Chủ quan (tính) [Đức: subjektiv; Anh: subjective]
Xem thêm: Ý thức, Ảo tưởng, Thực tại, Tự-ý thức,
Ngoài một ngoại lệ quan trọng, tính từ này thường được sử dụng trong sự đối lập với “khách quan”. Nó có nghĩa rằng một tuyên bố hay phán đoán đặc thù không được bảo đảm là khách quan, nhưng lại nảy sinh từ sự cấu tạo riêng có của chủ thể thường nghiệm. Kant sử dụng sự phân biệt này cho thời gian và không gian trong LA; thời gian và không gian không “khách quan và thực tồn” mà đúng hon là “ [các] điều kiện chủ quan tất yếu, bởi chính bản tính của tâm trí con người, để phối kết mọi sự vật cảm tính phù hop với một quy luật cố định” (LA § 14). Trong PPLTTT, theo một cách tưong tự, Kant phân biệt sự thống nhất [nhất thể] “chủ quan” và “khách quan” của Tự-ý thức, cái trước là “một sự quy định của giác quan bên trong, nhờ đó cái đa tạp của trực quan được mang lại một cách thường nghiệm cho một sự nối kết như thê” (PPLTTT B 139) - và giữa “cái Tôi” thường nghiệm và “cái Tôi” siêu nghiệm, một cái hình thành điều kiện thường nghiệm của tư tưởng, cái kia hình thành điều kiện logic của tư tưởng. Tưong tự, trong CSSĐ, Kant phân biệt giữa các mục đích khách quan có giá trị hiệu lực cho mọi hữu thể có lý tính, và các mục đích chủ quan mà “các Cổ sở chủ quan của sự ham muốn là động co” của chúng và là riêng có đối với con người thường nghiệm (tr. 427, tr. 35). Tuy nhiên, trong PPNLPĐ, khi Kant phân biệt giữa tính hợp mục đích khách quan và tính hợp mục đích chủ quan, hay “tính tất yếu khách quan” của một phán đoán nhận thức với “tính tất yếu chủ quan” của phán đoán thẩm mỹ về sở thích, ông xem phán đoán thẩm mỹ chủ quan khác biệt nhưng không tất yếu là thấp kém hon phán đoán khách quan (§ VIII và §22).
Điểm cuối cùng biểu thị một phẩm chất quan trọng gắn với khái niệm về tính khách quan, đối lập với tính chủ quan. Qua tính khách quan, Kant không có ý nói rằng nó hoặc “được rút ra từ các đối tượng” hoặc “được rút ra từ các ý niệm (kiểu Platon)”. Một Cổ sở hay phán đoán khách quan thực tế được rút ra từ chủ thể, nhưng chủ thể được hiểu theo nghĩa siêu nghiệm. Cách hiểu này về tính khách quan hình thành điểm then chốt của triết học phê phán, và sự khó khăn trung tâm của nó là việc “bằng cách nào các điêu kiện chủ quan của tư duy lại phải có giá trị khách quan, tức là mang lại các điều kiện cho khả thể của mọi nhận thức về các đối tượng” (PPLTTT, A 89/ B 122). Kant dứt khoát bác bỏ khả thể của tính khách quan theo bất kỳ nghĩa nào đã nói ở trên; tính khách quan được đặt Cổ sở trong “trật tự và tính hợp quy luật nổi những hiện tượng” “do chính chúng ta đặt vào”. “Các Cổ sở chủ quan” cho sự thống nhất xuyên suốt trật tự và tính hợp quy luật ấy có nguồn gốc từ “các điều kiện chủ quan” của “các quan năng của tâm thức” và có giá trị hiệu lực nhờ vào việc chúng cấu thành “những Cổ sở cho khả thể để, nói chung, nhận thức được một đối tượng ở trong kinh nghiệm”, “đồng thời có giá trị khách quan” (PPLTTT A 125). Do đó, nghiên cứu của Kant về tính khách quan không loại trừ tính chủ quan, nhưng thực tế nó được đặt Cổ sở ở trong tính chủ quan. Bản tính của sự đặt Cổ sở này, được khảo sát trong PPLTTT, lại được đào sâu nhất trong PPNLPĐ, ở đó Kant kiên quyết treo lửng sự đối lập giữa chủ quan và khách quan trong khái niệm về tính cân đối [tỷ lệ].
Trần Thị Ngân Hà dịch