Ý niệm [Đức: Idee; Anh: idea]
Idee, từ chữ idea của tiếng Hy Lạp (“hình ảnh, hình thức, hình thái, diện mạo hay vẻ bề ngoài (của một sự vật)”), là gần giống với “idea” trong tiếng Anh: nó có thể tương đương với “(một) tư tưởng”, “khái niệm”, “quan niệm”, “ý tưởng”, “hình tượng”, “đức tin”, “sức tưởng tượng”, hay “kế hoạch” (theo những nghĩa thông thường của các từ này, chứ không theo nghĩa của Hegel). Nhưng nó cũng có được một sự đa dạng những nghĩa triết học qua lịch sử phức tạp của nó.
Đối với Plato, một ý niệm hay HÌNH THỨC (eidos) là một hình mẫu lý tưởng mà, đối lập với các hiện tượng “mô phỏng” hay “thông dự vào” nó, là thực sự hiện tồn, bất biến, hoàn hảo và phổ quát: chẳng hạn, ý niệm cái đẹp là cái đẹp tối cao và vĩnh cửu, và là nguyên nhân chính của cái đẹp phù du và không hoàn hảo của những cái đặc thù có thể tri giác được. Một ý niệm không phải là một thực thể tâm trí (hay thực thể vật lý), nhưng chính ý thức mờ nhạt của ta về nó cho phép ta suy tưởng về những cái đặc thù, và mục tiêu của triết học là phải vượt lên bằng PHÉP BIỆN CHỨNG đến sự chiêm ngưỡng các ý niệm một cách không thường nghiệm. Các ý niệm tạo nên một hệ thống có thứ bậc (trong cuốn Cộng hòa) với ý niệm về cái thiện tại điểm cao nhất của hệ thống. “Ý niệm”, theo nghĩa này, không đối lập với “thực tồn” hay “thực tại”, vì các ý niệm, khác với những cái đặc thù, là thực tồn hoàn toàn. Bất chấp quan niệm của Aristotels rằng các mô thức hay những cái phổ biến nội tại trong những cái đặc thù hon là siêu việt khỏi chúng, học thuyết này tiếp tục tồn tại qua thuyết Plato-mới và qua thời Trung cổ trong “thuyết Duy thực” biểu thị học thuyết này, khi cho rằng những cái phổ biến là có trước và tách biệt với những cái đặc thù.
Trong triết học Anh và Pháp hiện đại Sổ kỳ, “idea” và “idée” biểu thị một thực thể tinh thần và được đồng hóa với “BIỂU TƯỢNG”. Nhưng Kant đã sử dụng nó theo một nghĩa gần gũi với cách sử dụng của Plato: các ý niệm là các khái niệm của LÝ TÍNH. Không đối tượng nào tưong đưong với chúng được mang lại trong KINH NGHIỆM cả, nhưng chúng là tất yếu và không võ đoán. Các ý niệm hoặc là thuần túy và siêu nghiệm (chẳng hạn các ý niệm về Tự DO, THƯỢNG ĐỂ, thế giới xét như một toàn bộ) hoặc là phái sinh và phần nào thường nghiệm (chẳng hạn các ý niệm về đức hạnh, về NHÀ NƯỚC hoàn hảo, về triết học). Lý tính lý thuyết không thể suy ra sự hiện hữu của các đối tượng siêu việt tưong đưong với các ý niệm thuần túy; chẳng hạn các ý niệm về tự do, Thượng Đế và sự bất tử của linh hồn chỉ có thể được hữu thể hóa bằng lý tính thực hành và có một sự sử dụng về Cổ bản là có tính thực hành. Nhưng cả hai loại ý niệm, mặc dù chúng không cấu tạo nên kinh nghiệm của ta giống như các khái niệm của GIÁC TÍNH, nhưng có một sự sử dụng mang tính điều hành hay điều hướng (regulative) cho giác tính lý thuyết của ta: ý niệm về Thượng Đế, chẳng hạn, cho phép ta xem thế giới như một HỆ THỐNG có trật tự, và ý niệm về MỤC ĐÍCH hướng dẫn sự hiểu biết của ta về các sinh vật sống.
Những người kế tục Kant chào đón sự phục sinh các ý niệm của Plato. Schiller nói, chẳng hạn, về “ý niệm về tính nhân văn”, theo nghĩa của một khái niệm của lý tính hãy còn phải được hiện thực hóa hoàn toàn; Schelling xem chúng là “những lực lượng siêu nhiên” ngự trị lên tự nhiên và NGHỆ THUẬT; và Schopenhauer xem chúng là các nguyên mẫu mà nghệ thuật mô phỏng.
Sự sử dụng từ ĩdee của Hegel có vài đặc điểm riêng biệt:
(1) Ý niệm không phải là một thực thể chủ quan hay thuộc tâm trí con người: vì thế nó phân biệt với biểu tượng, và không tương phản với “THựC TẠI” hay “HIỆN THựC”, ngoại trừ trong chừng mực thực tại hay hiện thực ấy là các phạm trù cấp thấp mà nó bao hàm hay VƯỢT BỎ. Một ý niệm là một sự thực tại hóa hay hiện thực hóa trọn vẹn của một KHÁI NIỆM (khái niệm, cũng, không phải là một thực thể tâm trí): bấy giờ ý niệm là đúng thật hay là CHÂN LÝ.
(2) Một ý niệm không siêu việt hay tách khỏi những cái đặc thù: nó được hiện thực hóa trọn vẹn trong các loại hình nhất định của cái đặc thù. Mặc dù kính trọng Plato, Hegel bác bỏ bất kỳ quan niệm nào về hai thế giới (xem HIỆN TƯỢNG) và thiên về quan niệm của Aristoteles rằng các ý niệm tồn tại trong các sự vật.
(3) Một ý niệm không phải là một LÝ TƯỞNG mà ta PHẢI thực hiện: nó là hiện thực ngay trong hiện tại. Cho nên các ý niệm không có tính thực hành theo nghĩa của Kant.
(4) Các ý niệm là hợp lý tính, nhưng chúng không đơn giản điều hướng sự nhận thức của chúng ta về thế giới: ý niệm về sự SỐNG, chẳng hạn, thực hiện tính hợp mục đích, cũng giống như các hệ thống cơ GIỚI vận hành theo tính NHÂN QUẢ.
Quan niệm của Hegel cho rằng một ý niệm là một khái niệm đã tự hiện thực hóa hoàn toàn bắt nguồn từ Kant. Khác với một ĐỐI TƯỢNG cảm tính, một đối tượng tương ứng với một ý niệm thuần túy là hoàn toàn được quy định bởi chính ý niệm hay khái niệm của nó, vì không đòi hỏi phải có chất liệu CẢM TÍNH bên ngoài phụ trội cho sự hiện hữu hay cho nhận thức của chúng ta về sự hiện hữu của nó. Cho nên, một đối tượng như thế (chẳng hạn: Thượng Đế, thế giới xét như một toàn bộ) là vô điều kiện: nó chẳng phụ thuộc vào bất cứ điều gì hơn là phụ thuộc vào bản tính riêng và vào khái niệm của nó cho sự hiện hữu của mình. Theo đó, đối với Hegel, ý niệm sơ khởi là thế giới xét như một cái toàn bộ, cái mà, khác với các thực thể đặc thù bên trong nó, không phụ thuộc vào điều gì bên ngoài bản thân nó và vì thế hoàn toàn phù hợp với khái niệm của nó. Nhưng bản thân thế giới không phải hoàn toàn không cần các ĐIỂU KIỆN, và khi nói rằng nó hoàn toàn được quy định bởi khái niệm của nó thì không có nghĩa là nó xuất hiện ngay tức thì. Vì Hegel xét lại ý niệm về cái vô điều kiện: vô-điều kiện không phải là thiếu hết mọi điều kiện, mà là vượt bỏ những điều kiện đang có. Do đó, thế giới là một tiến trình, mỗi giai đoạn tạo điều kiện cho giai đoạn kế tiếp, nhưng cũng sẽ bị giai đoạn kế tiếp vượt bỏ. Chẳng hạn, thuộc về các giai đoạn chủ yếu của nó, ý niệm lô-gíc tạo điều kiện cho Tự NHIÊN, rồi đến lượt nó, tự nhiên là điều kiện cho tinh thần, và tinh thần lại là điều kiện cho ý niệm lô-gíc; thế giới là một vòng tròn của những điều kiện liên tiếp bị vượt bỏ.
Nhưng Hegel chuyển quan niệm này về cái TOÀN BỘ, tức cái được quy định bởi khái niệm của chính nó và vượt bỏ các điều kiện bên ngoài, sang cho các đơn vị bộ phận bên trong thế giới. Sự sống là một ý niệm trực tiếp: một sinh thể hữu cơ tự-quy định một cách tương đối, tức là, được quy định bởi khái niệm đã mã hóa trong nó; nó hấp thu các điều kiện bên ngoài vào trong bản thân nó và tận dụng chúng phù hợp với khái niệm của nó.
Trong Lô-gíc học, quan niệm về ý niệm thì phát triển, còn ý niệm về sự sống chỉ là giai đoạn đầu tiên của nó. Một sinh thể hữu cơ là ở trong sự hài hòa trực tiếp với môi trường của nó, nhưng trong giai đoạn kế tiếp, tức trong ý niệm về sự NHẬN THỨC, có một sự rạn nứt giữa khái niệm và thế giới khách quan thoạt đầu còn xa lạ mà khái niệm này cố vượt qua. Ở đây khái niệm không hẳn là một chương trình đã mã hóa trong một hạt mầm hay một phôi thai, mà là cái Tôi với các nguồn lực có tính khái niệm của nó. Ý niệm này chia nhỏ ra thành ý niệm về cái đúng thật, hay về sự NHẬN THỨC đích thực, và ý niệm về cái tốt, hay LUÂN LÝ. Cái Tôi nỗ lực lĩnh hội môi trường của mình một cách có hệ thống, và sau đó biến đổi nó phù hợp với ý niệm của cái thiện. Trong trường hợp này, ý niệm này không phải là sự phù hợp đã được hiện thực hóa đầy đủ giữa khái niệm và TÍNH KHÁCH QUAN, mà là một ý niệm theo một trong những nghĩa của Kant: một LÝ TƯỞNG về một sự phù hợp hoàn toàn giữa khái niệm và tính khách quan cần phải nỗ lực vươn tới nhưng có thể chẳng bao giờ đạt được. (MH du nhập ý niệm về cái đẹp, cũng là một ý niệm mà nghệ thuật, tức sự mô tả cảm tính về ý niệm tuyệt đối, nỗ lực hiện thực hóa).
Những sự không tương thích của ý niệm theo nghĩa này dẫn đến ý niệm TUYỆT ĐỐI, giai đoạn cuối cùng của Lô-gíc học. Trước hết, ý niệm tuyệt đối chỉ đơn giản là chủ đề của Lô-gíc học, đó là ý niệm Tự MÌNH VÀ CHO MÌNH. Điều này bao hàm bên trong nó và do đó, vượt bỏ những sự lưỡng phân bao phủ ý niệm về sự nhận thức, chẳng hạn, giữa tính CHỦ QUAN và tính khách quan. Nó là một cái toàn bộ tự-quy định và tự dị biệt hóa: Lô-gíc học trừu tượng hóa hay thoát ly khỏi những điều kiện môi trường và lịch sử của nó và rút ra các TƯ TƯỞNG từ các tư tưởng khác mà không cần viện tới các hiện tượng thường nghiệm. Không có sự rạn nứt nào giữa Lô-gíc học và chủ đề của nó: vì Lô-gíc học chỉ là tư duy về tư duy, hay là tư tưởng về những tư tưởng, nên khái niệm hoàn toàn tương ứng với đối tượng của nó, và chân lý đã đạt được.
Sau đó ý niệm tái xuất hiện trong lĩnh vực tự nhiên, với tư cách là ý niệm trong cái tồn tại khác của nó, và trong lĩnh vực tinh thần, với tư cách ý niệm quay trở lại với chính mình từ cái tồn tại khác. Nhưng nó cũng xuất hiện trong những thực thể khác nhau đã được nâng cao tương đối bên trong thế giới này, chẳng hạn, trong ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC của NHÀ NƯỚC. Trong những trường hợp này, Hegel nghĩ đến nhiều điểm khác nhau: (1) Nhà nước, nếu nó thực hiện trọn vẹn ý niệm của nó, giống như là nó phải là: cá nhân là “ở trong nhà của mình” (“Beisichsein”) trong nhà nước và không có sự không tương thích giữa các lý tưởng của ta với thế giới đạo đức mà ta sống. (2) Nhà nước là một toàn bộ hữu cơ tự quy định và tự-dị biệt hóa một cách tương đối. (3) Vì thế, nó nhào nặn và tạo nên các cá nhân là những kẻ cấu tạo nên nó. Các cá nhân không độc lập với nó. Nếu họ trở nên độc lập với nó, và đánh mất sự kính trọng đối với các định chế đạo đức và chính trị, nhà nước sẽ chết, giống như một cơ thể mất đi linh hồn của nó. (4) Nhà nước thể hiện và vượt qua vô số những sự lưỡng phân: chẳng hạn, nó có tính PHỔ BIỂN, ĐẶC THỪ VÀ CÁ BIỆT.
Ở Hegel, Idee có rất nhiều những sự ứng dụng và ý nghĩa. Điều này phản ánh sự phức tạp trong quan niệm của ông về khái niệm: Khái niệm là một chương trình ban đầu (trong một hạt mầm), một lực lượng quy định nội tại (giống linh hồn của một cơ thể, cả theo nghĩa đen lẫn nghĩa ẩn dụ), một lý tưởng có tính quy phạm, một hệ thống mang tính khái niệm và là cái Tôi đang nhận thức. Ý nghĩa của thuật ngữ tương phản với nó (“thực tại”, “tính khách quan”, v.v.) và của “sự hiện thực hóa” của khái niệm, cũng biến đổi tương ứng. Iảee của Hegel (giống như ý niệm của Plato) là sản phẩm của một nỗ lực hòa trộn bản thể học, nhận thức luận, sự đánh giá, v.v. thành một tập hợp duy nhất của các khái niệm.
Hoàng Phú Phương dịch