Persuader,Persuasion
[VI] THUYẾT PHỤC
[FR] Persuader, Persuasion
[EN]
[VI] Tính thuyết phục của một thông tin là có hiệu quả làm thay đổi nhận thức, thái độ và cuối cùng là hành vi của đối tượng, tức phát tin, liên quan đến các yếu tố: - Được sự tín nhiệm hoặc do năng lực (như là chuyên gia, có bằng cấp cao) hoặc do đạo đức; - Có tính hấp dẫn, như một cô hoa hậu quảng cáo cho một mác xà phòng thơm; - Có uy quyền, như ở cấp lãnh đạo, có khả năng thưởng phạt. Không nhất thiết khách quan mà nói rằng có những đức tính trên chủ yếu là do người tiếp nhận tin như vậy. Về nội dung của thông tin, cần làm sao cho đáp ứng một số yêu cầu của đối tượng: - Thuận lợi, giúp cho thích nghi với hoàn cảnh vật chất (như bảo xe đạp mác này đi nhẹ, ít hỏng), hoặc với hoàn cảnh xã hội, (mặc áo quần cho đúng mốt); về hiểu biết hòa nhập với những tri thức, như ăn khớp với quan điểm chính trị; - Giúp cho biểu lộ cá tính nhân cách riêng, như bảo có hút “555” một cậu thiếu niên mối có vẻ người lớn. - Giúp giảm nhẹ lo hãi, bảo vệ cái Tôi (Ngã), như phụ nữ thường lo về sắc đẹp, sức hấp dẫn của mình, nhiều người lo chết, lo làm ăn thua lỗ, lo tai nạn bệnh tật, thất thế… Nghệ thuật quảng cáo và tuyên truyền thường vận dụng những khái niệm kể trên. Nói chung khuấy động những cảm xúc mãnh liệt có hiệu quả tức thì hơn là cung cấp kiến thức, luận điểm, nhưng tác động được về nhận thức lý luận lại có ảnh hưởng lâu dài hơn, nhất là khi đụng đến những vấn đề quan trọng và thiết thân cho đối tượng, và đối với người có học. Trong xã hội thô sơ, cách thuyết phục để bảo vệ trật tự là hình phạt; xã hội văn minh hơn thiên về tuyên truyền quảng cáo. Với phương tiện thông tin đại chúng (média) tinh xảo và rộng lớn, có thể tác động rộng rãi và thường xuyên. Trong nhiều trường hợp cho thấy không dễ gì thuyết phục ai về những vấn đề quan trọng; những thủ thuật dùng trong quảng cáo (publicité) hay marketing không có tính khoa học nhiều người thường tưởng và không thể vận dụng một cách máy móc. Mỗi con người đều có ít nhiều độc lập suy nghĩ, tự do hành động và nói như Khổng Tử: “Đột nhập ba quân bắt tướng soái là dễ, bắt được ý chí ý nghĩ của con người là không thể”.