Nghĩa vụ [Đức: Pflicht; Anh: duty]
Xem thêm: Mệnh lệnh nhất quyết, Tự do, Mệnh lệnh, Xu hướng, Quy luật, Châm ngôn, Quyền tự nhiên, Con người [đích danh], Tôn kính,
Là một khái niệm trung tâm trong triết học thực hành của Kant, những nguồn gốc xa xưa của “nghĩa vụ” nằm trong sự phê phán của phái Khắc kỷ về Đạo đức học cổ điển. Những nhà khắc kỷ đã thay thế “sự Thiện-tối cao” cổ điển như chuẩn mực chính cho hành động đạo đức bằng chuẩn mực về “sự chính trực của hành động” hay hành động trong sự phù hợp với “lý do đúng”. “Sự chính trực” của một hành vi phụ thuộc vào tâm thế của người thực hiện, chứ không phụ thuộc vào những hệ quả của hành vi ấy. Tâm thế đúng đắn cốt yếu ở việc hành động nhất trí với các nghĩa vụ vốn được áp đặt bởi cả lý tính phổ quát lẫn những hoàn cảnh đặc thù (xem Cicero, De officiis [Vê những Nghĩa vụ]). Dù Kant hoàn toàn quen thuộc với phái Khắc kỷ được ông thường quy chiếu xuyên suốt trong các trước tác của ông, thì nguồn suối gần hon cho nghiên cứu của ông về nghĩa vụ là sự hồi sinh của phái Khắc kỷ vào thế kỷ XVII ở Hà Lan, một học phái có tầm quan trọng đặc biệt trong nước Phổ (xem Oestreich, 1982). Việc tiếp thu các bản văn của phái Khắc kỷ chịu ảnh hưởng bởi ba nhân tố: một là, sự nhấn mạnh của đạo Tin Lành lên ý đồ hon là lên thành quả; hai là, lý thuyết về các quyền tự nhiên với sự nhấn mạnh của nó lên “lý do đúng”; và ba là, những thực hành kỷ luật của nhà nước cảnh sát [police state] đầu thời hiện đại (xem Gaygill, 1989, Chương 3). Xuất phát từ Pufendorf (1672), những yếu tố này đã cung cấp nguyên liệu cho triết học thực hành trong các đại học của nước Phổ, trước tiên là qua Thomasius (xem Bloch, 1968), rồi sau đó, trên hết, là thông qua Christian Wolff (1720, 1721).
Triết học thực hành của Wolff - cuốn Vernünftige Gedanken von der Menschen Thun und Lassen zu Beförderung ihrer Glückseligkeit [Những Ỷ kiến hợp lý vê Hành vi và Hạnh kiểm của con người nhằm nâng cao hạnh phúc của họ] (1720) - là một nỗ lực muốn làm cho nghiên cứu mới mẻ của phái Khắc kỷ về nghĩa vụ thích hợp với khái niệm của Aristoteles về sự Thiện-tối cao. Phần 1, gồm 3 chương về “Hành vi của con người nói chung”, bàn về sự Thiện-tối cao - tức phải hành động dựa theo quy luật tự nhiên - và những trở ngại mà các giác quan, trí tưởng tượng và những sự kích động gây ra cho nó. Ba phần còn lại của quyển này, gồm 15 chương, quan tâm chuyên biệt đến nghĩa vụ được định nghĩa như “những hành vi nhất trí với quy luật” (§ 221). Phần 2 trình bày “Những nghĩa vụ của con người hướng vê bản thân họ”; Phần 3 trình bày “Những nghĩa vụ của con người hướng vê Thượng đê”; và Phần 4 trình bày “Những nghĩa vụ của con người hướng về những người khác”. Bản văn này đã sinh ra một trường phái triết học thực hành của Wolff, với văn liệu của nó gồm 2 bản văn của môn đệ của Wolff là Baumgarten (Ethica philosophica [Đạo đức học triết học], 1740, và Initiae philosophiae practicae primae [Nhập môn Triết học thực hành đệ nhất], 1760), mà Kant đã sử dụng như Cổ sở cho các bài giảng của ông về Đạo đức học. Kant đã phát triển triết học thực hành của ông trong quá trình bình giải về những bản văn này trong các bài giảng của ông, và do đó sự nhấn mạnh của ông lên nghĩa vụ trên một vài phưong diện nào đó là thuộc về phần truyền thống triết học thực hành của nước Phổ. Tuy nhiên, trong triết học phê phán của mình, ông đã biến đổi truyền thống này, vừa duy trì hình thức của quan niệm về nghĩa vụ đồng thời xây dựng lại tận gốc nội dung của nó.
Trong quyển Những bài giảng vê Đạo đức học của Kant [ĐĐH], “luân lý thiết yếu” được trình bày như đồng nghĩa với “những nghĩa vụ riêng của ta hướng đến tất cả mọi sự trong thế giới” (tr. 117). Thế đứng này được duy trì trong triết học thực hành phê phán, nổi nó được phát triển thành ba nhóm chủ đề: a) định nghĩa về nghĩa vụ, những nguồn suối và chức năng của nó trong một nghiên cứu về hành động luân lý; b) những tình thái của nghĩa vụ (hoàn hảo/không hoàn hảo, v.v...); c) những đối tượng của nghĩa vụ (tự ngã, những người khác, Thượng đế, các loài vật, tự nhiên). Định nghĩa nhấn mạnh sự quan tâm của Kant về phưong cách sống trong đời, một viễn tượng vốn thường bị lãng quên trong những lý giải quá hẹp về triết học thực hành của ông.
Trong Lời tựa cho CCSHĐ, phát biểu đầu tiên về triết học thực hành thời trưởng thành của ông, Kant phân biệt dự án phê phán của ông với “triết học luân lý của Wolff thời danh” (tr. 390, tr. 3), và nhất là với môn học dự bị của nó mà Wolff “gọi là triết học thực hành phổ quát”. Wolff bị phê phán vì đã đặt Cổ sở cho triết học thực hành của mình trên “quan năng ý chí nói chung”, và vì thế đã nối kết các yếu tố thuần túy với các yếu tố thường nghiệm, trái lại, môn học dự bị phê phán (CSSHĐ, PPLTTH) của Kant cho triết học thực hành sẽ nghiên cứu “ý niệm và những nguyên tắc về một ý chí thuần túy khả hữu, chứ không phải những hành động và những điều kiện của quan năng ý chí xét như quan năng ý chí của con người” (CSSHĐ, tr. 399, tr. 4). Những nỗ lực của Kant trong việc phân biệt triết học thực hành của ông với triết học thực hành chính thống của Wolff đã dẫn ông đến lập luận trong CSSHĐ cho một định nghĩa đã được làm trong sạch hết mức về nghĩa vụ như “một sự tất yếu thực hành vô điều kiện của hành động, có giá trị cho mọi hữu thể có lý tính (mệnh lệnh chỉ có thể được áp dụng duy nhất cho những hữu thể có lý tính này mà thôi) và vì lý do này nên chỉ có nó mới có thể là một quy luật cho mọi ý chí của con người” (CSSHĐ, tr. 425, tr. 33).
Trong PPLTTH, Kant xác nhận rằng nghĩa vụ là riêng có của con người, nhưng ông không thừa nhận rằng nó bị quy định về mặt nhân học. Mọi hữu thể có lý tính đều phục tùng quy luật phổ quát, nhưng chỉ con người mới kinh nghiệm được sự phục tùng này trong hình thức của một mệnh lệnh, mà do bởi nguồn suối vô điều kiện của nó, mệnh lệnh ấy là có tính nhất quyết. Hình thức phục tùng này là tất yếu vì con người không chỉ có một “ý chí thuần túy” mà còn có “những nhu cầu và những động cơ cảm tính” vốn xung đột với ý chí ấy. Sự căng bức giữa ý chí thuần túy với những động cơ cảm xúc xuyên suốt trong ý hướng của con người đòi hỏi rằng mối quan hệ của ý chí con người với quy luật phải là “một quan hệ của sự lệ thuộc dưới tên gọi “bổn phận” (Verbindlichkeit)” “bao hàm một sự cưỡng chế về hành vi” (PPLTTH, tr. 32). Sự cưỡng chế này “được gọi là nghĩa vụ” và đối lập những cơ sở chủ quan với cơ sở khách quan của sự thúc đẩy trong một ý chí, dù “bị kích động vê phương diện sinh lý”, [nhưng] không bị quy định về phương diện sinh lý.
Kant tạo ra một sự phân biệt quan trọng giữa hai chức năng của nghĩa vụ: trong chức năng đầu, nghĩa vụ “đòi hỏi hành vi, về mặt khách quan, phải nhất trí với quy luật”, còn ở chức năng sau, nó “đòi hỏi” châm ngôn của hành động, “về mặt chủ quan”, “sự tôn kính đối với quy luật như là phương thức quy định duy nhất đối với ý chí” (PPLTTH, tr. 82, 84). Cái đầu cốt yếu ở “ý thức rằng đã hành động phù hợp [bê ngoài] với nghĩa vụ” và được gọi là “tính hợp lệ/hợp pháp” (legality), trong khi cái sau là ý thức về hành vi được làm “từ nghĩa vụ, nghĩa là chỉ đơn thuần vì quy luật” và là luân lý (morality) đích thực. Với sự phân biệt này, Kant đã đặt cơ sở luân lý của ông trên ỷ đồ, vì trong khi ta có thể thực hiện hành vi dựa theo nghĩa
vụ với những châm ngôn bị quy định bởi xu hướng, thì hành động luân lý chỉ được tiến hành từ nghĩa vụ, tức là, dựa theo những châm ngôn có thể phù hợp với quy luật. Sự phân biệt này đóng vai trò như một môn học dự bị cho sự phân chia quyển SHHĐL về sau thành học thuyết về pháp quyền và học thuyết về đức hạnh.
Trong câu cảm thán thời danh, nếu không nói là tai tiếng, của ông về nghĩa vụ - “Nghĩa vụ! ôi danh hiệu vĩ đại và cao cả của ngưoi...” - Kant thẩm tra về phả hệ học của nghĩa vụ, “một gốc rễ kiêu hãnh vứt bỏ hết mọi sự dính líu với những xu hướng...” (PPLTTH, tr. 87, 89). Nó phát sinh trong một nguồn suối “nâng con người lên trên chính mình (xét như một bộ phận của thế giới cảm tính)” và không gì khác hon là “NHÁN CÁCH CON NGƯơr hay “sự tự do, và độc lập đối với Cổ chế máy móc của toàn bộ giới tự nhiên”, một tồn tại thuộc về “thế giới khả niệm” và phục tùng chỉ duy “những quy luật thuần túy thực hành được mang lại bởi chính lý tính của mình” (sđd, nt). Nguồn suối này của nghĩa vụ là sự tự ban bố quy luật của lý tính con người, có thể có được nhờ tính cách song đôi của con người, tức sống trong cả vưong quốc của tự nhiên và vưong quốc của tự do. Khi chúng ta xem xét các quy luật ấy dưới phưong diện thiêng liêng, “quy luật luân lý sẽ dẫn đến tôn giáo” (PPLTTH, tr. 129, 134) trong đó mọi nghĩa vụ được thừa nhận như những điều răn (hay mệnh lệnh) thiêng liêng, nhưng những điều răn ấy không bao giờ có thể được hoàn thành trọn vẹn. Kant đưa ra động thái này vào cuối tác phẩm PPLTTH để chuẩn bị cho sự du nhập trở lại “sự Thiện-tối cao” vào trong triết học thực hành của ông. Điều này rốt cuộc đã được hoàn tất trong PPNLPĐ (§83), nhưng trên hết là trong TG, trong cuốn ấy, con người theo đuổi nghĩa vụ vì lợi ích của một sự Thiện tối cao mà việc làm chủ nó là nằm trong bàn tay của Thượng đế: ở đây “đối với mỗi nghĩa vụ, con người không biết điều gì khác hon ngoài việc phải thực hiện nó để được xứng đáng với sự Thiện tối cao, tức với cái bất khả tri này, hay ít ra là bất khả tri đối với con người” (TG, tr. 139, 130).
Trong SHHĐL, Kant trình bày “hệ thống những nghĩa vụ đích thực của chúng ta đối với mọi thứ” trên Cổ sở của khái niệm về nghĩa vụ đã được khảo sát kỹ lưỡng một cách có phê phán đã được phát triển trong CSSĐ và PPLTTH. Các nghĩa vụ trước tiên phải phục tùng một sự phân biệt về loại trong các phưong thức và các đối tượng của chúng, rồi sau đó phục tùng một sự chia nhỏ hon nữa. về phưong diện các phưong thức của nghĩa vụ, Kant phân biệt nghĩa vụ pháp lý với nghĩa vụ luân lý, nghĩa vụ tích cực với nghĩa vụ tiêu cực, và nghĩa vụ hoàn hảo với nghĩa vụ không hoàn hảo. Hai sự phân biệt sau, được rút ra từ sự tưong tự với lý thuyết về các quyền, liên quan đến độ rộng và chiều hướng tưong đối của những bổn phận mà các nghĩa vụ mang lại. Các nghĩa vụ không hoàn hảo có phạm vi rộng, trong khi các nghĩa vụ hoàn hảo có phạm vi hẹp; các nghĩa vụ tích cực có tính chất buộc phải làm, các nghĩa vụ tiêu cực có tính chất cấm đoán. Sự phân biệt các nghĩa vụ pháp lý với các nghĩa vụ luân lý tưong đưong với sự phân biệt giữa “phù hợp [bê ngoài] với nghĩa vụ” với “từ nghĩa vụ”, mặc dù với một số sự phân biệt quan trọng. Ở đây, Cổ sở cho sự phân biệt là liệu sự ban bố quy luật có thừa nhận một động Cổ cho hành động hay không, hoặc chỉ mình ý niệm này thôi cũng đủ. Cái trước làm nảy sinh tính hợp pháp của quy luật, cái sau làm nảy sinh luân lý [giá trị luân lý] của nó (SHHĐL, tr. 219-220, tr. 46-47). Cuối cùng, Kant cũng phân biệt trong SHHĐL giữa các đối tượng của nghĩa vụ, trải dài từ các nghĩa vụ với Thượng đế, với loài vật và với con người, trong đó con người được xem như vừa có lý tính vừa là sinh vật. Những suy xét này được khảo sát bằng một sự biện bác thật tài tình tuy cũng cực kỳ đáng ngờ.
Nghiên cứu của Kant về nghĩa vụ từng là chủ đề phê phán và chế giễu liên tục trong gần hai thế kỷ. Hegel, Schopenhauer và Nietzsche, dù có những sự khác biệt giữa họ, đều đồng thanh căm ghét việc nghiên cứu dựa trên một sự phân biệt giả danh Platon và có tính cực kỳ áp chế giữa thế giới khả giác và thế giới khả niệm, một sự phân biệt vốn đã bị đào xới có phê phán trong PPLTTT. Phản ứng này nâng đỡ cho quan niệm rộng rãi rằng với nghiên cứu về nghĩa vụ, Kant chỉ biện minh đon thuần cho một trong những “đức hạnh không mấy hấp dẫn của nước Phổ”. Cách nhìn phê phán được chia sẻ nhiều hon đã xem triết học thực hành của Kant như một nghiên cứu tiên nghiệm, duy nghĩa vụ (deontological) về hành động luân lý. Với những sự lý giải này, phần lớn bối cảnh và sự tinh tế của các bản văn của Kant đã bị đánh mất; vì để đánh giá đầy đủ nghiên cứu của Kant về nghĩa vụ cần phải được đặt trong bối cảnh của truyền thống rộng hơn gồm những trước tác của phái Tân-Khắc kỷ về nghĩa vụ, và những hoàn cảnh tôn giáo và chính trị đặc trưng của nước Phổ đối với việc tiếp nhận nó.
Hoàng Phú Phương dịch