Hữu thể học [Đức: Ontologie; Anh: ontology]
-> > Bản thể học,
Hy vọng [Hy Lạp: elpis; Latinh: spes; Đức: Hoffnung; Anh: hope]
Xem thêm: Niềm tin, Tình yêu,
Hy vọng, cùng với niềm tin và tình yêu tạo nên hệ thống “các đức hạnh thần học” mà Thánh Paul là người đầu tiên khai triển trong Các bức thư Corinthians 13:13 (xem thêm Aquinas, 1952, II, I, 62). Chúng tưong phản với bốn “đức hạnh chủ yếu” (cardinal virtues) gồm sự điều độ (temperance), lẽ công bình (justice), sự khôn ngoan (prudence) và nghị lực (fortitude). Các đức hạnh thần học là mục đích, còn các đức hạnh chủ yếu là phưong tiện để đạt tới mục đích ấy. Hầu như vắng bóng trong triết học cổ điển Hy Lạp, nhưng hy vọng lại xuất hiện nổi bật trong Thánh Kinh Tân Ước như sự mong ước kiểu thuyết mạt thế vào cuộc cứu rỗi trong tưong lai; tầm quan trọng của hy vọng được nhấn mạnh qua sự mô tả của Thánh Paul về Chúa như là “Thiên Chúa của hy vọng” (Romans 15:13)
Khái niệm Hy vọng là trung tâm trong tư tưởng của Kant, tuy vậy, ông chưa hề bàn rõ ràng về nó ở đâu cả. Trong GM, ông giới thiệu một “thiên kiến của lý tính (bias of reason)” như thể chiếc cân cho chúng ta sử dụng để cân lượng các lập luận, khẳng định rằng bàn cân đựng “các hy vọng vào tưong lai” luôn nặng hon bàn cân đựng “sự tư biện”. Điều này giải thích niềm hứng thú Kant dành cho các câu chuyện kể về đời sau (after-life) và về các linh hồn cư trú nổi đó. Các hy vọng của chúng ta vào tưong lai nặng cân hon các phán đoán của chúng ta trong hiện tại. “Thiên kiến này của lý tính” đối với Hy vọng, trong PPLTTT, trở thành một trong ba “mối quan tâm của lý tính”, thể hiện ra trong các câu hỏi: “1. Tôi có thể biết gì? 2. Tôi phải làm gì? 3. Tôi có thể hy vọng gì?” (A 805/B 833). Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của các câu hỏi này bằng cách khẳng quyết rằng “mọi hy vọng đều nhằm hướng tới hạnh phúc” và “hạnh phúc nhắm tới kết quả cuối cùng là sự tồn tại của một cái gì đó (là cái xác định cứu cánh tối hậu khả hữu), bởi “cái gì đó”phải diễn ra (A 806/B 834).
Cấu trúc choáng ngợp của Hy vọng xuất hiện tường minh trong các trước tác chính trị và lịch sử của Kant. Trong NHBVC, ông nhìn nhận nền hòa bình vĩnh cửu không phải là “một ý tưởng rỗng tuếch” nằm trong “gegründete Hoffnung”, hay trong “sự hy vọng có cơ sở vững vàng”, tức điều có thể được đạt tới thực sự. Bản thân sự hy vọng này có thể dùng để hiện thực hóa ý niệm ấy, mang nó từ tương lai về trong hiện tại (NHBVC tr. 386, tr. 130). Hy vọng cũng xuất hiện tường minh trong triết học thực hành, nơi Hy vọng về một đời sống vĩnh cửu sẽ định hình diễn trình hành động trong đời sống hiện tại này. ít rõ ràng hơn, song có tầm quan trọng tương đương, chính là vai trò của Hy vọng trong triết học lý thuyết, như nó xuất hiện trong lý giải của Heidegger về vai trò có tính phóng chiếu và tiền hình dung (proleptic) của sự tưởng tượng nơi tác vụ tổng hợp được mô tả trong tác phẩm Kant và vấn đề Siêu hĩnh học (Kant und das Problem der Metaphysik) (1929). Trong khi bản thân Kant có vẻ đã không nhận thức đầy đủ về các hàm ý triết học trong khái niệm của chính ông về Hy vọng, các hàm ý này đã được các triết gia của thế kỷ XX tường giải và phát triển xa hơn. Ví dụ trong ý niệm của Heidegger về “thời tính xuất thần” (ecstatic temporarily), trong ý niệm của Benjamin về “thời gian Cứu thê” (Messianic time) (xem Benjamin, 1973, tr. 255-66), hay trong cuộc khảo sát rộng rãi của Bloch trong quyển Nguyên Tắc của Hy Vọng (Prinzip Hoffnung) (1959).
Như Huy dịch