Mục đích luận [Đức: Teleologie; Anh: teleology]
Xem thêm: Mục đích, Tính hợp mục đích, vương quốc của các mục đích, Kỹ thuật,
Một sự cắt nghĩa theo mục đích luận là một sự cắt nghĩa dựa vào các mục đích chung cuộc. Các nguồn gốc của nó nằm trong sự phân biệt của Aristoteles giữa nguyên nhân chất liệu/ vật chất, nguyên nhân hình thức/ mô thức, nguyên nhân tác động/ vận động và nguyên nhân mục đích, vốn được ông áp dụng để cắt nghĩa sự thay đổi vật lý. Nguyên nhân mục đích hay “vì lợi ích của nó” mà một sự vật được làm ra” (1941, 195a, 33) được áp dụng cho cả sự thay đổi vật lý lẫn hành động của con người. Những cắt nghĩa theo mục đích luận được áp dụng cho cả tự nhiên lẫn hành động, cho đến đầu thời hiện đại khi Galileo bác bỏ mọi nguyên nhân của Aristoteles, và Descartes loại bỏ các nguyên nhân mục đích ra khỏi sự giải thích về sự thay đổi vật lý để ủng hộ cho các nguyên nhân tác động/ vận động. Tuy nhiên, Kant đã lập luận ủng hộ một vai trò hạn chế cho các nguyên tắc mục đích luận để bổ sung cho những sự giải thích cơ giới. Trong Phần II của cuốn PPNLPĐ, ông trình bày một “Phêphán Năng lực Phán đoán Mục đích luận” gồm một phân tích pháp, một biện chứng pháp và một học thuyết về phương pháp, xác lập những ranh giới cho sự sử dụng chính đáng năng lực phán đoán mục đích luận (xem thêm vê sự Sứ dụng các Nguyên tắc Mục đích luận trong Triết học, 1788). Các phán đoán mục đích luận có thể bổ sung cho phán đoán xác định như một “nguyên tắc điêu hành” cho phán đoán phản tư, và vì thế mở rộng “khoa học tự nhiên của ta dựa theo một nguyên tắc khác, đó là nguyên tắc về những nguyên nhân mục đích mà không gây tổn hại gì đến nguyên tắc về tính nhân quả Cổ giới” (PPNLPĐ, § 67). Các phán đoán mục đích luận không thể được sử dụng đon thuần để gán các mục đích của con người cho các đối tượng của tự nhiên, tức chỉ đon thuần là một hình thức của “sự suy diễn tùy tiện để đẩy bừa khái niệm “mục đích” vào trong bản tính tự nhiên của sự vật”, nhưng có thể đóng vai trò như một phưong tiện để đạt đến sự hoàn tất có hệ thống của nhận thức của chúng ta. Hay nói khác đi, các nguyên tắc mục đích luận không có ý nghĩa giải thích nào hết (PPNLPĐ, § 61).
Mục đích luận xứng đáng với tên gọi của nó trong triết học thực hành của Kant, dù nó không còn được xem như mục đích luận đúng nghĩa nữa. Với Kant, cái làm cho các phán đoán thực hành có tính mục đích luận là việc chúng quy chiếu đến một mục đích. Co sở của sự tự-quy định của ý chí là một “mục đích” (CSSĐ, tr. 427, tr. 35) và vì thế về mặt kỹ thuật thì mọi phán đoán luân lý, do bởi chúng bị quy định bởi một mục đích, đều có tính mục đích luận. Tuy nhiên, chúng không có tính mục đích luận theo nghĩa là gán ý nghĩa cho một hành động đã hoàn tất, mà chỉ trong chừng mực những mục đích ấy đóng vai trò như những xu hướng hoặc những động Cổ cho sự quy định của ý chí. Mặc dù hai hình thức của phán đoán mục đích luận có vẻ được đối lập thành mục đích luận tự nhiên và mục đích luận luân lý (theo cách nói của PPNLPĐ Phần II), Kant đã cố gắng hợp nhất chúng thành một “cứu cánh tối hậu” của sự tự do của con người đang đào luyện chính mình trong việc đề ra các quy luật tự nhiên và quy luật luân lý. Trên phưong diện này, mục đích luận có thể được xem như đóng một vai trò cốt yếu trong triết học phê phán, không những trong việc mở rộng lĩnh vực của nhận thức về tự nhiên như một nguyên tắc điều hành, và trong hành động như nguồn suối cho những phán đoán luân lý có tính hướng đích, mà trên hết là trong việc hội nhập vưong quốc của tính tất yếu tự nhiên với vưong quốc của sự tự do thực hành.
Hoàng Phú Phương dịch