Trừu tượng (hóa, sự) [Hy Lạp: aphairesis; Latinh: abstrahere; Đức: Abstraktion; Anh: abstraction]
Xem thêm: Khái niệm, Thường nghiệm, Trực quan, Phản tư,
Có ba lần (LA §6; PH tr. 199, 117; L tr. 592-593) Kant nhắc đến một “sự cực kỳ hàm hồ” trong khái niệm về sự trừu tượng mà “nhất định phải ưu tiên dọn sạch trước để nó không phá hỏng sự nghiên cứu của chúng ta về những sự vật một cách trí tuệ” (LA §6). Ông phân biệt giữa “việc trừu xuất [rút ra] cái gì đó từ [cái gì]” (abstrahere aliquid) và “trừu xuất [gạt bỏ] [cái gì] khỏi cái gì đó” (abstrahere ab aliquo) (L, tr. 592). Ông khẳng định rằng “một khái niệm có tính trí tuệ trừu xuất từ những sự vật cảm tính, nhưng không thoát ly khỏi những sự vật cảm tính, và có lẽ đúng hơn nên được gọi là abstracting hơn là abstract” (LA §6). Một nhà hóa học [tiến hành] trừu tượng hóa theo nghĩa đầu khi cô lập một chất lỏng khỏi chất đặc, trong khi nhà triết học “trừu tượng hóa [gạt bỏ] cái gì mà họ, theo một cách dùng nhất định về khái niệm ấy, không muốn xét đến” (PH, tr. 199, 117). Kant minh họa sự trừu tượng triết học bằng ví dụ về màu: “với một cái áo màu đỏ chẳng hạn, nếu tôi chỉ nghĩ về màu đỏ, thì tôi trừu xuất nó ra khỏi cái áo” (L, tr. 592); ông không trừu xuất [rút ra] một tính chất “đỏ” từ cái áo, mà chỉ xem xét nó trong sự trừu tượng hóa [thoát ly, tách rời] khỏi cái áo.
Mặc dù vấn đề về sự trừu tượng lúc đầu là thứ yếu đối với triết học phê phán, nhưng nó đã trở thành một vấn đề chính yếu trong việc bảo vệ nó chống lại những phản bác duy nghiệm. Kant đã sử dụng nó để phân biệt nghiên cứu của ông về nguồn gốc của các khái niệm với các luận cứ quy nạp như của Eberhardt (xem PH). Kant phân biệt hai nghĩa của sự trừu tượng: 1) như một nghiên cứu quy nạp về sự phát sinh các khái niệm từ kinh nghiệm; 2) như một sự chuyên biệt hóa cách sử dụng các khái niệm. Trong việc tạo ra sự phân biệt này, Kant thừa nhận ông mang ổn triết học trung cổ: “Việc không biết đến sự phân biệt kinh viện này thường làm sai lệch phán đoán về đối tượng” (PH, tr. 199, 117), mặc dù nguồn suối gần nhất của ông có vẻ như là cuộc tranh cãi giữa Locke và Leibniz.
Sự hàm hồ mà Kant đề cập đầu tiên xuất hiện nổi hai bàn luận tư ổng phản của Aristoteles về sự trừu tượng trong Analytica Posteriora [Phân tích pháp II] và De Anima [Bàn về Linh hồn]. Cả hai đều là phê phán việc Plato phân ly các ý niệm khỏi vật chất, nhưng bằng những điểm nhấn mạnh hết sức khác nhau. Phê phán đầu là một nghiên cứu quy nạp về các nguồn gốc của các ý niệm trong tri giác cảm tính (Aristoteles, 1941, 81 b, 1-9), trong khi phê phán thứ hai dựa vào hoạt động tưởng tượng của trí tuệ chủ động (43 lb, 13-21) trong việc phân ly các ý niệm khỏi sự hiện thể hóa [instantiation] mang tính vật chất của chúng.
Aquinas, khi bình giải về đoạn văn của Aristoteles, đã báo trước sự phân biệt của Kant giữa sự trừu tượng hóa khỏi những cái đặc thù trong việc tìm kiếm một loài [genus] (tức loài từ những giống [species]) với sự trừu tượng hóa quy nạp về một loài từ những sự vật cá biệt (Aquinas, 1951, tr. 451; xem thêm Aquinas, 1952, 1 85, 1). Tuy nhiên, ông cho rằng sự đặc trưng hóa tĩnh lược của Aristoteles về nghĩa đầu tiên của sự trừu tượng dựa vào “trí tuệ, vốn là tư duy chủ động, chính là các đối tượng mà nó tư duy” (Aristoteles, 1941, 431b, 18) rốt cuộc đã tạo ra một nan đề (aporia) siêu hình học về địa vị của những sự trừu tượng không mang tính ý thể cũng không mang tính vật chất này [tức loài và giống]. Bởi vì bản thân giống hay các tính chất trình ra cho trí tuệ và trí tuệ ấy trừu tượng ra từ chúng đã là sản phẩm của một sự trừu tượng sơ khởi.
Lịch sử tiếp theo của khái niệm về sự trừu tượng được đặc trưng hóa bằng những nỗ lực khác nhau muốn làm sáng tỏ sự hàm hồ giữa nghĩa siêu nghiệm và nghĩa quy nạp của nó, đạt đến đỉnh cao trong cuốn Disputationes Metaphysicae [Những tranh cãi siêu hĩnh học] năm 1597 có ảnh hưởng của Suarez (Suarez, 1976). Tuy nhiên, trong thế kỷ XVII, đầu tiên là Hobbes và tiếp sau là Locke, sự nghiên cứu quy nạp về sự phát sinh các khái niệm đã chiếm ưu thế. Locke định nghĩa sự trừu tượng như tiến trình mà “nhờ đó các ý niệm được rút ra từ các tồn tại đặc thù trở thành những biểu tượng tổng quát về mọi cái thuộc cùng một loại (kind) giống nhau” (1690, tr. 74). Leibniz phê phán quan niệm này trong cuốn Nouveaux essais sur Ventendement humain [Những luận văn mới vê giác tính của con người], theo đuổi nghĩa siêu nghiệm về sự trừu tượng như bao hàm “một sự đi ngược lên từ giống đến loài, hơn là từ các cá thể đến giống” (Leibniz, 1765, tr. 289).
Kant đi theo Leibniz trong việc cự tuyệt xem sự trừu tượng như mang lại một nghiên cứu về các nguồn gốc quy nạp của các khái niệm hoặc các trực quan. Không gian và thời gian chắc chắn là được trừu tượng từ kinh nghiệm, nhưng không theo nghĩa là được rút ra từ kinh nghiệm; chúng cần được xem xét trong sự trừu tượng hóa, nghĩa là tách rời khỏi kinh nghiệm (PPLTTT A 78). Tương tự, trong khi logic hình thức trừu tượng hóa [thoát ly] khỏi mọi nội dung của kinh nghiệm, thì bản thân nó lại không được trừu xuất hay được rút ra từ kinh nghiệm (A 131/ B 170). Kant minh họa cách sử dụng này về sự trừu tượng hóa bằng ví dụ về khái niệm về vật thể. Các tính chất như kích thước, màu sắc, độ cứng và tính lỏng không được thoát ly khỏi vật thể, mặc dù khái niệm về vật thể có thể được xem xét trong sự thoát ly [sự trừu tượng hóa] khỏi chúng (L, tr. 593). Đối với sự hình thành khái niệm, sự trừu tượng chỉ là “điều kiện tiêu cực”, thực hiện chức năng điều hành cho việc thiết lập những ranh giới của một khái niệm trước khi tiến hành “những điểu kiện tích cực” mang tính cấu tạo của sự so sánh và phản tư (L, tr. 592).
Trong ĐLPĐ và NLH, Kant tiếp tục mô tả sự trừu tượng như sự phủ định về sự chú ý, hay sự tách biệt có suy xét về một ấn tượng của giác quan ra khỏi mọi ấn tượng khác, được minh họa bằng ví dụ về “việc nhắm mắt trước những thiếu sót của những người khác” (NLH §3). Nghĩa này là cốt yếu trong PPNLPĐ, nổi mà phán đoán thẩm mỹ phải trừu tượng hóa khỏi cả khái niệm lẫn chất liệu của một đối tượng thẩm mỹ. Điều này không có ý nói rằng các đối tượng này tồn tại, hoặc phải tồn tại, mà không cần nội dung khái niệm và nội dung chất liệu, trái lại, có nghĩa rằng nội dung này phải được xem nhẹ, hoặc được trừu tượng hóa [lược bỏ đi], khi đưa ra một phán đoán thẩm mỹ.
Các phê phán duy nghiệm đối với Kant phần lớn là tái lập một nghiên cứu quy nạp về sự trừu tượng, xem nó như một nguồn suối của sự hình thành khái niệm. Những người kế tục trực tiếp Kant đã phản ứng lại những phê phán này bằng cách nhấn mạnh tính cách siêu nghiệm của sự trừu tượng. Điều này đã dẫn đến sự mổ hồ hon về sự trừu tượng và sự phân tích, một sự mổ hồ vẫn còn hiển hiện trong sự bình giải của Paton (1936, tr. 250). Tuy nhiên, Kant cẩn thận phân biệt giữa sự trừu tượng và sự phân tích: sự trừu tượng tách biệt một tính chất riêng lẻ khỏi một cái tổng thể đa hợp, trái lại sự phân tích phân biệt mọi tính chất hiện có với nhau. Trong khi sự phân tích là cốt yếu đối với nghiên cứu của Kant về sự hình thành khái niệm, sự trừu tượng lại đóng một vai trò nhỏ.
Trong sự phát triển triết học phê phán của Fichte trong suốt thập niên 1790, sự trừu tượng được nâng lên thành “một năng lực tuyệt đối” thậm chí thành “chính bản thân lý tính”-, “tức cùng một năng lực đã được Kant lấy làm đối tượng cho nghiên cứu của ông trong PPLTTT” (Fichte, 1794, tr. 216). Chính sự trừu tượng đã loại bỏ mọi đối tượng của ý thức chỉ chừa lại mỗi cái Tôi [Ich] - là cái quy định và được quy định bởi chính nó - và cái Không-Tôi [Nicht Ich]. Ở đây, sự trừu tượng trở thành “điểm phân biệt vững chắc giữa khách thể và chủ thể” và là nổi chốn để rút ra các khái niệm của khoa học nhận thức lý thuyết và thực hành.
Hegel đã phê phán việc Fichte đã nâng sự trừu tượng thành trung tâm của triết học bằng hai lý lẽ. Sự trừu tượng là công việc của ý thức tự nhiên, đối lập lại với tư tưởng cụ thể của ý thức triết học. Những biểu tượng trừu tượng thông thường như “con người, ngôi nhà, con vật” “chẳng giữ lại chức năng nào của khái niệm ngoài chức năng về tính phổ biến, chúng loại tính đặc thù và tính cá biệt ra khỏi sự nghiên cứu” (Hegel, 1830, tr. 295; xem thêm tr. 180). Nghiên cứu của Fichte về sự trừu tượng phản chiếu sự khống chế vô-triết học đối với tính đặc thù và tính cá biệt nhằm ủng hộ cho những cái phổ biến trừu tượng. Hegel mô tả những hệ quả chính trị của sự trừu tượng như vậy khi bàn về sự khủng bố trong Phänomenologie des Geistes [Hiện tượng học Tinh thần], ở đó “sự trừu tượng cùng cực” chỉ có thể phủ định cái cụ thể trong “cơn cuồng nộ của sự hủy diệt” (Hegel, 1807, tr. 359-362). Đối với Hegel, sự trừu tượng không gì khác hon là mô men phủ định của tư duy và không được phép chế ngự sự hình thành các khái niệm.
Sự nhạy cảm của Kant đối với “sự hàm hồ” của sự trừu tượng hầu như không còn ảnh hưởng những người kế tục ông nữa, họ đã sử dụng khái niệm ấy như một phưong tiện nối kết những lập luận quy nạp và siêu nghiệm. Một ngoại lệ thú vị là Marx, người đã phân biệt nghiêm ngặt hai nghĩa của sự trừu tượng. Trong Góp phần Phê phán khoa kinh tẽ chính trị học, ông phê phán kinh tế chính trị học vì đã biến những sự trừu tượng có tính quy nạp như “sự sản xuất nói chung”, “dân số” và “lao động” thành những phạm trù siêu nghiệm và vì thế thành những phạm trù siêu-lịch sử. Đi theo Kant và truyền thống kinh viện, Marx giới ước việc sử dụng những sự trừu tượng vào việc vạch trần những sự khác biệt đặc thù thông qua sự so sánh với “những tính chất chung”, trong trường hợp của ông, đó là giữa những hình thái xã hội khác nhau và những tính chất riêng mà chúng có vẻ như cùng có chung với nhau (Marx, 1859, tr. 190-191, 206-210).
Phần đóng góp của sự trừu tượng trong các nghiên cứu quy nạp và tâm lý học nửa sau thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX về sự hình thành khái niệm đã bị hạ thấp. Husserl kiên trì kết hợp sự trừu tượng với sự quy nạp, và phân biệt nó với “sự quy giản hiện tượng học” (Husserl, 1913, tr. 81, 141 - 142; 1948, tr. 345), dù sự quy giản hiện tượng học rất gần gũi với định nghĩa không-quy nạp của Kant về sự trừu tượng.
Hoàng Phú Phương dịch