Connaissance
[VI] NHẬN THỨC
[FR] Connaissance
[EN]
[VI] Quá trình hoặc kết quả phản ánh bà tái hiện hiện thực vào trong tư duy, nhận biết và hiểu biết thế giới khách quan (Từ điển tiếng Việt, Nhà Xuất bản Khoa học xã hội, 1988). Quá trình ấy đi từ cảm giác đến tri giác, từ tri giác đến tri thức. Diễn ra ở mấy mức độ: - Kinh nghiệm hàng ngày về các đồ vật và người khác, mang tính tự phát, thường hỗn hợp với tình cảm, thành kiến, thiếu hệ thống. - Khoa học, các khái niệm được kiến tạo một cách chặt chẽ, có hệ thống, với ý thức về phương pháp và những bước đi của tư duy để chứng nghiệm đúng sai. Ở mức độ triết lý, đặt ra câu hỏi: cội gốc của nhận thức, của tri thức nằm trong hiện thực bên ngoài, và tất cả đều xuất phát từ cảm giác, hoặc chính tư duy con người kiến tạo nên cấu trúc trật tụ của hiện thực. Hệ quả là câu hỏi: trí tuệ con người có thực sự nắm được hiện thực tồn tại ở ngoài không? Các học thuyết triết lý trả lời hai câu hỏi trên một cách khác nhau. Ngày nay, đa số cho rằng nhận thức là một quá trình tiếp cận, đến gần đến chân lý, nhưng không bao giờ ngừng ở một trình độ nào, vì không bao giờ nắm hết toàn bộ hiện thực, phải thải dần những cái sai, tức không ăn khớp với hiện thực, đi hết bước này sang bước khác.