Niệm thức (thuyết) [Đức: Schema(tismus); Anh: schema(tism)]
Xem thêm: Tương tự, Cảm tính hóa [Hypotyposis], Phán đoán, Nguyên tắc, Biểu trưng,
Thuyết niệm thức của năng lực phán đoán “niệm thức hóa các khái niệm một cách tiên nghiệm và áp dụng các niệm thức này, mà không có chúng thì sẽ không có phán đoán kinh nghiệm nào có thể có được, vào cho mỗi tổng hợp thường nghiệm” (PPNLPĐ [DN I] §v). Nó là một phưong thức của năng lực phán đoán tìm cách thích nghi các khái niệm dị tính với các điều kiện không gian và thời gian của trực quan. Như vậy, nó là một dạng (species) của loại (genus) hypotyposis (trình bày khái niệm bằng cách cảm tính hóa chúng) hay “việc diễn tả bằng giác quan” (PPNLPĐ §59).
Hypotyposis [sự trình bày/cảm tính hóa] giới thiệu các khái niệm cho các trực quan theo hai cách: trực tiếp bằng các Sổ đồ [các niệm thức] [schema], gián tiếp bằng các biểu trưng. Một sự trình bày trực tiếp bằng niệm thức diễn ra trong những trường hợp nào (tức là, những phán đoán xác định) mà “ở đó trực quan tưong ứng với một khái niệm do giác tính nắm bắt, được mang lại một cách tiên nghiệm” (PPNLPĐ §59). Nó còn được mô tả như một sự trình bày có tính Cổ giới, trong đó năng lực phán đoán vận hành “như một công cụ được giác tính điều hành” (PPNLPĐ [DN I] §V). Các Sổ đồ [niệm thức] của sự trình bày trực tiếp được đối chiếu với các biểu trưng của sự trình bày gián tiếp. Những sự trình bày của cái sau phải nhờ đến sự tương tự hay một sự nhân đôi phán đoán, trong đó trước tiên áp dụng khái niệm cho một đối tượng của trực quan cảm tính, rồi sau đó áp dụng quy tắc [đon thuần] của nó về sự phản tư “cho một đối tượng hoàn toàn khác, mà cái trước chỉ là biểu trưng của nó” (PPNLPĐ §59). Cách sử dụng biểu trưng của năng lực phán đoán được phân biệt với cách sử dụng niệm thức như “có tính nghệ thuật” (PPNLPĐ [DN I] §v), mặc dù trong TBSHH, Kant mô tả cả hai hình thức của phán đoán đều như các thuyết niệm thức: sự trình bày trực tiếp là một “thuyết niệm thức thực hữu (siêu nghiệm)” trong khi sự trình bày gián tiếp là “thuyết niệm thức bằng sự tương tự (có tính biểu trưng)” (TBSHH, tr. 332, 195).
Các niệm thức và thuyết niệm thức đóng một vai trò quan trọng nhưng gây tranh cãi trong kiến trúc học của PPLTTT. Chúng được bàn trong Chương I trong Quyển II “Phân tích pháp các nguyên tắc” của “Học thuyết siêu nghiệm về các yếu tố cơ bản của nhận thức”, ở đó chúng được cho là “một cái thứ ba” (PPLTTT A 138/ B 177) trung giới giữa khái niệm dị tính và trực quan. Chúng đóng một phần tất yếu trong học thuyết về phán đoán bằng cách cho phép các phạm trù được áp dụng vào các hiện tượng. Nhưng để làm vậy, chúng phải đồng tính với cả khái niệm lẫn trực quan, tức vừa có tính trí tuệ vừa cảm tính, tuy vậy lại không có tính chất xác định của cả hai (tức tính tự khởi và tính thụ nhận). Nếu các niệm thức là đặc biệt, thì công việc mà tự bản thân thuyết niệm thức được mô tả như “một tài nghệ ẩn tàng tận trong đáy sâu của tâm hồn con người mà ta rất khó phát hiện bàn tay bí ẩn của tự nhiên và phơi bày ra rõ ràng được” (PPLTTT A 141/B 180) lại càng đặc biệt hơn biết bao. Thuyết niệm thức hoạt động theo hai hướng: nó chuẩn bị cho trực quan để trực quan được khái niệm xác định, nhưng cũng làm cho khái niệm thích ứng để áp dụng vào trực quan. Trong cả hai trường hợp, nó cho phép phán đoán xuất hiện bằng cách cung cấp “các quy tắc cho sự tổng hợp của trí tưởng tượng” (PPTTTT A 141/B 180). Ngoài ra, Kant còn quan tâm phân biệt niệm thức với hình ảnh; không được suy tưởng niệm thức chỉ duy nhất bằng sự tương tự với hình ảnh thị giác, mặc dù có đôi lúc ông phải nhờ đến hình ảnh thị giác.
Các niệm thức của các phạm trù hay của “các khái niệm thuần túy của giác tính” được đề ra căn cứ theo bảng các phạm trù. Niệm thức của các phạm trù về lượng là con số, trong khi các niệm thức của các phạm trù về chất là sự tồn tại trong thời gian (Thực tại), là sự không tồn tại trong thời gian (Phủ định), và vừa đồng thời là lấp đầy và trống rỗng trong thời gian (Hạn định) (PPTTTT A 143/ B 182). Các niệm thức của tương quan là “sự thường tồn của cái thực tồn [das Reale] trong thời gian (Bản thể), là “cái thực tồn một khi được thiết định tùy ý thì luôn luôn có một cái thực tồn khác đi tiếp theo sau” (tính Nhân quả), và là “sự tồn tại đồng thời của những quy định trong một cái này với những quy định trong một cái khác, theo một quy luật chung” (Cộng đồng tư ổng tác) (PPLTTT A 144/B 183). Các niệm thức của tình thái là “sự xác định biểu tượng về một sự vật trong một thời gian bất kỳ nào đó” (Khả năng), là “sự tồn tại (Dasein) [hiện thực] trong một thời gian nhất định [được xác định]” (Hiện thực), và là “sự tồn tại của một đối tượng trong mọi thời gian” (Tất yếu) (PPLTTT A 145/ B 184). Thuyết niệm thức và các niệm thức vì thế có đặc tính vừa “thực hiện” các phạm trù vừa đồng thời hạn định phạm vi của chúng vào các hiện tượng. Chúng đóng một vai trò then chốt trong việc mang “những tư tưởng trống rỗng không có nội dung” và “các trực quan “mù quáng”, không có khái niệm” lại với nhau (PPLTTT A 145/ B 75). Chính nhờ thuyết niệm thức và các niệm thức mà các khái niệm vốn “chỉ đon thuần là các chức năng của giác tính”, được mang lại nghĩa trong tưong quan với cảm năng, tức “cái vừa thực hiện, vừa đồng thời hạn chế giác tính” (PPLTTT A 147/B 187).
Đặc tính của niệm thức được minh họa trong một ngữ cảnh hoàn toàn khác bằng việc bàn về tính hệ thống trong Chưong III “Kiến trúc học của Lý tính thuần túy” của PPLTTT. Ở đó, Kant xem xét niệm thức như một cách thực hiện ý niệm về một tính thống nhất có hệ thống của lý tính. Ông định nghĩa nó như một “nội dung đa tạp và trật tự sắp xếp những bộ phận được xác định một cách tiên nghiệm bởi chính nguyên tắc đề ra mục đích cho hệ thống” (PPLTTT A 833/B 861). Ở đây, niệm thức có đặc trưng là vừa như một cái đa tạp vừa như một trật tự xắp xếp một cái đa tạp, vì thế tham dự cả trên phưong diện nội dung và hình thức vào việc tác tạo một cái tổng thể được nhất thể hóa. Một niệm thức [thực hiện chức năng] nhất thể hóa trên phưong diện thường nghiệm dựa theo “các mục tiêu được quy định một cách bất tất” là có tính cách kỹ thuật, trong khi một niệm thức bắt nguồn từ một Ý niệm của lý tính là có tính kiến trúc học. Cái sau mang lại một nét phác họa có tính dự báo hay monogramma [các chữ lồng] của toàn bộ hệ thống, một suy luận làm sáng tỏ sự mô tả trước đó của Kant về niệm thức như “một chữ lồng của trí tưởng tượng thuần túy tiên nghiệm, nhờ đó và theo đó những hình ảnh mới có thể có được” (PPLTTT A 141/B 181).
Hoàng Phú Phương dịch