Nhân quả và Tương tác (tính, sự) [Đức: Kausalität und Wechselwirkung; Anh: causality and reciprocity]
Tiếng Đức có hai từ chỉ “nhân quả”: (1) Kausalität, với tính từ kausal từ tiếng La-tinh causa; causa cũng được nhiều triết gia Đức dùng để chỉ “nguyên nhân” (Anh: “cause”), nhưng không được Hegel sử dụng, trừ khi thảo luận về các triết gia khác. (2) Ursache là từ Đức bản địa chỉ “nguyên nhân”, từ ur- (“xuất phát từ”, “căn nguyên”) và Sache (“VẬT”, “việc”, nguyên nghĩa là “trường hợp tranh tụng”, “nội dung tranh tụng”); giống như causa, vốn là một từ pháp lý để chỉ “một trường hợp dành cho hành động pháp lý”, nhưng được khái quát hóa để có nghĩa là “nguyên nhân”. Ursache tạo ra tính từ ursächlich (“có tính nguyên nhân”) và danh từ Ursächlichkeit (“tính nguyên nhân”), nhưng động từ verursachen (“tạo ra”, “gây ra”) hiếm khi xuất hiện trong nghiên cứu của Hegel về nhân quả.
Từ đối ứng với Ursache là Wirkung (“kết quả”), từ động từ wirken (“gây ra”, “tác động”). Nhưng từ Wirkung khả hàm hồ: nó có nghĩa là cái gì được tác động hay được tạo ra (gewirkte), hoặc có nghĩa là việc tạo ra cái gì đó, tính hiệu quả, sự tác động (Wirksamkeit). Vì thế, nó cũng được dùng trong các thuật ngữ Wirkung und Gegenwirkung (“tác động và phản tác động”) và Wechselwirkung (“sự hỗ tương”, sự tương tác của hai hay nhiều bản chất). Thuật ngữ quen thuộc được Hegel dùng để chỉ việc một nguyên nhân tạo ra một kết quả là setzen (“thiết định”/Anh: “to posit”), nhưng việc dùng từ này không bị giới hạn trong nghĩa nhân quả.
Hegel không phân biệt giữa Kausalität và Ursächlichkeit. Nhưng giống như các triết gia khác, ông phân biệt hai từ này với các mối QUAN HỆ khác, tưong tự, như giữa Grund và Folge (“CĂN cứ” và “hệ quả”), Bedingung và Bedingte (“ĐIỂU KIỆN” và “cái có điều kiện”), Kraft và Äusserung (“Lực” và “sự biểu hiện ra” của nó). Cả Grund và Bedingung, vừa có một sự sử dụng “lô-gíc” lẫn “thực tồn”: chúng liên quan đến việc dẫn xuất một mệnh đề từ một mệnh đề khác cũng như sự phụ thuộc của một sự kiện vào một sự kiện khác. Tuy nhiên, theo cách dùng của Leibniz, Grund bao hàm MỤC ĐÍCH, hay “nguyên nhân cứu cánh” của một vật, trong khi Ursache lại không bao hàm điều ấy. (Hegel cũng có khi dùng Endursache để chỉ “nguyên nhân mục đích”, nhưng ông phân biệt rạch ròi giữa từ này với các nguyên nhân “tác động” hay “cổ giới” tạo nên chất liệu trong nghiên cứu của ông về Ursache). Như thế, trong cách nhìn của Hegel, cả hai mối quan hệ trên có sự áp dụng rộng hon quan hệ nhân quả. Một lực, khác với một nguyên nhân, được quan niệm tổng quát hon một sự kiện đặc thù, vì lực là cái gì nằm bên dưới hay ẩn giấu hon là phoi bày ra: việc tôi bật đèn [là nguyên nhân] khiến cho ánh sáng xuất hiện, trong khi chính điện mới là lực nằm bên dưới, làm điều kiện, và được biểu hiện trong việc tạo ra hậu quả ấy, nhưng điện (lực) cũng thể hiện trong rất nhiều sự kiện khác với nhiều loại hình khác nhau.
Trong Lô-gíc học, nhất là trong KHLG, Hegel phát triển khái niệm nhân quả từ khái niệm BẢN THỂ (Substanz): bản thể, “vật hay thể nguyên thủy” (Ursache) chuyển sang các tùy thể của nó, và, do đó, tạo ra hay “thiết định” một kết quả. Nhưng nguyên nhân và kết quả là đồng nhất với nhau một cách mặc nhiên. Bởi vì, theo Hegel, không có gì trong nguyên nhân mà lại không có trong kết quả, và ngược lại không có gì trong kết quả mà lại không có ở trong nguyên nhân. Như thế, cái gì trước tiên là kết quả thì bản thân nó cũng là một nguyên nhân, và có một kết quả của chính nó; trong khi ngược lại, cái gì trước hết là nguyên nhân thì bản thân nó cũng là một kết quả và có một nguyên nhân tiếp theo của chính nó. Vì vậy, ta đi từ bản thể đơn độc tạo ra các tùy thể của nó đến một chuỗi bất tận của những nguyên nhân và kết quả. Một con đường khác để ông đạt được cùng một kết luận là: khi nguyên nhân tạo ra kết quả của nó, nguyên nhân tiêu biến hoàn toàn vào trong kết quả. Như thế kết quả không đơn giản là một kết quả, mà bản thân là “vật/việc nguyên thủy”, tức là Ursache hay nguyên nhân đã tạo ra một kết quả. Tính hàm hồ của Wirkung, không chỉ biểu thị một kết quả thụ động, mà cũng còn cho thấy sự hoạt động tích cực hay sự sản sinh ra cũng góp phần ở đây, giống như sự nối kết được Hegel nhìn thấy giữa Wirkung và Wirklichkeit (“HIỆN THựC”): kết quả, một khi đã được tạo ra, là một hiện thực độc lập, có thể sản sinh ra những kết quả của riêng mình.
Học thuyết cho rằng không có gì trong nguyên nhân lẫn kết quả mà không chứa đựng cái kia đã được Hegel diễn giải bằng hai cách khác nhau:
1. Nhờ vào chính các khái niệm về “nguyên nhân” và “kết quả”: nguyên nhân không phải là nguyên nhân, trừ khi nó có một kết quả; và kết quả không phải là kết quả, trừ khi nó là kết quả của nguyên nhân nào đó. Vì thế, hai khái niệm “nguyên nhân” và “kết quả” là không thể tách rời nhau về mặt lô-gíc.
2. Theo Hegel, vẫn có một sự đồng nhất thực tồn, nghĩa là không mang tính lô-gíc, giữa nguyên nhân và kết quả của nó. Chẳng hạn, khi mưa làm cho đất ướt, thì việc bị ướt của đất không tách rời với cơn mưa đã tạo ra nó: ướt chỉ đơn giản là mưa trong một hình thức khác. Nguyên nhân và kết quả là cùng một vật hay việc (Sache), đó là, sự ẩm ướt, thoạt đầu trong hình thức nguyên thủy và sau đó trong hình thức của việc “được thiết định”. Thật thế, chính sự phân biệt rạch ròi giữa nguyên nhân và kết quả của nó là việc làm của một “GIÁC TÍNH chủ quan”, nghĩa là một sự phân biệt do ta đưa vào trong một sự liên tục vốn thuần nhất về bản chất. Từ đó, Hegel cho rằng các mệnh đề nhân quả như: “mưa làm cho vật ướt” không phải là mệnh đề tổng hợp như quan niệm của Kant, mà là các mệnh đề phân tích hay trùng phức (lặp thừa). Suy luận sau đây là sai lầm: mưa có thể làm hay để cho vật khô. Dựa vào nguyên tắc của Hegel rằng một kết quả có cùng một nội dung với nguyên nhân của nó, việc khô ráo không thể được xem như một kết quả của mưa, mặc dù mưa vẫn có thể đã không làm cho vật bị ướt. Do đó, điều được xem là có tính “phân tích” thì không phải là: “mưa làm cho vật ướt”, mà là: “nếu mưa có một kết quả nào đó, thì nó làm cho vật ướt”. Tuy nhiên đòi hỏi này cũng gặp phải những khó khăn bởi nguyên tắc cho rằng nguyên nhân và kết quả có cùng một nội dung, cũng có phần mổ hồ. Hegel thừa nhận rằng trong những trường hợp như khi vẽ một bức tranh hay một vật bị đẩy bởi một vật khác thì không phù hợp lắm với nguyên tắc này, bởi, khác với mưa, người họa sĩ hay vật chuyển động còn bao hàm nhiều đặc tính vốn không chuyển hoàn toàn vào trong những kết quả của chúng. Tuy nhiên, ông cho rằng trong các trường hợp này, người họa sĩ hay vật đẩy chỉ được xét là nguyên nhân, trong chừng mực chỉ liên quan đến những đặc điểm nào ắt sẽ tái xuất hiện trong kết quả.
Nguyên tắc rằng nguyên nhân và kết quả có cùng một nội dung tạo ra hai hệ quả trong nghiên cứu của Hegel về nhân quả. Trước hết, khác với Kant, ông không xem việc sự kiện này gây ra sự kiện kia là phụ thuộc vào QUY LUẬT hay một quy tắc nhân quả: bởi nguyên nhân và kết quả là không tách rời và là cùng một thứ về bản chất, nên không cần có một quy tắc hay quy luật nào cai quản sự nối kết của chúng. Do đó, các quy luật chỉ xuất hiện khi Hegel nghiên cứu về HIỆN TƯỢNG (Erscheinung) hon là trong nghiên cứu về nhân quả. Thứ hai, nhân quả không được áp dụng vào cho mọi hiện tượng: nói riêng, nó không được áp dụng vào cho các thực thể sống hay các thực thể tinh thần. Sự dinh dưỡng không phải là nguyên nhân của máu, và tham vọng của Caesar không phải là nguyên nhân cho sự sụp đổ của Cộng hòa La Mã. Lý do là vì những thực thể sống và những thực thể mang tính tinh thần “không để cho bất kỳ một thực thể có nguồn gốc khác thâm nhập vào chúng hay để cho một nguyên nhân tiếp tục vận hành trong chúng, trái lại phá vỡ nó và biến đổi nó”. Ở đây, Hegel nêu hai điểm riêng biệt. Thứ nhất, những gì một cơ thể sống, một tinh thần hay một xã hội tạo ra từ tác động bên ngoài thì khác rất nhiều về nội dung với bản thân đối tượng bên ngoài để được xem là một kết quả của đối tượng ấy: hạt ngọc không phải là kết quả của hạt cát. Thứ hai, đối với tinh thần và xã hội, nếu không nói rằng đối với mọi sinh thể nói chung, một ảnh hưởng từ bên ngoài như thế không phải là điều kiện cần lẫn điều kiện đủ của cái gì được tạo ra từ nó: một con người hay một xã hội, xét về bản tính sáng tạo bên trong của nó, phản ứng bằng nhiều cách khác nhau đối với một ảnh hưởng nào đó, và nó cũng có thể sử dụng những sự kiện hay đối tượng khác nhau nhằm đạt được cùng một kết quả. Do đó, một ảnh hưởng cùng lắm chỉ là một “cổ hội” (Veranlassung) hay một sự “kích thích” ngoại tại (Erregung), và nó được làm cho trở thành một Cổ hội bởi “TINH THẨN bên trong” của một cá nhân hay một xã hội. Tham vọng của Caesar hay chiếc mũi của Cleopatra không phải là nguyên nhân cho sự sụp đổ của nền Cộng hòa: nền Cộng hòa làm cho tham vọng hay chiếc mũi ấy thành cơ hội dẫn đến sự sụp đổ, cũng như nó có thể dùng những đối tượng hay biến cố khác để dẫn đến cùng một mục đích ấy, nếu không có hai điều trên.
Nguyên nhân và kết quả là không thể tách rời với nhau. Do đó, khi tạo ra kết quả, nguyên nhân làm cho mình trở thành nguyên nhân và, theo nghĩa đó, là nguyên nhân của chính mình và cũng là kết quả của chính mình. Nguyên nhân và kết quả đảo ngược vai trò của chúng: kết quả là nguyên nhân, bởi chỉ khi xuất hiện ra như là kết quả thì mới làm cho nguyên nhân là nguyên nhân, và ngược lại, nguyên nhân là kết quả bởi chính kết quả của nó làm cho nó trở thành nguyên nhân. Thế nhưng, giác tính đã luôn nỗ lực (một cách mâu thuẫn) tách rời nguyên nhân và kết quả như là hai sự kiện riêng biệt. Khi bị tách rời như thế, quan hệ tưong tác giữa nguyên nhân và kết quả tự thể hiện như là một sự quy thoái vô tận cũng như một sự quy tiến vô tận: bất kỳ nguyên nhân nào là kết quả không phải của sự tác động của chính nó, mà của một nguyên nhân nào khác, và bất kỳ kết quả nào cũng là nguyên nhân không phải của chính nguyên nhân của nó, mà của một kết quả nào khác. Sự VÔ TẬN tồi hay sai lầm này là không ổn định - chẳng hạn ta không thể giải thích hoàn toàn một sự kiện nếu các nguyên nhân đi trước được quy thoái đến vô tận - và mở đường cho mối quan hệ giữa tác động và phản tác động, hay, rõ hon của sự tưong tác, trong đó hai hay nhiều bản thể tưong tác với nhau bằng cách những trạng thái của bản thể này vừa là nguyên nhân và kết quả của những trạng thái của cái kia. Như thế, nguyên nhân và kết quả được đưa vào trong mối quan hệ tưong hỗ, mật thiết đúng theo đòi hỏi của mối quan hệ hình thức hay lô-gíc của chúng, một mối quan hệ gần gũi hon với tính tuần hoàn của sự vô tận đúng thật hon là với sự quy thoái vô tận tồi.
Theo Hegel, tính ưu việt về mặt lô-gíc của sự tương tác là thích hợp hơn để hiểu những hiện tượng cấp cao, chẳng hạn các hiện tượng sinh học và xã hội, hơn là tính nhân quả một chiều. Những cơ quan khác nhau của một sinh vật, hay những tập tục và định chế chính trị của một DÂN TỘC, rõ ràng tác động lẫn nhau một cách tương hỗ hơn là cái này chỉ đơn giản là kết quả của cái kia. Giải thích X bằng y, và y bằng X, do dù đúng đi nữa, cũng không thể mang lại một sự giải thích thỏa đáng cho cả y lẫn X. Điều cần có ở đây là một đơn vị thứ ba bao hàm cả X và y, đó chính là KHÁI NIỆM về thực thể ấy, chẳng hạn, sinh thể hay xã hội, trong đó X và y là các phương diện.
Bùi Văn Nam Sơn dịch