Chủ nghĩa hình thức [Đức: Formalismus; Anh: formalism]
Là một phê phán có tính cách bao trùm và mang nhiều lốt vỏ khác nhau, “chủ nghĩa hình thức” được nêu lên để chống lại triết học phê phán [của Kant]. Các phiên bản phê phán đi từ Hamann và Hegel tới Nietzsche và Husserl, với những sự đóng góp gần đây hon từ hiện tượng học và lý luận phê phán, về Cổ bản nó luôn cho rằng sự bận tâm của Kant về các phưong diện mô thức của kinh nghiệm và hành động đã dẫn Kant tới việc gạt ra ngoài những khía cạnh chất liệu và kích động của chúng. Sự bận tâm nói trên của Kant về mô thức [hình thức], được nhiều người cho là đã dẫn tới một nghiên cứu xuyên tạc và không vô tư về kinh nghiệm và hành động, đã không thể biện minh một cách đầy đủ ngay những tiền đề có tính mô thức của nó và đè nén những phưong diện khác của kinh nghiệm. Bảng các phạm trù, quy luật luân lý và “hình thức thẩm mỹ của tính hợp mục đích” đều được trích dẫn như là bằng chứng của một sự định hướng hình thức chủ nghĩa.
Nhiều triết gia đã nỗ lực vạch ra các nguồn gốc của chủ nghĩa hình thức nói trên của Kant. Người phê phán Kant sớm nhất là Hamann đã thấy nguồn gốc của nó nằm ở sự thuần túy hóa ngôn ngữ (xem Hamann, 1967); với Hegel, chủ nghĩa hình thức nảy sinh từ một nghiên cứu trừu tượng, phi lịch sử về kinh nghiệm (xem Hegel, 1807); trong khi đó với Nietzsche, nguồn gốc của “ý chí muốn định hình” bắt nguồn từ nhu cầu của các triết gia khổ hạnh muốn chế ngự thân xác và những kích động của thân xác (xem Nietzsche, 1886). Các nhà lý luận phê phán như Adorno nhìn thấy ở chủ nghĩa hình thức của Kant một hình mẫu về phép biện chứng của sự khai minh đã quy giản kinh nghiệm vào một phép toán mang tính hình thức để dễ dàng kiểm soát nó (xem Adorno và Horkheimer, 1944). Sự phê phán phả hệ học này thường, nhưng không tất yếu, đi kèm với một nỗ lực phát triển một triết học phi-hình thức như đạo đức học phi-hình thức (tức là, chống-Kant) của Max Scheier dựa trên sự thiện cảm và những xúc cảm khác (Scheier, 1973), và thuyết duy vật phản-hình thức, phản-duy tâm của Georges Bataille (Bataille, 1985).
Nguyễn Văn Sướng dịch