Phát triển (sự) [Đức: Entwicklung; Anh: development]
Chữ thường để chỉ “sự phát triển” trong tiếng Đức là Entwicklung, xuất phát từ động từ (sich) (entwirkeln) (“làm sáng tỏ, triển khai, (tự) bày tỏ, tiến hóa, giải thích”, V.V.), nhưng ta cũng sử dụng chữ Entfaltung (“sự triển khai”). Cho tới thế kỷ XVIII, nó chủ yếu áp dụng cho hoạt động có tính lô-gíc của việc khai triển hay giải thích một khái niệm, để khám phá nội dung, phạm vi, các mối quan hệ của nó với các khái niệm khác. Nhưng chữ “sựphát triển" cũng được sử dụng để diễn đạt quan niệm của phái Plato-mới rằng thế giới là sự tự-phát triển hay tự-bộc lộ của Thượng Đế. Trong thời Phục hưng, sự phát triển được xem là sự tự-phát triển hay tự-bộc lộ của Sự SỐNG, vừa là sự sống xét như một toàn bộ vừa là sự sống của một cá nhân. Cả ba dòng tư tưởng đều tập hợp lại ở Hegel cũng như các nhà tư tưởng như Herder, Goethe, Schelling: sự phát triển được xem là (1) sự tự-bộc lộ của cái thần linh trong thế giới; (2) sự tự-phát triển của sự sống, đặc biệt là sự sống của con người, hướng tới thần linh; và (3) sự phát triển của quan niệm của chúng ta về tiến trình vũ trụ nằm trong (1) và(2).
Các nghiên cứu chính của Hegel về sự phát triển xuất hiện trong các Lời Tựa của THLS [Các bài giảng vể triết học lịch SÜ] (C.a) vàLSTH (A.2.a) [Các bài giảng vể lịch sứ triết học]. Như chữ Entwicklung hàm ý, sự phát triển của điều gì đó thể hiện sự tự khai triển của tính tiềm năng bên trong của nó (cái Tự MÌNH) thành HIỆN THựC minh nhiên (cái CHO MÌNH). Do đó hệ hình của sự phát triển nổi Hegel là sự lớn mạnh của một cái cây từ hạt mầm. Hạt mầm đòi hỏi nước, chất dinh dưỡng và ánh sáng, nếu nó muốn phát triển thành, chẳng hạn, một cây hoa hồng. Nhưng nó có tính xác định và tư ổng đối tự-phát triển ở chỗ, nếu có đủ các điều kiện thích hợp nhất định, nó trở thành một cây hoa hồng và không có sự biến đổi nào trong những điều kiện ấy khiến nó sẽ trở thành một cây phong lữ hay một con sư tử. Khả thể tiềm tàng của một hạt mầm khác với khả thể của một khối cẩm thạch, nó có thể được một nhà điêu khắc chạm trổ thành đủ loại hình dạng. Cho nên hạt mầm có tính cụ THỂ một cách mặc nhiên, nhưng Hegel bác bỏ thuyết tiên thành (pre-íormation), được Leibniz và Bonnet phát triển, và được Malebranche ủng hộ, theo đó một hạt mầm hay trứng là một sinh thể hoàn chỉnh, với tất cả các bộ phận của nó, là hiện thực nhưng không trông thấy được, cho nên sự phát triển của nó chỉ là ở chỗ mở rộng các bộ phận đó (BKTI, §161). (Thuyết này cũng được gọi là Einschachtelung Emboĩtement hay “hộp-trong-hộp”, vì nó hàm chỉ rằng mọi hạt mầm hay trứng bao gồm “phôi thai” của tất cả các thế hệ tưong lai trên một tỷ lệ luôn luôn nhỏ hon). Một lý do phản đối lý thuyết này đó là, bằng nghiên cứu về HẠN ĐỘ của Hegel, hình thái của một sinh thể, và các kích thước liên quan của các bộ phận của nó, không thể vẫn còn nguyên trong khi kích thước của nó biến đổi. Theo quan điểm của Hegel, hạt mầm phát triển từ tiềm thể đến hiện thực, vì, với tư cách là tiềm thể đon thuần nó có một sự MÂU THUẪN và do đó là động lực để phát triển. Giai đoạn cuối cùng (“tự-mình-và-cho-mình”) sẽ đạt được khi cái cây quay trở lại tính đon giản nguyên thủy của nó bằng cách sản xuất ra những hạt mầm mới.
Trên quan điểm của Hegel, giới tự nhiên xét như một toàn bộ không phát triển hay tiến hóa: những sự thay đổi của nó là có tính tuần hoàn và lặp lại. Cái thực sự tiến hóa hay phát triển, vừa xét như một toàn bộ vừa trong cái cá thể, chính là TINH THẦN hay TINH THẦN cá nhân. Giống như một cái cây, nó phát triển bằng cách vận động từ tính tiềm thể đon giản, nhưng cụ thể, (lý thuyết về các Ý NIỆM bẩm sinh, giống như thuyết tiên thành, bị Hegel bác bỏ) đến hiện thực minh nhiên, và rồi quay trở lại trạng thái đon giản của nó trong việc “trở về chính mình” (Zusich (selbst)kommeri) và “ở trong nhà với chính mình” (Beisichsein), một giai đoạn của Tự-Ý THỨC và Tự DO. (Cái cá thể, giống như cái cây, sinh ra con cái, nhưng điều này chỉ là một phưong diện thứ yếu của sự quay trở lại chính mình của tinh thần). Sự phát triển của tinh thần, không giống như sự phát triển của một cái cây, bao hàm sự THA HÓA, ĐỐI LẬP và xung đột. Tinh thần phát triển khi nó trở nên cho-mình những gì vốn là tự-mình, nhưng trong trường hợp của tinh thần, không giống như cái cây, điều này có nghĩa là nó trở nên có ý thức về những gì nó vốn là mặc nhiên, chẳng hạn, con người là Tự DO tự mình hay mặc nhiên. Nhưng ở thời cổ đại, nhiều người là không tự do một cách hiện thực, mà là nô lệ. Khi con người trở nên ý thức được rằng họ là tự do một cách mặc nhiên, một sự xung đột nảy sinh giữa ý thức này và sự nô lệ, một sự xung đột rút cục được giải quyết bằng sự thủ tiêu tình trạng nô lệ, để con người là tự do cả tự mình lẫn cho mình. Cùng một diễn trình có tính NHỊP BA được lặp lại vừa trong LỊCH sử vừa trong sự phát triển của cái cá thể.
Hegel tin rằng các khái niệm triết học phát triển từ nhau theo một cách thức tưong tự. Cấu trúc hình thức của sự phát triển này được phô diễn trong Lô-gíc học, nhưng sự phát triển này cũng diễn ra xuyên suốt thời gian trong lịch sử của triết học: Ý NIỆM lô-gíc khai triển bằng cách trở thành cho mình hay tại bất kỳ cấp độ nào, có ý thức về cái gì là tự mình hay mặc nhiên ở cấp độ trước, và rồi giải quyết sự xung đột giữa cái tự mình và ý thức về cái tự mình của nó. Hegel đồng ý rằng, mô hình này không luôn luôn dễ nhận thấy rõ trong lô-gíc và lịch sử, nhưng nó là câu trả lời chung nhất của ông cho câu hỏi tại sao chúng phát triển.
Theo quan điểm của Hegel, mọi vật phát triển do bởi một động lực nhằm hiện thực hóa KHÁI NIỆM của chúng, và ông thường đánh đồng cái “tự mình” của, chẳng hạn, một cái cây với khái niệm của nó, đã được mã hóa trong hạt mầm, nỗ lực tự hiện thực hóa bản thân trong cái cây. Do đó trong Khoa học Lô-gíc, sự phát triển được liên kết một cách đặc biệt với giai đoạn thứ ba, tức với Học thuyết về Khái niệm. Trong giai đoạn đầu, Học thuyết về Tồn tại, các phạm trù “quá độ” hay chuyển sang nhau (übergehen); trong giai đoạn hai, Học thuyết về Bản chất, chúng ánh hiện hay XUÂT HIỆN RA (scheinen) trong (vào) nhau; nhưng trong giai đoạn ba, khái niệm phát triển chỉ bằng cách THIẾT ĐỊNH những gì vốn tồn tại mặc nhiên trong nó (BKT I, §161A). Do đó, trong khi ý niệm lô-gícxét như một cái toàn bộ phát triển thì quan hệ của một phạm trù lô-gíc nhất định với các phạm trù khác phản ánh đặc trưng của các sự vật mà phạm trù ấy áp dụng vào. Chẳng hạn, vì một BẢN THỂ không phát triển thành những tùy thể của nó, mà xuất hiện ra hay ánh hiện vào chúng, phạm trù về bản thể xuất hiện tương tự trong phạm trù về tùy thể. Nhưng khái niệm lô-gíc phát triển, thiết định cái vốn là mặc nhiên trong nó, theo một cách thức tương ứng với sự phát triển của một thực thể hiện thân cho khái niệm, chẳng hạn như một hạt mầm. Lối tiếp cận hai lần với sự phát triển của ý niệm lô-gíc phản ánh vai trò kép mà Hegel dành cho nó: một mặt, ý niệm lô-gíc là khái niệm nằm sẵn trong thế giới xét như một cái toàn bộ, cũng như trong các phương diện của nó chẳng hạn như lịch sử của triết học: theo đúng nghĩa, ý niệm lô-gíc xét như một cái toàn bộ thì phát triển. (Trong, chẳng hạn BKTI, §114, tồn tại và bản chất được cho là phát triển). Mặt khác, ý niệm lô-gíc bao gồm các phạm trù HỮU HẠN khác nhau có thể áp dụng vào cho các thực thể hữu hạn bên trong thế giới; với tư cách đó, chỉ các phạm trù của Học thuyết về Khái niệm mới phát triển theo nghĩa khái niệm; các phạm trù thấp hơn trong Học thuyết về Tồn tại hay Học thuyết về Bản chất thì không phát triển.
Lưu Quốc Khánh dịch