Phán đoán phản tư (năng lực) [Đức: reflektierende Urteilskraft; Anh: reflective judgement]
Xem thêm: Phán đoán xác định, Phán đoán, Phản tư,
Trong Lời tựa cho lần xuất bản thứ nhất và thứ hai của cuốn PPNLPĐ, Kant phân biệt giữa hình thức phán đoán xác định và hình thức phán đoán phản tư. Năng lực phán đoán nói chung được mô tả như “quan năng suy tưởng cái đặc thù như là được chứa đựng bên dưới cái phổ biến. Nếu cái phổ biến đã được mang lại, thì năng lực phán đoán làm công việc thâu gồm cái đặc thù vào dưới cái phổ biến ấy được gọi là năng lực phán đoán xác định” (PPNLPĐ, § IV). Mặt khác, nếu “[chỉ] cái đặc thù đã được mang lại và còn phải đi tìm cái phổ biến cho nó, thì bấy giờ, năng lực phán đoán sẽ đon thuần ìàphản tứ” (sđd). Năng lực phán đoán phản tư “có nhiệm vụ đi từ cái đặc thù trong Tự nhiên tiến lên đến cái phổ biến” và, Kant nói, “lại cần đến một nguyên tắc”. Nguyên tắc này không thể là một nguyên tắc phổ biến, vì điều này hẳn sẽ tạo thành phán đoán xác định, nhưng được Kant định vị trong việc năng lực phán đoán đề xuất cho chính nó nguyên tắc phản tư của “tính hợp mục đích của tự nhiên”.
Trong PPNLPĐ (DN I) §v - “Về năng lực phán đoán phản tư” - Kant còn nói rõ hon nhiều. Ông cho rằng năng lực phán đoán được xem hoặc
như một năng lực phản tư về một biểu tượng đã được mang lại dựa theo một nguyên tắc, hoặc như một năng lực tạo nên các khái niệm xác định bằng một sự hình dung thường nghiệm. Cái trước “so sánh và nối kết những biểu tượng được mang lại hoặc với những biểu tượng khác, hoặc với các quan năng nhận thức của con người...”, trong khi cái sau niệm thức hóa các khái niệm được mang lại. Trong trường hợp trước, ở đó không khái niệm thích hợp nào được mang lại để năng lực phán đoán tiến hành một cách phản tư, hoặc bằng cách so sánh và nối kết các khái niệm lại với nhau dựa theo “một nguyên tắc phổ biến nhưng bất định về một trật tự có hệ thống và có mục đích của tự nhiên - gọi là Kỹ năng hay nghệ thuật của tự nhiên”, hoặc bằng sự so sánh và nối kết những khái niệm ấy với sự tưong tác hài hòa của các quan năng nhận thức [giác tính và trí tưởng tượng]” (§V). Cái trước mang lại các phán đoán mục đích luận phản tư, cái sau mang lại các phán đoán thẩm mỹ phản tư. Phân tích pháp và biện chứng pháp về các phán đoán này hình thành hai chưong chính của PPNLPĐ.
Kant đôi lúc gợi ý trong PPNLPĐ rằng các phán đoán phản tư theo nghĩa nào đó là ưu việt hon phán đoán xác định. Chính chúng mới tạo thành nhịp cầu nối giữa ba lĩnh vực: lý tính lý thuyết, lý tính thực hành và năng lực phán đoán. Gợi ý này tỏ ra rất có ích, với các tác giả như Schelling (1800) và Nietzsche (1901) nỗ lực phát triển xa hon những ẩn ý của Kant về tiềm lực của một siêu hình học hậu-phê phán đặt Cổ sở trên năng lực phán đoán phản tư. Chủ đề này đã quay trở lại nổi bật trong tác phẩm của Arendt (1989) - bà quan niệm về phán đoán chính trị dựa trên phán đoán phản tư - và cùng với Lyotard (1983), người đã sử dụng phán đoán phản tư như một phưong tiện tra hỏi những cấu trúc phán đoán xác định, giáo điều nhan nhản trong các xã hội hiện đại. Cả hai nhà tư tưởng này đều rất phấn khích trước tiềm năng tăng cường sự tự do được bao hàm trong việc tạo ra các phán đoán mà không có một quy luật có sẵn.
Châu Văn Ninh dịch