Nhà nước [Đức: Staat; Anh: State]
(Der) Staat được hình thành từ chữ La-tinh status (“vị thế, điều kiện”, V.V., từ động từ stare, nghĩa là “đứng”) ở thế kỷ XV. Thoạt đầu, nó có nghĩa là “thế đứng, vị thế; điều kiện; lối sống; phẩm giá”). Ở thế kỷ XVII, nó phát triển được nét nghĩa chủ đạo của ngày nay là “nhà nước” (chính trị) dưới ảnh hưởng của chữ état (cũng phái sinh từ status) trong tiếng Pháp. Nó vẫn còn giữ một nét nghĩa cổ xưa hon là “vẻ phù hoa, sự lộng lẫy, chi tiêu tốn kém, đặc biệt là của một ông hoàng nổi cung đình”, nhưng giờ đây nó đã mất đi hết những nét nghĩa khác này Vì thế, chữ “state” [trong tiếng Anh], theo nghĩa “tình trạng/trạng thái/điều kiện” không phải là Staat, mà là Zustand [trong tiếng Đức], nhất là trong Naturzustand, “trạng thái tự nhiên”, còn chữ “state” theo nghĩa “giai cấp, tầng lớp” là Stand hay Rang [trong tiếng Đức]. (Stand và Zustand đều có gốc từ động từ stehen, “đứng”).
Nhưng ngay cả trong nghĩa chính trị, Staat, giống với chữ “state” [trong tiếng Anh], có nhiều nghĩa. Một nhà nước thường bao hàm ba yếu tố: (1) một DÂN TỘC (Volk) ít nhiều thuần nhất về văn hóa và ngôn ngữ; (2) một lãnh thổ ít nhiều được thống nhất (nhưng không nhất thiết là thuần nhất) về mặt địa lý; (3) một tổ chức chính trị, với một quyền lực trung ưong thực thi quyền lực trên khắp lãnh thổ. Staat có thể quy chiếu đến một trong ba yếu tố ấy, hay cùng lúc quy chiếu đến cả ba yếu tố này. Vì thế, nếu cái gì đó nằm trong lợi ích của Staat, thì nó cũng nằm trong lợi ích của quốc gia, tức là, của cùng một lúc các yếu tố (1), (2) và (3), như một dân tộc chiếm cứ một lãnh thổ nhất định được tổ chức về mặt chính trị. Nếu điều gì đó xảy ra trong Staat Đức, tức là nó xảy ra trong lãnh thổ. Ai làm việc cho Staat tức là người đó làm việc cho chính quyền hay làm việc ở ngành nào đó của Staat theo nghĩa (3). Nếu một quyết định được thực hiện von Staats wegen [vì nhà nước], nó được thực hiện ở cấp độ chính quyền, tức là ở những tầm cao hon của nghĩa (3).
Nghĩa (3) làm nảy sinh thêm những hàm hồ. Thứ nhất, quyền lực được thực thi bởi Cổ quan quyền lực trung ưong có thể thay đổi theo mức độ: nó bị chế ước một cách tưong đối trong nhà nước liên bang (Bundesstaat) lẫn trong các bang. (Lãnh thổ của một nhà nước cũng có thể không được xác định rõ ràng). Thứ hai, nghĩa (3) thường bao quát đủ loại định chế, thường là được tổ chức theo thứ bậc, và Staat [“nhà nước”] có thể bao gồm nhiều hon hay ít hon các loại định chế. Chẳng hạn, nó có thể loại trừ hay bao gồm lực lượng cảnh sát, các trường đại học, v.v. (Với tư cách là giáo sư Đại học Berlin, Hegel là một viên chức của nhà nước Phổ). Staat thường bao gồm chính quyền (Regierung) như một định chế, nhưng nó có thể đối lập với một chính quyền cụ thể: ví dụ, lợi ích của Staat không nhất thiết là lợi ích của chính quyền. Sức mạnh của một Staat thường phụ thuộc vào những gì tưong phản với nó, chẳng hạn như với cá nhân, Giáo hội, kinh tế, v.v.
Hegel dùng chữ Staat theo hai nghĩa: (I) Nhà nước này đối lập với những nhà nước khác, nghĩa này bao quát cả ba nghĩa: (1), (2) và (3). Ông sử dụng chữ Staat, chẳng hạn, cho chữ polis của Hy Lạp, mà theo ông, định chế này không được phân thù và dị biệt hóa một cách nội tại như nhà nước hiện đại. (Polis nghĩa là (i) thành phố, tưong phản với nông thôn và làng mạc; (ii) thành quốc, gồm cả các vùng quê và các làng mạc xung quanh [thành phố]. Chỉ có (ii) là Staat; còn (i) là Stadt). (II) Nhà nước, tưong phản với các phưong diện khác của xã hội, nhất là với GIA ĐÌNH và XÃ HỘI DÂN sự. Cả hai nghĩa này có liên quan nhau, ở chỗ cái gì đó là Staat theo nghĩa (I) nếu, và chỉ nếu, nó có Staat theo nghĩa (II) hay, như trong trường hợp chữ polis, cái gì đó gần gần với nó.
Một số đặc điểm trọng tâm của Staat theo nghĩa (II) phụ thuộc vào những cái tưong phản với nó:
(1) PHÁP QUYỂN trừu tượng: Nhà nước bảo vệ các quyền của NHÂN THÂN, nhưng đây không phải là mục đích duy nhất hay mục đích chính như giả định của Locke.
(2) Luân lý: Nhà nước và các hành động của nó nhất thiết không được ấn định bởi những tiêu chuẩn của LUÂN LÝ cá nhân.
(3) Gia đình: Nhà nước, tưong phản với xã hội dân sự, có sự thống nhất có thể sánh với sự thống nhất của gia đình. Nhưng khác với gia đình, nó không dựa trên Cổ sở của tình yêu hay xúc CẢM: “Trong nhà nước, tình yêu không còn nữa: ở đó, con người có ý thức về sự thống nhất như là [sự thống nhất của] LUẬT; nghĩa là, trong nhà nước, nội dung phải là thuần lý và tôi phải biết nó (THPQ, §158A.). Như vậy, nhà nước, [như là cái] tưong phản với gia đình và xã hội dân sự, gắn liền với Tự-Ý THỨC. Nhà nước được giữ vững không phải nhờ sức MẠNH, mà bằng “cảm thức về trật tự” của chúng ta, tức là chủ nghĩa yêu nước đích thực (THPQ, §268 và A.).
(4) Xã hội dân sự: Nhà nước không dựa vào khế ước như những hoạt động giao dịch thưong mại của xã hội dân sự. Nhà nước không được hình thành bởi một khế ước nguyên thủy; và không như Fichte giả định, nó không phải là một định chế tự nguyện mà nếu muốn thì ta có thể rời bỏ; nó cũng không phải được ấn định căn cứ vào việc thực hiện cái được coi là khế ước giữa nó với người công dân (THPQ, §§75, 258). Con người trong trạng thái tự nhiên không có các quyền hay pháp quyền. Nhưng dù họ có là gì (hay ắt là gì) đi nữa, như trong trạng thái tự nhiên, thì điều đó chẳng liên quan gì đến BẢN TÍNH hay BẢN CHẤT của con người: bản chất của một thực thể cốt ở trong tình trạng đã được phát triển hoàn toàn của nó, chứ không phải ở những sự khởi đầu. Nhà nước không phải chủ yếu là một công cụ để thỏa mãn những nhu cầu hay ước muốn trước đây của ta; mà nó làm cho ta trở thành con người trọn vẹn. “Mục đích hợp lý tính của con người là sống trong nhà nước” (THPQ, §75A). Nhà nước được cần đến một phần là để đưa các cá nhân trở lại sự hợp nhất, thoát khỏi sự phân tán thành những lợi ích riêng tư được thúc đẩy bởi xã hội dân sự. Giống như Tocqueville, Hegel coi chủ nghĩa cá nhân tư lợi là một mối nguy hiểm thường trực cho cộng đồng sau sự sụp đổ của trật tự cũ, trước cách mạng, và cho rằng cả chế độ chuyên chế lẫn việc quay trở lại chế độ cũ đều không thể giải quyết được nguy Cổ này, mà chỉ có Cổ cấu chính trị hợp lý tính mà cá nhân có thể đồng nhất mình với nó, và là Cổ cấu cho phép chủ nghĩa cá nhân của xã hội dân sự có được chút tự do hoạt động, mới có thể làm được.
Ở THPQ §§257-360 và BKT III §§53552, Hegel xem xét nhà nước dưới ba đề mục sau: (1) Luật hiến pháp (inneres Staatsrecht); (2) Công pháp quốc tế (äusseres Staatsrecht); và (3) LỊCH sử thế giới:
1. Hiến pháp (Verfassung) của một nhà nước hợp lý tính bao hàm ba yếu tố QUYỂN Lực (Gewalten):
(a) Yếu tố CÁ BIỆT/đon nhất là quốc vưong. Ngôi vị theo chế độ cha truyền con nối, nhằm để tránh sự thất thường và tránh yếu tố khế ước được hàm ngụ trong bầu bán. Quốc vưong là tiếng nói quyết định cuối cùng trong việc bổ nhiệm các nhà hành pháp và trong các hành động của nhà nước như tuyên bố chiến tranh, nhưng những quyết định của
ông thì lại do ý kiến đóng góp của các chuyên gia hướng dẫn. Ông không phải là ông vua chuyên chế, mà là một vị quốc vương lập hiến: “phương diện khách quan chỉ là công việc của luật pháp, còn vị quốc vương chỉ đơn thuần là bổ sung vào đó cái “Ta muốn” chủ quan của mình mà thôi”. {THPQ, §280A).
(b) Quyền hành pháp hay quyền của chính phủ {Regierungsgewalt) là ĐẶC THÙ theo nghĩa là nó thâu gồm cái đặc thù vào dưới cái phổ biến (THPQ, §287), tức là làm cho các luật và các quyết định của quốc vương có hiệu lực. Nó bao gồm những người đứng đầu hệ thống dịch vụ dân sự, hệ thống tòa án, cảnh sát, v.v. Những vị trí luôn dành chỗ cho bất cứ ai có tài năng.
(c) Yếu tố PHỔ BIẾN là QUYỂN Lực LẬP PHÁP {gesetzgebende Gewalt) {THPQ, §§298-320; BKTIII, §544). Người dân xét như là toàn bộ (nhưng không phải là những người nông dân và những người công nhân) được đại diện trong ngành này của nhà nước, không phải như là những cá nhân riêng tư mà như là những thành viên của các “tầng lớp” {Stände). Các tầng lớp là các nhóm nghề nghiệp, hơn là các giai cấp xã hội hay kinh tế. Cũng giống như Dürkheim, Hegel coi chúng là những định chế trung giới giữa những cá nhân “nguyên tử” và chính quyền, và chuẩn bị cho con người để sống trong nhà nước. Theo ông, có ba tầng lớp: (i) tầng lớp sở hữu ruộng đất theo thừa kế, là những người ngồi ở thượng nghị viện với tư cách là những cá nhân, và (ii) tầng lớp doanh nghiệp và (iii) tầng lớp “phổ biến” của viên chức (công bộc) (gồm cả các nhà giáo, V.V.), là những người thông qua “những hiệp hội” bầu ra những người đại diện của họ vào hạ nghị viện. (Chữ “các nghị viện” cũng còn được gọi là Stände).
2. Một nhà nước chỉ là một nhà nước nếu nó tương phản và có quan hệ với những nhà nước khác. Các nhà nước cần phải có sự CÔNG NHẬN của các nhà nước khác, giống như các NHÂN THÂN cần phải có sự công nhận của các nhân thân khác {THPQ, §331). Ở đây, Staat được sử dụng chủ yếu theo nghĩa (I) nói trên. Nhưng nghĩa (II) cũng được sử dụng, vì trong những mối quan hệ của nó với những các nhà nước khác, nhà nước phải, với tính cách là một individuelles Subjekt [chủ thể cá vị], được đại diện bởi vị quốc vương, do đó là người chỉ huy các lực lượng vũ trang, xử lý các quan hệ đối ngoại thông qua các sứ thần, quyết định về CHIẾN TRANH và HÒA BÌNH, cũng như ký kết các hiệp ước (THPQ, §329). Quyền hạn giữa các nhà nước mang hình thức các hiệp ước và công pháp quốc tế (Völkerrecht, ius gentium), dựa vào tập tục chứ không phải vào cơ quan quyền lực trung ương nào đó và có mục đích giảm thiểu hành vi chiến tranh và tạo khả năng khôi phục nền hòa bình.
3. Bất cứ nhà nước nào rốt cuộc cũng đều bị quét sạch bởi lịch sử thế giới, tức tòa án-thế giới (Weltgericht, cũng có nghĩa là “sự phán quyết cuối cùng (của thế giới)”) (THPQ, §340; BKTIII, §548).
Hegel đề cao nhà nước, và được người ta đồn là đã nói rằng nhà nước là “hành trình của Thượng Đế ở trong thế giới” (THPQ, §258A.). Ta có thể đọc câu nói này trong ánh sáng của những suy xét như sau:
(a) Ông nói thêm rằng “nhà nước không phải là một công trình NGHỆ THUẬT; nó hiện hữu trong thế giới, và, vì thế, ở trong lĩnh vực của sự tùy tiện, ngẫu nhiên và sai lầm” (THPQ, §258A.).
(b) Nói rằng nhà nước là hành trình của THƯỢNG ĐỂ ở trong thế giới không có nghĩa nhà nước là Thượng Đế, theo nghĩa nhà nước là đỉnh cao của sự hoàn thiện hay nhà nước nào cũng tồn tại vĩnh viễn. TINH THẨN TUYỆT ĐỐI, đối với Hegel, cao hơn tinh thần khách quan, bao gồm cả nhà nước, và các nhà nước cá biệt không cản được bước đi của lịch sử.
(c) Hegel bác bỏ sự đối lập gay gắt giữa nhà nước và cá nhân. Mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân được TRUNG GIỚI bởi nhiều định chế đa dạng, như gia đình chẳng hạn. Không một định chế nào để cho cá nhân được bình yên vô sự cả. Chúng rèn luyện anh/chị ta thành một cá thể thuộc một loại hình nhất định. Nhà nước biến anh/chị ta thành một công dân (một citoyen chứ không chỉ là một Bürger), là người suy nghĩ và hành động vì nhà nước. Cá nhân hiện đại vì thế là một con người đa tầng, được định hình bởi những định chế mà anh/chị ta là thành viên. Theo Hegel, việc nhấn mạnh rằng giá trị tiên khởi là sự Tự DO hành động của cá nhân theo ý muốn, là đánh giá quá cao tầng thấp của cá nhân, tức là tầng gắn với pháp quyền trừu tượng hay với xã hội dân sự. (Hegel không coi nhà nước là mối đe dọa chính đối với tự do ngay cả khi nó thuộc loại hình này).
(d) Hegel chịu ảnh hưởng quan niệm hữu cơ về nhà nước của Plato và Aristoteles, và không thể quan niệm được một đời sống con người trọn vẹn mà ở bên ngoài nhà nước, hay thậm chí ở bên ngoài một nhà nước đặc thù nơi con người đã sinh ra. (Ông thường quy chiếu tới các học thuyết chính trị của Plato hơn là của Aristoteles, vì ông tin, một cách không đúng, rằng Plato đã mô tả polis hiện thực của người Hy Lạp chứ không phải là một LÝ TƯỞNG. Nhưng quan niệm của riêng ông lại gần với Aristoteles hơn). Ông cho phép sự tự do CHỦ QUAN mở rộng phạm vi hơn so với những gì mà polis đã làm theo cách hiểu của ông về polis. Ông cho rằng nhà nước hợp lý tính hiện đại phải bao gồm tất cả những giá trị quan trọng được hiện thân ở các nhà nước trong quá khứ, và vì thế không còn “phiến diện” như trước đây.
Đinh Hồng Phúc dịch