Nhịp ba/Cặp ba (các) [Đức: Triaden; Anh: triads]
Các khái niệm triết học thường mang hình thức ĐỐI LẬP: TINH THẦN-thể xác, TINH THẦN-VẬT CHẤT, noumena-phenomena [bản chất-hiện tượng], thiện-ác, LÝ TÍNH-ham muốn, CHỦ THỂ-KHÁCH THỂ, TƯ DUY-TỒN TẠI, v.v. về vấn đề này, có hai lối tiếp cận: thuyết nhị nguyên và thuyết nhất nguyên. Thuyết nhị nguyên thừa nhận rằng có hai thực thể hay hai loại thực thể (Plato, Descartes, V.V.); thuyết nhất nguyên khẳng định rằng mặt đối lập này có thể quy về mặt đối lập kia, hay rằng có thực thể thứ ba nào đó làm cơ sở cho cả hai mặt đối lập này. Cũng giống như Nicholas Cusanus, Böhme và Schelling, Hegel cho rằng nhiệm vụ của triết học là phải vượt qua những sự đối lập ấy. Nhưng các sự đối lập, theo ông, không chỉ được hòa tan trong một sự thống nhất trống rỗng: đối lập là một nhân tố thiết yếu trong sự SỐNG và phải được bảo lưu và VƯỢT BỎ trong cái TOÀN THỂ nảy sinh từ nó. Vì thế, Hegel không phải là nhà nhất nguyên luận cũng không phải là nhà nhị nguyên luận. Nếu có một con số bất kỳ nào gán cho ông, thì đó là con số 3.
Hegel có những luận cứ riêng biệt để phản bác cả thuyết nhị nguyên lẫn thuyết nhất nguyên. Thực thể duy nhất được thuyết nhất nguyên đặt thành định đề là hoàn toàn không được quy định, vì TÍNH QUY ĐỊNH bao hàm sự PHỦ ĐỊNH. Thuyết nhị nguyên thì vừa luộm thuộm về mặt trí tuệ lại vừa không ổn định về mặt nhận thức luận, vì triết gia phải tiếp cận về mặt nhận thức đối với cả hai loại thực thể: trong hai thực thể ấy hoặc là thực thể này bao trùm (übergreift) thực thể kia về mặt nhận thức và như thế là không bằng vai phải lứa với nó, hay bản thân triết gia phải là loại thực thể thứ ba, bên cạnh hai thực thể kia. (Hegel nhận thấy sự khiếm khuyết này trong CÁI TUYỆT ĐỐI hay BẢN THỂ ở Spinoza. Nhưng sự khiếm khuyết ấy cũng có ở thuyết nhị nguyên của Plato về các MÔ THỨC và các hiện tượng, vì LINH HỒN nhận biết có hai lĩnh vực [hay hai thế giới] ấy không thể thuộc về lĩnh vực hay thế giới nào cả, một khó khăn mà chính Plato cũng đã nêu ra cả trong đối thoại Sophist lẫn trong đối thoại Parmenides.
Cấu trúc nhịp ba có một lịch sử lâu dài. Với các triết gia Hy Lạp thời kỳ đầu, hạn từ thứ ba của nhịp ba thường là điểm giữa hai mặt đối lập. Các triết gia phái Pythagore coi các sự vật là sự cân bằng giữa các mặt đối lập; Plato trong Philebus coi chúng là sự pha trộn giữa cái VÔ HẠN và cái GIỚI HẠN, và Aristoteles thì lại coi đức hạnh là sự trung dung giữa hai thói xấu đối lập nhau. Nhưng nhịp ba hầu như là đặc trưng của thuyết Plato-mới. Plotinus đặt thành định đề ba hypostaseis (“bản thể’): cái Một, trí tuệ và linh hồn thế giới. Trí tuệ đến lượt nó lại có ba giai đoạn: tồn tại, sự sống và tư tưởng. Cùng với nhiều triết gia khác, Proclus, có óc hệ thống hon, cũng đặt thành định đề bộ ba: tồn tại - sự sống - trí tuệ, nhưng ông biện minh chúng bằng một nguyên tắc: mọi NGUYÊN NHÂN đi đến KẾT QUẢ của nó nhờ vào cái ở giữa hay trung dung (meson). Để đảm bảo cho sự liên tục, tức không có sự đứt quãng rõ nét, trong thế giới tinh thần, Proclus, cũng như Hegel, đòi hỏi phải có sự TRUNG GIỚI.
Ở Proclus có một cấu trúc nhịp ba rất quan trọng, đó là: trong nguồn - rời nguồn - về nguồn [mone-proodos-epistrophe]. Các nhà Plato-mới đối diện với câu hỏi có nguồn gốc từ Parmenides: làm thế nào mà sự đa dạng và đa thể lại nảy sinh từ một nhất thể nguyên thủy? Plotinus đã trả lời rằng đó là vì bất cứ sự vật “hoàn bị” nào cũng có xu hướng tái tạo ra bản thân mình, thường xuyên tạo ra một cách phi thời gian cái tưong tự với mình nhưng thấp kém hon. Qua đó, cái Một không bị tiêu giảm, mà vẫn vẹn nguyên như chính nó trước đây, cũng giống như nguồn sáng không bị tiêu giảm bởi ánh sáng nó phát ra. Plotinus có xét đến sự trở về với cái Một (chẳng hạn, ông tự tả ông là “người độc hành độc bộ” (“being alone with the alone”), nhưng lại không khai thác ý niệm PHẢN TƯ cho mục đích này. Proclus xem xét proodos (“sự tiếp diễn, sự lưu xuất”) dựa vào việc sản sinh ra một chuỗi các số từ đơn vị (by the unit). Mô hình này tương thích với ý niệm về sự đảo ngược hay sự trở lại (epistrophẽ) với cái archẽ (“khởi nguyên, nguyên lý”). Bất cứ một hữu thể hoàn hảo nào cũng sản sinh ra một kết quả giống với chính nó, tức giống với cái còn nằm trong nguyên nhân (vì nguyên nhân thì không bị tiêu giảm), rời khỏi nó và trở về lại với nguyên nhân (vì nó muốn tái hợp nhất với nguyên nhân, cái tương tự với chính nó, nhưng trên một bình diện cao hơn). Nhịp ba này được lặp lại ở các cấp độ tiếp theo. Thế giới là một chuỗi tồn tại liên tục, đi xuống từ cái Một và giống với cái Một ấy ở các cấp độ khác nhau. Nó là một cái TOÀN BỘ thống nhất hữu cơ. Các linh hồn lại hướng lên trên, cả về mặt luân lý lẫn mặt nhận thức, trở lại với cái Một, vì thế hoàn tất một vòng chu chuyển.
Các học thuyết này có ảnh hưởng sâu rộng đến thần học trung cổ (đặc biệt là trong Các hông ảanh của Thượng Đế của một tín hữu Kitô tự mạo danh mình Dionysius xứ Areopagite), và đến tư tưởng thời Phục hưng và hiện đại, nhất là Scotus Erigena, Eckhart, Böhme, Nicholas Cusanus, Leibniz và Schelling. Chẳng hạn, Erigena cho rằng mọi vật khởi xuất từ Thượng Đế bởi một sự sáng tạo VĨNH HÀNG, trong khi vẫn còn nằm trong cái bản tính thiêng liêng, và mãi mãi trở về với Thượng Đế. Học thuyết này về sau được mang lại một lý giải mang tính lịch sử: LỊCH sử, đối với Schelling và Hegel, là mạc khải của Thượng Đế hay của TINH THẨN về chính mình. Hegel nghiên cứu Plotinus và Proclus một cách thấu đáo, và ngưỡng mộ cả hai triết gia này, cho dù ông thích Proclus hơn Plotinus. Ông khác với họ khi xem nguồn suối của sự vận động nhịp ba (ví dụ như TỒN TẠI) là vận động VƯỢT BỎ, hơn là được bảo lưu trong tính thuần túy nguyên thủy của nó, nhưng nó được phục hồi trên một bình diện cao hơn ở nhịp cuối cùng của nhịp ba, tức sự “trở lại”. Vì thế, một cấu trúc nhịp ba của Hegel, cũng như cấu trúc nhịp ba của phái Plato-mới, là một hành trình trở về, và như ở Proclus, sơ đồ nhịp ba tái xuất hiện ở các cấp độ tiếp theo. E. R. Dodds, trong lần xuất bản thứ hai cuốn The Elements of Theology/Các Nguyên lý cơ bản của thần học (Oxford: Clarendon, 1963), cho rằng sai lầm chính của Proclus là việc ông “giả định rằng cấu trúc của vũ trụ tái tạo một cách chính xác cấu trúc của Lô-gíc học của người Hy Lạp...” Để hình thành một siêu hình học về Tồn tại, Các nguyên tắc cơ bản, về thực chất, là hiện thân của học thuyết các phạm trù: nguyên nhân chẳng qua chỉ là sự phản ánh của cái “bởi vì”, và bộ máy các phạm trù của Aristoteles về giống, loài, đặc điểm riêng được chuyển thành một hệ thống thứ bậc các thực thể hay các lực được hình dung một cách khách quan (tr. xxv). Với một số những cải tiến, sự cáo buộc tưong tự đã được dùng để chống lại Hegel, nhất là bởi Schelling.
Một nguồn suối trực tiếp hon của cấu trúc nhịp ba nổi Hegel là ý tưởng cho rằng hạn từ thứ ba là sự khắc phục hay tổng hợp hai mặt đối lập. Ý tưởng này hoi khó thấy ở các nhà Plato-mới, nhưng lại nổi bật ở Kant và đặc biện là ở Fichte. Trong PPLTTT, các phạm trù xuất hiện thành bốn nhóm, mỗi nhóm ba phạm trù, (cho dù chỉ hai trong bộ ba, tức hai phạm trù đầu tiên - nhất thê’/đa thể và thực tại/phủ định - là có thể được coi như các cái đối lập), còn “phạm trù thứ ba trong mỗi nhóm nảy sinh từ sự nối kết [Verbindung] của phạm trù thứ hai với phạm trù thứ nhất” (PPLTTT, Bill). Mỗi một trong số bốn nghịch lý (PPLTTT, A426 và tiếp, B454 và tiếp) gồm một Chính để và một Phản để, nhưng Kant không trình bày giải pháp của riêng ông như là một Hợp để (“Hợp để’, ở Kant, thường quy chiếu tới “sự tổng hợp của (một) cái đa tạp cảm tính”, trái với “phân tích”, chứ không phải với “chính để’ hay “phản đề”). Thường thì hạn từ thứ ba làm trung giới cho hai hạn từ kia: TRÍ TƯỞNG TƯỢNG (Einbildungskraft) thu nhận chất liệu từ cảm năng, nhưng, cũng giống như GIÁC TÍNH, là tự khởi, và vì thế trung giới, hay nối kết, hai hạn từ kia. Thuật ngữ “chính đề”, “phản để’ và “hợp đề”, và sự vận động nhịp ba tưong ứng, xuyên suốt trong HTKH của Fichte. Nhịp ba ban đầu là (1) sự tự-THIẾT ĐỊNH của cái Tôi; (2) sự thiết định đối lại của cái không-Tôi; và (3) sự thiết định của cái không-Tôi khả phân đối lập với cái Tôi khả phân. Schelling cũng ưu ái các nhịp ba. Cái TUYỆT ĐỐI tự biểu hiện mình trong hai Potenzen (“sức mạnh, uy lực”), sức mạnh của cái thực tồn (Tự NHIÊN) và sức mạnh của cái Ý THỂ (TINH THẦN), và bản thân nó là sự không phân biệt giữa thực tồn và ý thể. Mô hình này được lặp lại trong các hạn từ theo sau. Tự nhiên gồm một sức mạnh thực tồn (vật chất) và sức mạnh ý thể (ánh sáng), và một sức mạnh không phân biệt (Cơ THỂ), và tinh thần cũng thế: nhận thức, hành động và NGHỆ THUẬT. Mỗi một hạn từ ấy lại được chia ra và phân nhỏ thành ba theo cùng nguyên tắc ấy.
Hegel không áp dụng các thuật ngữ “chính để’, “phản đề” và “hợp đề” cho các cấu trúc nhịp ba của riêng ông, và chỉ sử dụng chúng khi nghiên cứu về các cấu trúc nhịp ba của Kant. Nhưng ông hàm ổn nhiều đối với phương thức nhịp ba của Fichte, và thường mô tả phương thức của riêng ông là phương thức vượt qua những sự đối lập bằng LÝ TÍNH BIỆN CHỨNG và LÝ TÍNH TƯ BIỆN. Điều này thích hợp với phần thứ nhất của KHLG, - một quyển sách phảng phất ý tưởng của thuyết Plato mới -, hơn là với phần thứ hai nơi sự vận động tiến lên bằng sự phản tư, hay với phần thứ ba nơi sự vận động tiến lên bằng sự PHÁT TRIỂN, đặc biệt là của cái PHỔ BIẾN sang cái ĐẶC THÙ và cái CÁ BIỆT.
Các cấu trúc nhịp ba trong các lĩnh vực của Tự NHIÊN và tinh thần (chẳng hạn như Ý CHÍ) thường được xem xét dựa vào các nhịp ba từ phần ba quyển KHLG, đặc biệt là nhịp ba: phổ biến-đặc thù-cá biệt, các SUY LUẬN liên quan đến chúng, khái niệm-PHÁN ĐOÁN-suy luận, và KHÁI NIỆM-THựC TẠI-Ý NIỆM. Nhịp ba chủ đạo đối với Hegel là nhịp ba của bản thân tinh thần: tinh thần (1) là cái Tôi tự-khép kín; (2) có một ĐỐI TƯỢNG đối lập với nó; và (3) “bao trùm” (übergreift) và thải hồi đối tượng ấy, giống như “ánh sáng vốn là cái biểu hiện chính nó và cũng biểu hiện cái gì đó khác” (BKTIII, §413). Tinh thần bao trùm và hợp nhất, nhưng vẫn bảo lưu các mặt đối lập. Vì thế, Hegel không phải là nhà nhất nguyên luận và cũng không phải là nhà nhị nguyên luận; ông không đơn giản là “nhà duy tâm” tương phản với “nhà duy vật”, hay là người theo một cái “ism7“thuyết” nào đó để đối lập lại với cái đối lập với nó.
Đinh Hồng Phúc dịch