Semiư conductor
Chất bán dẫn
Vụ tranh chấp với Hoa Kỳ và Nhật đượcCộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC) đưa ra trước Hội đồng GATT vào năm 1986, EEC đượccác nước Australia, Canada, Hồng Kông, Singapore và Brazil ủng hộ. Trường hợp mà EEC đưa ra, nhưđượcnêu trong tài liệu BISD 35, nảy sinh từ thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và Nhật vào năm 1986 liên quan đến việc buôn bán chất bán dẫn. Thỏa thuận này mang lại những điều kiện mở cửa thị trường tốt hơn cho các chất bán dẫn nhập khẩu vào Nhật và việc giám sát giá xuất khẩu của Chính phủ Nhật để ngăn ngừa việc phá giá ở Hoa Kỳ. Các quy định về giám sát và phá giá cũng đượcáp dụng cho các thị trường thứ ba. Nhật sử dụng cơ chế thực thi COCOM để giám sát giá xuất khẩu gây ra việc trì hoãn trong việc cấp phép xuất khẩu. EEC khiếu nại rằng (a) các biện pháp giám sát của Nhật, đặc biệt những biện pháp áp dụng cho thị trường các nước thứ ba là vi phạm Điều VI (Chống phá giá) và Điều XI (Loại trừ hoàn toàn các hạn chế định lư ợng); (b) các quy định về việc tiếp cận thị trường Nhật là vi phạm Điều I (Đãi ngộ quốc gia); và (c) thiếu tính công khai xung quanh các vấn đề vi phạm Điều X (Thông báo và thực hiện các quy định về Thương mại). EEC lập luận rằng việc giám sát một nước thứ ba nhằm mục đích đảm bảo rằng các công ty của Hoa Kỳ không bị bất lợi tại các thị trường đó khi mà thỏa thuận này đã làm tăng giá ở Hoa Kỳ. Nhật cho rằng việc giám sát chủ yếu là để theo dõi. Trong trường hợp giá xuất khẩu thấp hơn chi phí sản xuất quá nhiều, MITI (Bộ Công Thương của Nhật) có thể bày tỏ mối lo ngại này tới các nhà sản xuất. EEC nghi ngờ việc theo dõi này liệu có thể ngăn ngừa đượchành động phá giá. Việc giám sát nước thứ ba trong mọi trường hợp là trái với Điều VI quy định nước nhập khẩu có toàn quyền quyết định liệu họ có tiến hành các biện pháp chống phá giá hay không. Nhật phản ứng rằng Điều VI và Luật về chống phá giá không có các quy định liên quan đến các hành động do các nước xuất khẩu tiến hành để ngăn ngừa việc phá giá; và cũng không ngăn cấm các biện pháp này, nếu chúng không phải là các biện pháp hạn chế. EEC cho rằng việc giám sát thị trường các nước thứ ba là trái với Điều XI bằng cách tạo ra việc tăng giá nhập khẩu cuả Nhật đối với chất bán dẫn thông qua sự can thiệp của Chính phủ và các hành động gây ra hạn chế này đượccông nhận toàn cầu. Nhật cho rằng việc giám sát không nhằm ngăn cản hoặc hạn chế Thương mại. EEC cũng cho rằng Điều I đã bị vi phạm vì Nhật chỉ áp dụng cơ chế giám sát tại một số nước và việc điều hành cơ chế này của Nhật là không rõ ràng. Nhật trả lời rằng các thị trường đượcgiám sát thực tế là tất cả các thị trường xuất khẩu các chất bán dẫn của họ. Hoa Kỳ cho rằng họ không nhận đượcsự tiếp cận có ư u đãi với thị trường Nhật, và lời khiếu nại của EEC cho rằng giám sát không phù hợp với Điều XI là không có cơ sở cả về mặt thực tế và theo luật định; và cho rằng thỏa thuận đó không yêu cầu, và ngay cả không có ngụ ý hạn chế định Lượng trong phạm vi quy định của Điều XI, ghi nhận rằng Điều VI không quy định về quyền của nước xuất khẩu đượcáp dụng các biện pháp chống phá giá đối với hàng hóa xuất khẩu của họ. rằng Nhật giám sát tất cả xuất khẩu, do đó không vi phạm Điều I, và rằng cả hai bên đã nỗ lực rất nhiều trong việc đảm bảo tính công khai. Trước tiên, Ban hội thẩm xem xét khiếu nại liên quan đến Điều XI và thấy rằng việc yêu cầu các công ty của Nhật không đượcxuất khẩu chất bán dẫn với giá thấp hơn giá sản xuất thực của công ty sang thị trường các nước thành viên khác ngoài thị trường Hoa Kỳ, kết hợp với hệ thống kiểm tra giá phức tạp là không nhất quán với Điều XI và là hệ thống điều hành cấp giấy phép xuất khẩu. Ban hội thẩm cũng thấy rằng bằng chứng đưa ra không chứng minh đượcviệc Nhật giành đãi ngộ về việc tiếp cận thị trường của Nhật cho Hoa Kỳ là vi phạm điều khoản về đãi ngộ quốc gia. Ban hội thẩm cũng cho rằng Điều VI không có đề cập gì đến các hành động của các nước xuất khẩu nhằm ngăn ngừa hành vi phá giá và do đó đó không phải là biện minh cho việc áp dụng các biện pháp hạn chế xuất khẩu hoặc các biện pháp về giá xuất khẩu. Ban hội thẩm cũng