Apprentissage pour apprentissage
[VI] ĐÀO LUYỆN
[FR] Apprentissage pour apprentissage
[EN] Deutero – apprentissage
[VI] G. Bateson lập ra khái niệm này khi xem xét toàn bộ việc luyện tập, căn cứ vào các loại hình lôgic và các mức độ theo thứ bậc. Luyện tập để luyện tập nằm ở trên mức 0 (tiếp nhận đơn giản một thông tin) và mức I (các phản xạ thống hợp). Ở mức II, cơ thể luyện để luyện, nhận biết và đồng hóa những tương tác và tham gia trao đổi với môi trường. Chấp nhận các giải pháp tìm ra, quan hệ qua lại với những bối cảnh mới; chấp nhận cái này bằng làm thử và sửa sai, có thể chữa lại phần nào những sai lầm. Con chó của Pavlov luyện trong phòng thí nghiệm, tập phân biệt các kích thích; nếu không phân biệt được, sẽ bị loạn tâm thực nghiệm. Chó đạt được một mức lôgíc cao hơn. Những tình huống luyện tập, giáo dục, quan hệ họ hàng, tâm pháp, liên quan đến các nét tính cách của một cá thể thuộc về luyện tập, và giới hạn trên thuộc vào luyện mức III, mức của sáng tạo và phát minh. Những cái đạt được ở mức II tuân theo quy tắc hai cực có hệ thống và là những bối cảnh và khuôn khổ tương tác: thống trị/tuân theo; giúp đỡ/phụ thuộc; định mệnh/chủ động; phô trương/nhìn trộm. “Tính cách” hoặc “cái mình” tương ứng với cách chuẩn bị để nhận biết và làm quen với bối cảnh và tương tác. Trước tình huống mới cần giải pháp mới, đặt lại vấn đề những cái đạt ở mức II. Đó là những nghịch lý sinh tồn, những yêu cầu thích nghi và những hai tròng riêng cho các khủng hoảng gia đình, nhóm. Vòng đời của một gia đình đòi hỏi phải tạo ra những bối cảnh quan hệ mới tùy theo con cái ở tuổi trẻ em, thiếu niên, yêu đương, vợ chồng, bố mẹ, cũng như các hiện tượng tiêu cực: tang tóc, stress, chia tay…dễ làm cho những luyện tập giao tiếp trước trở nên lỗi thời. Đặc biệt trong xã hội hiện nay thay đổi hết sức nhanh cũng góp phần tạo ra khủng hoảng trong gia đình. Những cái đạt được ở mức luyện tập để luyện tập nằm giữa ý thức và hoạt động tùy ý, và được huy động trong các giai đoạn tiến triển theo thuyết luyện tập của Bateson, đó là những tình huống hai tròng, là nguồn gốc của bệnh tật và của sáng tạo. Sự sáng tạo là đặc trưng của những cái đạt được ở mức III. Tâm pháp nằm ở giới hạn của quá khứ và tương lai, bao gồm những luyện tập quan hệ, những thay đổi trong những vùng nguyên khai tìm ra cái “mình” mới (đi trước).