cảm tính, tâm lý học). (Điều này minh họa phép BIỆN CHỨNG của BÊN TRONG VÀ BÊN NGOÀI).
Cho đến đây thì các từ mới chỉ được nhóm lại với nhau dựa theo các cảm giác, các biểu tượng hay các tư tưởng hiện thời của ta. Nhưng bây giờ, sau cùng, chúng được sắp xếp trong một hệ thống hình thức, một cách độc lập với việc chúng quy chiếu đến các đối tượng bên ngoài. Vì thế ngôn ngữ trở nên “ngoại tại” đối với trí tuệ vốn sinh ra nó, tự biến chính mình thành “không gian phổ biến của các tên gọi xét như là các tên gọi... sức mạnh ấy bao trùm nhiều tên gọi khác nhau, một mối dây ràng buộc trống rỗng nhưng cố định chuỗi tên gọi trong chính mình và giữ chúng trong trật tự vững chắc” (BKTIII, §463). Ở đây Hegel nghĩ đến vài điều: đối với bất kỳ người nói nào đó thì ngôn ngữ là một hệ thống khách quan để họ học và tuân theo; khi các chữ và nghĩa của chúng hoàn toàn quen thuộc với ta thì năng lực của ta tha hồ sử dụng chúng bất chấp, thậm chí là vi phạm, các nghĩa của chúng; và những lợi thế của phưong pháp học vẹt là tước đoạt khỏi tinh thần các nội dung riêng tư của nó và chuẩn bị cho nó thu nhận những chất liệu khách quan. (GIÁO DỤC chứa đựng sự THA HÓA).
Phù hợp với tính đối ứng qua lại giữa cái bên trong và cái bên ngoài, Hegel phủ nhận rằng chúng ta có thể suy nghĩ mà không cần từ ngữ: “Chúng ta biết về các tư tưởng của mình, chúng ta có các tư tưởng xác định, hiện thực, chỉ khi ta mang lại cho chúng hình thức của tính khách quan, hình thức của sự phân biệt với tính bên trong [tính nội tại] của mình, vậy nên mang lại cho chúng hình thái của tính ngoại tại, và hình thái của tính ngoại tại như thế là mang theo dấu ấn của tính bên trong cao nhất”. (BKTIII, §462A).
Trong BKTIII §459, Hegel thảo luận về nói và viết. Âm thanh được phát biểu ra (Ton) là lời nói (Rede), và hệ thống lời nói là ngôn ngữ (Sprache, từ động từ sprechen, nghĩa là “nói”). Ngôn ngữ có hai phưong diện:
1. Chất liệu ngữ âm có lẽ ban đầu nảy sinh từ sự mô phỏng các âm thanh tự nhiên, chẳng hạn như tiếng xào xạc và cót két, nhưng điều này không quan hệ gì với một ngôn ngữ đã phát triển. Chất liệu Sổ đẳng của nó phụ thuộc vào “cử chỉ” (Gebärde) mà ta tạo ra bằng cách cử động môi, vòm miệng và lưỡi. Bất kỳ nghĩa ban đầu nào mà những đặc điểm ngữ âm này, với các nguyên âm và phụ âm, từng có đều bị đè nén bởi sự sử dụng chúng trong các ký hiệu.
2. Tưong phản với chất liệu ngữ âm, phưong diện hình thức, tức ngữ pháp, là sản phẩm của việc GIÁC TÍNH du nhập các phạm trù vào trong ngôn ngữ. “Bản năng lô-gíc” này đã hoạt động từ ngay lúc khởi đầu, vì ngôn ngữ của các dân tộc ít văn minh hon có một ngữ pháp được phát triển hon, chuyên chở những khác biệt vốn không có trong những ngôn ngữ của các dân tộc văn minh hon. Hegel trích dẫn cuốn über den Dualis [Vể sự lưỡng phân], 1828) của Humboldt để ủng hộ quan niệm (về bản chất là đúng) này. (Vico và Herder lại lập luận rằng các ngôn ngữ nguyên thủy thì đon giản).
Trong nghiên cứu của ông về ngôn ngữ viết, Hegel lập luận rằng một chữ viết theo bảng chữ cái abc, mà các chữ cái của nó là những ký hiệu cho các yếu tố của các ký hiệu âm thanh của ngôn ngữ nói, là cao cấp hon một chữ viết tượng hình, vốn biểu đạt trực tiếp các biểu tượng. Đây là một vấn đề được quan tâm vào thời ấy, vì Leibniz đã đề xuất một hệ chữ viết trực tiếp thể hiện các ý niệm và các quan hệ giữa chúng, được xây dựng dựa trên các nguyên tắc của chữ tượng hình. (Leibniz chịu ảnh hưởng của chữ Trung Hoa, hon là chữ Ai Cập). Các phản bác của Hegel với hệ chữ viết tượng hình là như sau:
(a) Leibniz tin rằng một ngôn ngữ như vậy không những sẽ phục vụ cho tính minh bạch lô-gíc học, mà còn cho sự truyền thông dễ dàng hon giữa các dân tộc và đặc biệt là giữa các học giả. Nhưng lịch sử cho thấy rằng các chữ viết theo thứ tự abc đã được du nhập vì chúng mới làm cho sự truyền thông hàng ngày trở nên dễ dàng hon.
(b) Nếu ký hiệu cho một biểu tượng phải hiện thân sự phân tích về nó, ta ắt sẽ phải cần thay đổi các ký hiệu bất kỳ khi nào ta thay đổi sự phân tích về biểu tượng. Điều này xảy ra ngay cả trong trường hợp các chất hóa học (vốn được đặt tên dựa trên các nguyên tắc của chữ tượng hình), nhưng thường xảy ra hon trong trường hợp các biểu tượng tinh thần. Chữ tượng hình chỉ thích hợp cho các xã hội tĩnh tại như Trung Hoa.
(c) Chữ viết theo bảng chữ cái abc tác động lên ngôn ngữ nói, giúp đơn giản hóa và hệ thống hóa sự phát âm của nó. Một hệ chữ viết tượng hình không thể có hiệu ứng này; do đó tiếng nói của người Trung Hoa là cực kỳ phức hợp, chứa nhiều từ đồng âm chỉ có thể phân biệt bằng những khác biệt về trọng âm hay âm thanh vốn khó phân biệt đối với người nước ngoài.
(d) Không giống chữ tượng hình, chữ viết theo bảng chữ cái abc cho phép ỉa phản tư về từ được nói ra: từ các chữ được viết ra từ lời nói, chúng ta có thể nhìn thấy cách nó được cấu thành từ một ít các yếu tố đơn giản. Hegel cũng quy các lợi thế về sư phạm cho việc học một hệ thống hình thức như một hệ thống chữ cái abc.
(e) Giống ngôn ngữ nói, chữ viết theo bảng chữ cái abc bảo tồn sự thống nhất của chữ, vì thế là một tên gọi, vì nó biểu thị biểu tượng nào đó như một toàn bộ, chứ không dựa vào các nghĩa của các bộ phận cấu thành của nó. Đối với người nói thông thường, một chữ là một thực thể đơn giản, chứ không phải là một tập hợp của các chữ khác. Xét như vậy, nó quy chiếu trực tiếp đến các sự vật, trong khi theo các nguyên tắc của chữ tượng hình thì sự tiếp cận và quy chiếu của ta về các sự vật là được trung giới bởi các biểu tượng. Quan điểm của Hegel cũng sẽ áp dụng được vào quan niệm của Mill rằng một chữ chẳng hạn như “horse” có nghĩa là “ngựa” nhờ vào việc nó biểu thị các đặc điểm mà tất cả, và chỉ duy, ngựa có; và áp dụng vào quan niệm của Russell rằng một tên gọi chẳng hạn như “Hegel” biểu thị ông Hegel dựa vào mối liên hệ của nó với một sự mô tả xác định chỉ được áp dụng vào Hegel mà thôi.
(f) Nghĩa của một chữ có thể được phân tích, nhưng các đặc điểm lô-gíc của nó và các mối liên hệ qua lại của chúng không thể được trình bày một cách đầy đủ bằng các quan hệ không gian bên ngoài của những chữ viết tượng hình hay của các biểu trưng lô-gíc và toán học. Trong sự nối kết này, Hegel thường công kích quan niệm của phái Pythagoras rằng toán học cung cấp một ngôn ngữ thích đáng cho triết học.
Derrida, trong bài “The pit and the pyramid" [Cái hô và kim tự tháp], phê phán các niềm tin của Hegel rằng ngôn ngữ là bản chất đối với tư tưởng, rằng ngôn ngữ nói là có trước ngôn ngữ viết và rằng các chữ viết theo bảng chữ cái abc cao hơn các chữ viết tượng hình. Tư tưởng của Hegel được định hướng đến ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ nói: ông trình bày tốt nhất khi ông giảng chứ không phải trong các sách của ông. Ông cũng đánh giá không chính xác, chẳng hạn, rằng tư duy âm nhạc và âm nhạc không có một nội dung có thể diễn đạt bằng các từ. Dù vậy, ông đánh giá thấp các đặc điểm cảm tính thuần túy của ngôn ngữ và lập luận, chẳng hạn, rằng ta có thể dịch thơ mà không đánh mất gì nhiều.
Nguyễn Văn Sướng dịch