Lý tính thuần túy [Đức: reine Vernunft; Anh: pure reason]
Xem thêm: Phê phán lý tính thuần tuý,
Lý tính thuần túy vốn là một thuật ngữ được các triết gia trường phái Wolff sử dụng để mô tả triết học của họ. Meissner, trong Philosophisches Lexicon [Từ vựng triết học] (1737) theo trường phái Wolff, định nghĩa lý tính thuần túy là “một nhận thức hoàn toàn riêng biệt trong đó giác tính bị tách rời khỏi giác quan và trí tưởng tượng”. Như thế, khi phê phán “lý tính thuần tuý”, Kant chủ ý phê phán hình thức này của nhận thức, đồng thời phê phán luôn cả quan điểm triết học đang thống trị [triết học Wolff] đã chủ xướng như thế. Điều này rõ ràng hon cả trong cấu trúc của quyển PPLTTT, vì nó tiến hành phê phán toàn bộ cấu trúc của hệ thống siêu hình học của Wolff với sự phân biệt thành siêu hình học tổng quát (tức bản thể học được Kant dùng Phân tích pháp siêu nghiệm để thay thế) và siêu hình học chuyên biệt (vũ trụ học thuần lý, tâm lý học thuần lý và thần học thuần lý).
Trần Kỳ Đồng dịch