Quy định (sự) và Quy định (tính) [Đức: Bestimmung und Bestimmtheit; Anh: determination and determinateness]
Động từ tiếng Đức bestimmen nguyên có nghĩa là “gọi tên, chỉ ra, dùng tiếng nói (Stimme) để xác định”, nên cũng có nghĩa là “cố định, sắp xếp”. Chữ này còn có nhiều nghĩa thông thường: cố định, ổn định, chỉ định, ấn định (chẳng hạn, ấn định một giá), gây ra (“thời tiết khiến tôi phải ở trong nhà”), quyết định (“khônggian có sẵn sẽ quyết định số lượng khách”), ra lệnh (của một quyền lực hoặc luật), định nghĩa (một khái niệm), ý định, dự định (chẳng hạn, dự định nhân sự cho một phòng ban). Trong Lô-gíc học thế kỷ XVIII, nó còn có nghĩa là “xác định” theo nghĩa phân định, phân giới hay xác định một khái niệm bằng cách mang lại cho nó những đặc điểm phân biệt nó với những khái niệm khác. Trong HTKH của Fichte, cái Tôi thiết định chính mình như được quy định hay bị tác động (bestimmt) bởi cái Không-Tôi, và cái Không-Tôi như được xác định bởi cái Tôi. Học thuyết Khoa học (Wissenschaftslehre) về phần lý thuyết của Fichte đặt cơ sở trên sự thiết định thứ nhất trong hai sự thiết định ấy; còn Học thuyết Khoa học thực hành thì đặt cơ sở trên sự thiết định thứ hai.
Quá khứ phân từ, bestimmt, còn được sử dụng như một tính từ hoặc trạngtừ, “(một cách) nhất định, (một cách) xác định, (một cách) riêngbiệt”, nhưng cũng có một dãy nghĩa gần tương ứng với những nghĩa của động từ. Điều này tạo ra danh từ Bestimmtheit, “tính nhất định, tính quy định, tính xác định”, tức cái phân biệt một sự vật, một khái niệm với sự vật, khái niệm khác. Dù vậy, nó quy chiếu một cách nước đôi đến cái gì đó xác định (chẳng hạn, (khái niệm về) một động vật có xương sống là xác định so với (khái niệm về) con vật nói chung) hoặc đến đặc điểm mà nhờ đó nó được xác định (chẳng hạn, việc có xương sống).
Danh từ Bestimmung (trong thế kỷ XVII) biểu thị cả tiến trình xác định cái gì đó (với mọi nghĩa của bestimmen) lẫn kết quả của tiến trình ấy. (Theo nghĩa sau thì Bestimmung thường khó phân biệt với Bestimmheit theo nghĩa là một “đặc điểm xác định”). Nhưng Bestimmung còn có sự hàm hồ khác nữa, và có hai nghĩa rộng:
1. “Sự quy định”, theo các nghĩa như (a) “sự phân định [ranh giới], ĐỊNH NGHĨA”; (b) làm cho một khái niệm hay sự vật trở nên xác định hơn bằng cách thêm vào cho nó những đặc điểm, hoặc bằng (những) đặc điểm đã được thêm vào như thế; (c) tìm ra vị trí của cái gì đó; (d) (ở dạng số nhiều) những điều khoản hay quy định pháp lý. Việc thêm selbst (“tự, mình”) mang lại Selbstbestimmung, “sự tự-quy định”, tức sự PHÁT TRIỂN tự trị hay tự vận hành của cái gì đó, chẳng hạn Ý CHÍ, tương phản với sự quy định của nó bởi các lực bên ngoài. (Bestimmung, giống như những nghĩa khác của bestimmen, không bao giờ có nghĩa là “kiên quyết” hay “sự cố định của mục đích”).
2. “Đích đến, vận mệnh, sứ mệnh, thiên chức”. Có một Bestimmung đối với một chức vụ cao, có nghĩa là một người phải không những đang trên đường nhắm đến một chức vụ cao, mà còn được trù định sẵn cho nó, sao cho việc đạt được mục đích sẽ thể hiện BẢN TÍNH đúng thật của người ấy. “Bestimmung của con người” vì thế là MỤC ĐÍCH tối hậu hay vận mệnh (Anh: destiny) của con người nói chung, tức cái mang lại ý nghĩa cho sự hiện hữu của mình. Nhiều tác phẩm của thời kỳ này có tiêu đề này, nổi bật nhất là cuốn SMCN của Fichte. Thế nên, Bestimmung có những sắc thái tôn giáo.
Hegel sử dụng động từ bestimmen [quy định] xuyên suốt những tác phẩm của ông, và trong vô số ngữ cảnh và ý nghĩa. Trong KHLG, “Bestimmheit [tính quy định] (CHẤT)” là tiêu đề của phần “Học thuyết về Tồn tại”; ở đây Bestimmheit là một thuật ngữ chung chỉ “tính quy định về chất”, tương phản với “LƯỢNG” và “HẠN ĐỘ”, là những tiêu đề tương ứng cho phần hai và phần ba. Hegel tán thành tuyên bố của Spinoza rằng “mọi sự quy định đều là sự PHỦ ĐỊNH” (Spinoza, Thư từ 50), nghĩa là, một sự vật hay một khái niệm là được quy định chỉ nhờ nó tương phản với những sự vật hay khái niệm khác, vốn được quy định theo một cách khác với nó. (Trong một bước đi điển hình, Hegel lập luận rằng tính vô- quy định (Unbestimmtheit) của tồn tại, - đây là chỗ bắt đầu của cả phần Học thuyết về Tôn tại -, tự bản thân cũng là một loại tính quy định, vì chính tính vô-quy định của tồn tại tương phản, và phân biệt nó, với tính quy định về CHẤT).
Trong phần này, Hegel phân biệt những thuật ngữ Bestimmtheit [tính quy định], Bestimmung [sự quy định] và Beschaffenheit (“trạng thái, tính cách, phẩm chất, sự cău tạo, cách thức một sự vật được tạo thành”). Bàn luận của ông là phức hợp, một phần vì ông nỗ lực nối kết cả hai nghĩa chính của Bestimmung vào một khái niệm duy nhất. Thế nhưng, sự nối kết Bestimmtheit với sự phủ định cho phép ta phân biệt giữa những gì một sự vật là Tự MÌNH (an sich) với những gì là ở nơi nó (an ihm), tức là, giữa bản tính BÊN TRONG hay tính tiềm năng của nó với những phẩm tính BÊN NGOÀI, minh nhiên của nó, vốn đều là những chất và NHỮNG TƯONG QUAN của nó với những sự vật khác, biểu lộ bản tính bên trong của nó ra cho những sự vật khác và cho phép nó tương tác với chúng, chẳng hạn, con người tự mình (an sich) là tư duy, nghĩa là, người ấy có những tư tưởng bên trong (hay có lẽ có năng lực suy tưởng). Xét về phương diện tự m' mh (an sich), tư duy là Bestimmheit (tính quy định) của con người: nó là cái phân biệt con người với những tạo vật khác. Nhưng nếu tư duy tự m' mh (an sich) được quan niệm như cái gì đó cần phải có và quả thật có mặt ở nơi nó (an ihm) được thể hiện trong lời nói và cách cư xử có suy nghĩ, thì tư duy là Bestimmung (sự quy định) của con người, một sự quy định có thể hoặc không thể được thực hiện trọn vẹn (erfüllen, có nghĩa nước đôi là “thực hiện” và “hoàn thành trọn vẹn”). Sự quy định (Bestimmung) được thực hiện trọn vẹn, thể hiện trong việc cư xử hoàn toàn có lý tính, cũng là một tính quy định (Bestimmheit), nhưng nó chỉ là tính quy định nhờ đơn độc dựa vào sự hiện hữu được quy định hay sự hiện hữu nhất định của nó, chứ không phải nhờ vào mối quan hệ của nó với trạng thái bên trong hay với tính tiềm năng.
Một con người còn có nhiều đặc tính không phụ thuộc vào bản tính bên trong của họ, nhưng phụ thuộc vào những phưong diện “tự nhiên” và “cảm tính” của mình và vào những sự chạm trán tình cờ với những sự vật khác. Đó là Beschaffenheit [tính cách] của con người, tức những đặc tính bề ngoài và khả biến tưong phản với bản tính bên trong bất biến của họ. Theo nghĩa tổng quát, chúng cũng là một Bestimmheit (tính quy định), nhưng không phải, ít ra là lúc đầu, là Bestimmung (sự quy định) của mình. Nhưng, việc thực hiện trọn vẹn Bestimmung (sự quy định) của họ bao hàm việc hấp thu tính cách [Beschaffenheit] của họ vào trong sự quy định ấy: một người có thể làm cho những phưong diện tự nhiên và cảm tính của mình thấm nhuần bằng tư tưởng, và trong chừng mực nào đó, có thể kiểm soát những chạm trán của mình với những thực thể khác hay tận dụng chúng cho những mục đích thuần lý của riêng mình.
Hegel còn liên hệ sự phân biệt giữa Bestimmheit (tính quy định) và Bestimmung (sự quy định) với hai sự sử dụng về từ reell (thực tồn/thực sự): một “người thực sự” vừa có tính quy định của một con người, chẳng hạn tưong phản với một bức tượng, vừa là một người thực hiện trọn vẹn sự quy định (hay KHÁI NIỆM) của một con người, tức là người biết suy nghĩ và hành động một cách có lý tính.
Không chỉ con người mới có sự quy định: sự quy định hay vận mệnh của những sự vật HỮU HẠN (tưong phản với con người) là sự cáo chung hay kết liễu của chúng. Sự quy định, chẳng hạn, của một chất a-xít, tưong phản với tính quy định hiện thời của nó, là bị trung hòa bởi một chất kiềm. Đặc biệt, thuật ngữ thường dùng của Hegel cho những khái niệm được xem xét trong KHLG là những sự quy định (Bestimmungen) hay những quy định tư duy (Denkbestimmungen). Nghĩa đầu tiên của thuật ngữ này là: chúng là những phưong cách trong đó tư tưởng quy định chính mình, ngược lại với việc ở mãi trong sự vô-quy định hay không được quy định. Nhưng nghĩa thứ hai của nó, mà Hegel thỉnh thoảng khai thác, là: một quy định-tư duy như thế có vận mệnh hay đích đến là phải chuyển sang một quy định-tư duy khác. Sự quy định (Bestimmung) thường tư ổng dư ổng với “khái niệm” (Begriff): nếu cái gì đó (kể cả một quy định-tư duy) thực hiện trọn vẹn sự quy định của nó, thì nó cũng thực hiện trọn vẹn khái niệm của nó. Nhưng “khái niệm” thường được đặt tương phản với tính quy định; chẳng hạn, cuốn THTG mở đầu bằng khái niệm về tôn giáo, tiến đến [một hình thức] tôn giáo nhất định/được quy định (bestimmte) nào đó, tức là, tiến đến những tôn giáo lịch sử cụ thể, và kết thúc với TÔN GIÁO hoàn tất hay hoàn bị (vollendete), tức Kitô giáo. Khái niệm là tương đối không được quy định, nhưng sự quy định hay vận mệnh (Bestimmung) của nó là phải tự quy định chính mình, và cuối cùng là quay trở lại với TÍNH PHỔ BIẾN ban đầu của mình, nay đã được làm phong phú bởi tính quy định mà nó đã sở đắc trong suốt hành trình của mình.
Hoàng Phú Phương dịch