Conscience
[VI] THỨC-Nhận thức – ý thức – Hữu thức
[FR] Conscience
[EN] Bewustsein (Đức)
[VI] Nhận ra bản thân đang làm gì, nghĩ gì, cảm xúc như thế nào là thức; nhận ra bản thân đồng thời cũng nhận ra các sự vật và người khác. Đứng về sinh lý mà nói, thì gọi là tỉnh (vigilance), đối lập với mê hay bất tỉnh. Ở mức tự phát, chưa tập trung ý, là nhận thức, nhận ra sự vật hoặc hành vi của mình; có suy nghĩ, phân tích các biểu tượng, tìm hiểu rõ và xác định ý đồ của mình, là ý thức. Thường đi với ý thức trách nhiệm của mình, cũng gọi là lương tri, lương tâm. Tình trạng bất tỉnh hay mê thường ngày là ngủ; trình trạng tỉnh hay mê tùy thuộc vào hoạt động của giác quan, tiểu não và não dưới, và từ đó xuất phát lên vỏ não và tiểu não những tác động nhất định. Có một hệ mạng lưới kích thích và một hệ ức chế vỏ não. Nhận thức, ý thức có phạm vi rộng hay hẹp, rõ nét ít hay nhiều, nội dung gồm từ tri giác đến ngôn ngữ, dự phòng và cả hoạt động cảm xúc tình cảm. Trong phân tâm học, phần ý thức đối lập với vô thức và tiềm thức, phần vô thức lớn rộng hơn nhiều và có tính quyết định. Trong triết học hiện sinh, ý thức là cảm nghiệm cuộc sống qua nhận về cơ thể, không gian, thời gian và quan hệ giữa các cá thể với nhau. Ý thức tập thể hay cộng đồng nói lên sự thống nhập những tác động của xã hội vào tâm ý của các cá nhân. Ý thức bị lu mờ hay tan rã trong những trạng thái bệnh lý.
Conscience
[VI] Ý THỨC
[FR] Conscience
[EN]
[VI] Trức giác khi cảm nhận rõ mình đang làm gì, nghĩ gì, rõ đến mức nào là tùy hoàn cảnh, tùy lứa tuổi; lúc nhận thức rõ thì là con người phân làm hai, một con người làm hay nghĩ và một con người quan sát. Lúc ấy nhận rõ về bản thân. Ở trẻ em, cảm nhận ấy thường mơ hồ, mang tính hỗn hợp không rõ nét, cảm giác về cơ thể của mình là bước đầu. Khi một điều trước kia chỉ cảm nhận một cách mơ hồ, hoặc chỉ là một hành vi xung động hay tự động được nhận thức rõ nét, thì bước chuyển này gọi là giác ngộ (prise de conscience) Khi nhận thức rõ về hành vi của bản thân đúng hay sai, xấu hay tốt (thiện hay ác), thì gọi là lương tri hay lương tâm (conscience morele). Lương tâm nghề nghiệp (conscience professionnelle) là ý thức rõ về những đòi hỏi trong việc hành nghề: tôn trọng quy trình, hợp đồng, bảo đảm chất lượng. Ý thức xã hội (conscience collective) là tổng thể những biểu tượng, tín ngưỡng, lý tưởng, nguyện vọng, cấm kỵ chung cho một xã hội, ý thức này tồn tại độc lập với cá nhân từng thành viên. Trong những hoàn cảnh bệnh lý, ý thức có thể bị lu mờ hoặc mất hẳn. X. Thức tỉnh