Tuna
Cá ngừ (Canadaư Hoa Kỳ, 1982)
Tranh chấp giữa Hoa Kỳ và Canada trong GATT. Ngày 31/8/1979, Hoa Kỳ cấm nhập khẩu cá ngừ và các sản phẩm từ cá ngừ của Canada sau khi một số thuyền đánh cá của Hoa Kỳ bị chính quyền Canada đuổi bắt vì chư a đượcphép đánh bắt cá trong hải phận mà Canada cho là thuộc lãnh thổ của mình. Phía Hoa Kỳ cho rằng vùng biển này nằm này ngoài phạm vi pháp lý đánh bắt cá ngừ của tất cả các nư ớc. Hoa Kỳ đã hành động theo quy định trong Khoản 205 (Cấm Nhập khẩu) của Đạo luật Quản lý và Bảo tồn Thuỷ sản năm 1976, yêu cầu có hành động pháp lý trong trường hợp vi phạm. Lệnh cấm đượcloại bỏ 1 năm sau khi đạt đượcthoả thuận với Canada, như ng trước khi tranh chấp đượctuyên án. Ngay từ đầu ban hội thẩm không đi sâu vào vấn đề phạm vi pháp lý của khu vực đánh cá. Canada dựa trên lý luận cho rằng hành động cấm nhập khẩu của Hoa Kỳ đã trái với nghĩa vụ của Hoa Kỳ quy định trong Điều I của GATT (Đãi ngộ Tối huệ quốc chung), Điều XI (Loại bỏ chung hạn chế định lư ợng), và Điều XIII (Thực hiện không phân biệt hạn chế định lư ợng). Phía Hoa Kỳ lập luận rằng hành động của họ là hợp lý, phù hợp với Điều XX(g) quy định các trường hợp ngoại lệ không phải thực hiện các nghĩa vụ của GATT do thực hiện các biện pháp có liên quan đến việc bảo tồn nguồn tài nguyên đang cạn kiệt. Lập luận này dựa trên tưvấn của Cơ quan Dịch vụ Hải sản Quốc gia của Hoa Kỳ cho rằng nguồn cá ngừ bị khai thác quá tải và đang cạn kiệt. Hoa Kỳ còn lập luận rằng Hoa Kỳ và Canada có chung mục tiêu bảo tồn nguồn cá ngừ trên thế giới với việc tham gia vào các thoả thuận quốc tế về cá ngừ, và họ cho rằng việc Canada đơn phương đuổi bắt tàu cá ngừ của Hoa Kỳ vô hình chung là cản trở hợp tác quốc tế trong công tác bảo tồn. Phía Hoa Kỳ cho rằng tác động của cấm nhập khẩu đối với Thương mại là rất nhỏ bé. Ban hội thẩm cũng nhận thấy tranh chấp này chỉ là một phần trong mối bất hoà về vấn đề thuỷ sản giữa Hoa Kỳ và Canada, và ban hội thẩm cũng nhận thấy tác động Thương mại của vụ này. Ban hội thẩm cho rằng Hoa Kỳ cấm nhập khẩu cá ngừ của Canada là phù hợp với quy định về cấm nhập khẩu theo Điều 1 GATT, như ng không thoả mãn quy định của Điều XX(g) vì biện pháp mà Hoa Kỳ tiến hành với mục đích bảo tồn lại không đi kèm với hạn chế sản xuất và tiêu dùng trong nư ớc. Xem thêm herring and salmon, tuna (European Economic Community ưUnited States, 1994), tuna (Mexico ưUnited States, 1991) và general exceptions. XI
Tuna
Cá ngừ (Cộng đồng Kinh tế Châu Âu ưHoa Kỳ, 1994)
Tranh chấp do Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC) khởi kiện năm 1992, và Hàư lan thay mặt cho Quần đảo Antilles thuộc Hàư lan kiện Hoa Kỳ. Nội dung của vụ kiện liên quan đến Hoa Kỳ hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng cá ngừ. Trong bản tóm tắt này khi EEC đượcdẫn chiếu cũng sẽ đượchiểu là Hàư lan thay mặt cho Quần đảo Antilles thuộc Hàư lan để hành động. Ngư ời ta thường dùng lư ới kéo khổ lớn nhằm bắt cả đàn cá ngừ vì mục đích Thương mại. ở vùng phía đông Thái bình dương nhiệt đới, cá ngừ thường đi kèm với những đàn cá heo. Chính việc sử dụng lư ới kéo khổ lớn đã vô tình giết chết cá heo. Các nước thành viên Uỷ ban Cá ngừ Nhiệt đới Châu Mỹ đã đạt đượcthoả thuận hạn chế số cá heo bị giết xuống còn thấp hơn 5000 con vào năm 1999. Đạo luật Bảo vệ Động vật biển có vú của Hoa Kỳ năm 1972 đã cấm các tất cả các hình thức lạm dụng, săn, bắt hoặc giết các loại động vật có vú cho dù là vô tình hay cố ý. Hoa Kỳ cũng cấm nhập khẩu tất cả các loại sản phẩm từ động vật biển có vú và các sản phẩm cá có liên qua đến săn, bắt động vật biển có vú. Lệnh cấm này đượccoi là " lệnh cấm vận nước chính" . Mục đích của lệnh cấm nhằm bảo tồn các loại động vật biển có vú đang có nguy cơ bị diệt vong. Đạo luật Bảo vệ Động vật biển có vú của Hoa Kỳ quy định tiêu chuẩn giết và làm bị Thương động vật biển có vú và không ai đượcvư ợt quá tiêu chuẩn này. Nước ngoài có quyền tự chứng minh là họ tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn, và họ chỉ có thể xuất khẩu sang Hoa Kỳ nếu nhưhọ thực hiện đầy đủ các yêu cầu. Các nước tiến hành đánh bắt động vật biển có vú có thể đề nghị Hoa Kỳ ký kết các hiệp định chính thức và đưa ra các cam kết cụ thể. Nước nhập khẩu cá ngừ vây vàng để chế biến, sau đó xuất khẩu sang Hoa Kỳ cũng phải chứng minh rằng họ không nhập khẩu loại cá ngừ bị cấm ở Hoa Kỳ. Nước này đượcgọi là " nước trung gian" theo Đạo luật Bảo vệ Động vật biển có vú của Hoa Kỳ. EEC yêu cầu ban hội thẩm coi lệnh cấm nhập khẩu của Hoa Kỳ (cả " lệnh cấm vận nước trung gian" và " lệnh cấm vận nước chính" ) là trái với Điều XI, GATT (Điều khoản Loại bỏ chung Hạn chế định lư ợng), không thể đượccoi là điều chỉnh tại biên giới theo Điều III (Đãi ngộ quốc gia), và không thuộc phạm vi bất kỳ ngoại lệ nào theo Điều XX (Ngoại lệ chung). Ban hội thẩm kết luận không áp dụng Điều III trong vụ này, như ng họ cho rằng lệnh cấm vận của Hoa Kỳ là " lệnh cấm và hạn chế" trong Điều XI vì họ cấm nhập khẩu cá ngừ và các sản phẩm cá ngừ khi nước xuất khẩu không thoả mãn một số điều kiện nhất định. Về Điều XX(g), ban hội thẩm kết luận những biện pháp có mục đích ép buộc các nước khác phải thay đổi chính sách của mình, về cơ bản không đượccoi là biện pháp thực hiện bảo tồn nguồn tài nguyên đang bị cạn kiệt. Các biện pháp này cũng không có tác dụng hạn chế sản xuất và tiêu dùng trong nước theo nhưĐiều XX(g) yêu cầu. Về vấn đề liệu các biện pháp của Hoa Kỳ có phải là cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của cá heo hay không, ban hội thẩm cho rằng nếu các biện pháp này chỉ phát huy tác dụng khi các nước khác thay đổi chính sách của họ, thì không thể đượccoi là " cần thiết" đư ợc. Chính vì vậy các biện pháp này không đáp ứng các yêu cầu cốt lõi của Điều khoản. Ban hội thẩm cũng đưa ra kết luận cho rằng vì họ đã nhận thấy các biện pháp áp dụng theo cấm vận các nước chính không phù hợp với Điều XI, nên các biện pháp này không thể làm cơ sở để biện minh cho cấm vận nước trung gian theo Điều XX(d). Trong kết luận cuối cùng của mình, ban hội thẩm lư u ý là mục tiêu môi trường của Hoa Kỳ bảo vệ và bảo tồn cá heo không phải là nội dung của tranh chấp này. Hơn thế nữa họ còn ghi nhận rằng cấm vận Thương mại mà Hoa Kỳ đưa ra chỉ nhằm mục đích thay đổi chính sách Thương mại của các nước khác. Vì thế ban hội thẩm phải đưa ra giải pháp xem liệu có phải các bên tham gia GATT đã dành cho nhau quyền đượcấn định cấm vận Thương mại vì mục đích này. Ban hội thẩm cũng cho rằng Điều XX không thể hiểu theo cách đó. Xem thêm extraterritoriality, general exceptions, herring and salmon, tuna (Canadaư United States, 1982) và tuna (Mexicoư United States, 1991).
Tuna
Cá ngừ (Mexicoư Hoa Kỳ, 1991)
Tranh chấp giữa Mexico và Hoa Kỳ trong GATT. Tranh chấp bắt nguồn từ Đạo luật Bảo vệ Động vật biển có vú của Hoa Kỳ, 1972 cấm tất cả các hình thức lạm dụng, săn, bắt, giết hay âm mư u làm những việc này đối với động vật biển có vú và cấm nhập khẩu động vật biển có vú trừ trường hợp đượcnhà chức trách cho phép. Trong một số trường hợp cụ thể, lệnh cấm này còn đượcáp dụng đối với các sản phẩm thuỷ sản khác. Mục đích của Đạo luật là giảm đáng kể thậm chí không còn tình trạng vô tình giết hay gây Thương tật nghiêm trọng cho các loại động vật biển có vú trong mùa săn bắt thủy sản vì mục đích Thương mại. Mục tiêu chính của Đạo luật là nhằm vào thực trạng dùng lư ới kéo bắt cá ngừ, đây là một kỹ thuật bắt cá ngừ vây vàng. Đồng thời kỹ thuật này cũng bắt luôn cả cá heo vì cá heo vì cá heo và cá ngừ thường ở cùng một vùng nư ớc, nhất là ở vùng Đông Thái bình dương nhiệt đới. Đạo luật cũng đưa ra một loạt hạn chế việc đánh bắt cá ngừ và các thủ tục mà nước khác phải thực hiện để đáp ứng yêu cầu của Đạo luật. Ngày 10/10/1990, Hoa Kỳ ban hành lệnh cấm vận đối với cá ngừ của Mexico để trả đũa việc Mexico săn bắt động vật biển có vú. Hoa Kỳ khẳng định lại lệnh cấm này vào ngày 31/4/1991 và kèm theo lệnh cấm cả cá ngừ của Venezuela và Vanuatu. Đạo luật này quy định lệnh cấm cũng có hiệu lực với các nước trung gian, vì vậy yêu cầu các nước phải xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ. Lệnh cấm nhập khẩu từ các nước vi phạm sẽ đượcthực hiện thông qua tiêu chuẩn nhãn hiệu hàng hoá đối với cá ngừ xuất khẩu sang hoặc chào hàng để bán sang Hoa Kỳ. Mexico đã đưa ra ba lời buộc tội. Thứ nhất, quy định cấm vận trong Đạo luật trái với Điều XI của GATT (Loại bỏ chung Hạn chế định lư ợng), và việc áp dụng Đạo luật với từng khu vực địa lý riêng biệt là vi phạm Điều XIII (áp dụng không phân biệt đối xử các hạn chế định lư ợng). Thứ hai, điều kiện so sánh giữa quy định cá ngừ vây vàng tại Hoa Kỳ và các nước khác vi phạm Điều III (Đãi ngộ quốc gia), đặc biệt là nó liên quan đến " tất cả các luật quy định hoặc yêu cầu" ảnh hư ởng tới sản phẩm chứ không phải nhà sản xuất. Thứ ba, khả năng cấm nhập khẩu mọi ngưsản từ Mexico cũng vi phạm Điều XI. Hoa Kỳ bác bỏ tất cả các khiếu nại này. Nhưtrong một trường hợp tương tự do Canada khởi xư ớng năm 1982, Hoa Kỳ chủ yếu dựa vào Điều XX (Loại trừ chung) của GATT cho phép một thành viên GATT bỏ qua các điều khoản GATT khác trong một số trường hợp đượcquy định chặt chẽ. Do đó, Hoa Kỳ cho rằng nếu có bất kỳ nghi ngờ nào về việc các biện pháp của Hoa Kỳ có phù hợp với GATT hay không, Điều XX sẽ đảm bảo rằng các biện pháp đó vẫn phù hợp với cam kết của họ trong GATT. Các biện pháp đó là cần thiết để bảo vệ đời sống hoặc sức khoẻ cá heo và do đó đượcchấp nhận theo Điều XX(b). Trong bất kỳ trường hợp nào, một chính phủ cũng có thể cấm nhập khẩu một sản phẩm để bảo vệ đời sống hoặc sức khoẻ của con ngư ời, thực vật hoặc động vật. Hoa Kỳ cũng viện Điều XX(g) đề cập biện pháp " liên quan đến bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên có thể cạn kiệt nếu các biện pháp đó đượcthực hiện cùng với các hạn chế về sản xuất hoặc tiêu thụ trong nư ớc" . Số Lượng cá heo không thể duy trì nếu tỷ lệ tử vong của chúng còn quá cao. Hoa Kỳ cũng hạn chế toàn diện đánh bắt trong nước để bảo tồn cá heo và biện pháp này nghiêm khắc hơn những biện pháp áp dụng cho việc đánh bắt của tàu nước ngoài. Ngoài ra, các biện pháp của Hoa Kỳ không phải mang tính võ đoán hoặc phân biệt đối xử vô căn cứ giữa các nước vì Luật áp dụng cho tất cả các nước khai thác cá ngừ vây vàng ở vùng Đông Thái bình dương nhiệt đới bằng lư ới kéo. Chúng không áp dụng cho các khu biển khác vì không có bằng chứng có mối đe doạ tương tự với cá heo từ việc khai thác cá ngừ. Ban hội thẩm thấy rằng lệnh cấm nhập khẩu trực tiếp một số cá ngừ vây vàng và sản phẩm cá ngừ vây vàng không phù hợp với yêu cầu của Điều XI 1 của GATT. Đối với luật về khả năng gia hạn lệnh cấm nhập khẩu toàn bộ các ngưsản từ Mexico, ban hội thẩm nhắc lại quyết định ở Siêu quỹ là việc lập pháp cho hành pháp quyền hành động không phù hợp với GATT nếu vốn bản thân vẫn phù hợp với GATT. Ban hội thẩm bác bỏ việc áp dụng đặc quyền Điều XX(b) theo tinh thần dự thảo trước đây, theo đó luật này chỉ áp dụng cho nước nhập khẩu. Ban này không chấp nhận Điều XX(g) có thể áp dụng một cách đặc quyền vì điều đó sẽ làm cho một bên có thể áp đặt chính sách bảo tồn của mình cho một nước khác. Ban hội thẩm cũng chỉ ra rằng các điều kiện không rõ ràng từ việc áp dụng Luật không có nghĩa là nhằm chủ yếu vào mục tiêu bảo tồn. Ban hội thẩm áp dụng cách lý giải tương tự đối với lệnh cấm nhập khẩu từ các nước trung gian và việc đó không phù hợp với Điều XX(d) cho phép thi hành các biện pháp cần thiết để đảm bảo tương đồng với luật lệ phù hợp với GATT. Trong lời kết luận, Ban hội thẩm lư u ý rằng các điều khoản của GATT đặt ra một số hạn chế về năng lực của một thành viên thực hiện các chính sách môi trường trong nư ớc. Mặt khác, một thành viên không thể hạn chế nhập khẩu một sản phẩm chỉ vì sản phẩm đó xuất xứ từ một nước có chính sách môi trường khác với mình. Xem thêm herring and salmon, tuna (Canadaư United States, 1982), tuna (European Economic Communityư United States, 1994), general exceptions và trade and environment.