Tư biện (sự, tính, cái) và Siêu hình học [Đức: Spekulation, das Spekulative und Metaphysik; Anh: speculation, the speculative and metaphysics]
Spekulation, spekulativ và spekulieren (“tư biện”) đến từ chữ tiếng La-tinh là speculatio (“khám phá ra, thăm dò, ngắm nhìn”) và speculari (“khám phá ra, quan sát; nhìn quanh”) và lần lượt xuất phát từ specere (“nhìn, quan sát”). (Tiếng La-tinh của từ “tấm gưong” là speculum, sinh ra từ Spiegel trong tiếng Đức, nghĩa là “tấm gưong”). spekulieren phát triển thành những nghĩa khác: “trông mong, tin tưởng vào; đoán, phỏng đoán”, vì thế, ở thế kỷ XIX, [có nghĩa là] “dấn mình vào những công việc kinh doanh đầy rủi ro”.
speculatio được Boethius dùng để dịch chữ theõria của Hy Lạp (“ngắm nhìn”). Augustine, các triết gia kinh viện (chẳng hạn như Aquinas) và các nhà huyền học (chẳng hạn như Seuse, Nicholas Cusanus) gắn nó với speculum, và, theo St Paul (1 Corinthian.13: 12), cho rằng ta không thể trực tiếp nhìn thấy hay biết Thượng Đế, mà chỉ qua những công trình hay tác động của Ngài, như trong một tấm gương. Do đó tư biện vượt ra ngoài KINH NGHIỆM CẢM TÍNH để đến với cái thần linh hay cái siêu nhiên.
Mang nghĩa xấu từ sự tấn công triết học kinh viện của Tuther, cũng như từ sự đối lập với phong trào Khai minh của Herder và Goethe. Đối với Kant “NHẬN THỨC lý thuyết là tư biện, khi nó hướng đến một ĐỐI TƯỢNG, hay đến những khái niệm về một đối tượng, mà ta không thể đạt tới được trong bất kỳ kinh nghiệm nào. Nó tương phản với nhận thức tự nhiên (tức chủ yếu có tính nhân quả), chỉ nhắm đến các đối tượng hay các thuộc tính của các đối tượng có thể được mang lại trong một kinh nghiệm khả hữu” (PPLTTT, A 634Í, B 662f). Kant liên kết “tư biện” với lý tính tư biện, chuyên bàn, chẳng hạn, về các luận cứ chứng minh sự hiện hữu của Thượng Đế.
Fichte, Schelling và Hegel xem tư tưởng của chính họ là tư biện, không phải vì nó vượt khỏi kinh nghiệm khả hữu theo nghĩa của Kant, mà bởi vì hai lựa chọn được Kant chỉ ra, Spekulation siêu việt và nhận thức về tự nhiên, đều không thể tát cạn được hết, mà còn có chỗ cho lựa chọn thứ ba được chính Kant theo đuổi: sự phản tư về bản tính của kinh nghiệm và về các khái niệm liên quan đến nó. Schelling, giống với các nhà huyền học, suốt một thời gian đã xem tư biện là có nhãn quan nhất thể hay trực quan, trong khi Hegel lại xem nó là một tiến trình khái niệm hóa.
Hegel không liên kết Spekulation với tấm gương. Ông không đồng tình với quan niệm rằng THƯỢNG ĐỂ (hay bất kỳ cái gì khác) là không thể nắm bắt được đối với nhận thức trực tiếp, mà chỉ có thể được nhận thức bằng hình ảnh; ông đối lập triết học tư biện với triết học PHẢN TƯ; và mặc dù sự phản tư của các mặt ĐỐI TẬP, và của những sự QUY ĐỊNH khác vào trong nhau cũng là sự tư biện, nhưng sự phản tư như vậy chỉ là một giai đoạn của Tô-gíc học “tư biện”. Hegel ít nỗ lực để kết nối (các) nghĩa triết học của Spekulation với các nghĩa thông thường của nó, nhưng lưu ý rằng ngay một sự “mạo hiểm” về hôn nhân hay thương mại, cũng giống với sự tư biện triết học, ở các điểm sau: (1) vượt qua cái gì hiện diện một cách trực tiếp, và (2) khách quan hóa những gì vốn là chủ quan. Nhưng không có ngụ ý nào về sự mạo hiểm hay sự không chắc chắn trong Spekulation triết học của Hegel.
Đặc trưng chủ yếu của Spekulation trong sự sử dụng của Hegel là sự hợp nhất những tư tưởng (và sự vật) đối lập, và khác biệt. Do đó, tưong phản với GIÁC TÍNH phân tích, sự tư biện có phần gần gũi với trí TƯỞNG TƯỢNG của thi ca và với huyền học, nhưng nó khác với chúng ở chỗ nó mang tính khái niệm và tiền giả định công việc của giác tính. Sự tư biện xung đột với Dogmatismus (thuyếtgiáo điểu) của siêu hình học trước Kant, chuyên áp dụng một cặp đối lập giữa các vị từ vào cho đối tượng, đòi hỏi rằng, chẳng hạn, thế giới hoặc là HỮU HẠN hoặc là VÔ HẠN, và không thể đồng thời là cả hai. Ngược lại, tư tưởng tư biện, hợp nhất hai khái niệm này, và do đó, xem thế giới vừa là hữu hạn vừa là vô hạn (BKTI, §32 A). Cái tư biện (hay cái lý tính khẳng định) thực ra là giai đoạn thứ ba trong tư tưởng của Hegel, đối lập với giác tính xác lập những sự phân biệt dứt khoát, và với cái lý tính phủ định hay BIỆN CHỨNG, phá vỡ chúng lần nữa (BKTI, §§79 và tiếp). Nhưng vì nó là bước cuối cùng và nổi bật nhất của tư tưởng Hegel (và vì Spekulation cũng có một nghĩa rộng hon), ông thường xem triết học và Lô-gíc học, V.V., của mình là “tư biện”. Spekulation, Hegel nhấn mạnh, không đon thuần là chủ quan: nó VƯỢT BỎ sự đối lập giữa tính chủ quan và tính khách quan, cùng với những sự đối lập khác. Do đó nó liên hệ mật thiết với chủ nghĩa DUY TÂM. Vì cùng lý do, nó không bận tâm đến cái siêu cảm tỉnh tưong phản với kinh nghiệm như Kant đã nghĩ.
Trong một số cách sử dụng (chẳng hạn như Kant), Spekulation được kết nối với Metaphysik (“Siêu hình học”). Một tác phẩm của Aristoteles, liên quan đến “Triết học đệ nhất” hay “Thần học”, được biết đến là ta meta ta phusika (tác phẩm sau các tác phẩm về “Vật lý học7“Physics” trong danh mục). Từ này biểu thị những sự vật “vượt ra ngoài phusika, tức những vật thuộc về tự nhiên” và được dịch qua tiếng La-tinh thời trung cổ là metaphysica. Môn học này bao quát các chủ đề được xem xét trong tác phẩm của Aristoteles: (1) các đặc trưng phổ biến của mọi tồn tại xét như là tồn tại (bản thể học) và (2) các tồn tại vĩnh cửu, bất biến và tách biệt khỏi thế giới của sự biến dịch (THẦN HỌC). Các nhà tư tưởng sau đó, nhất là Wolff và các người theo ông, thêm những chủ đề khác vào lĩnh vực của siêu hình học, chẳng hạn như vũ trụ học thuần lý và tâm lý học thuần lý, mà Aristoteles xem là các bộ phận của vật lý học, vì ông không phân biệt dứt khoát giữa khoa học thường nghiệm và triết học.
Kant tin rằng ông đã loại bỏ được siêu hình học theo nghĩa của Wolff: bản thể học phải được thay thế bằng “Lô-gíc học siêu nghiệm”, không phải là một “phân tích pháp” về những cái tồn tại, mà là “phân tích pháp” về giác tính thuần túy (PPLTTT, A 247, B 303). Những lĩnh vực khác của siêu hình học, đưa ra yêu sách về THƯỢNG ĐẾ, LINH HỒN và thế giới vượt ra khỏi mọi kinh nghiệm khả hữu, bị Kant bác bỏ (hay ít nhất là quy về cho LÒNG TIN luân lý), vì những luận cứ cho những yêu sách như vậy chắc chắn là sai lầm và, trong một số trường hợp, dẫn tới các nghịch lý (antinomies) không thể giải quyết được. Siêu hình học thuộc loại này là sản phẩm của sự tư biện [đơn thuần]/spekulation và là sự sử dụng lý tính một cách tư biện. Nhưng Kant không bác bỏ mọi thứ được xếp dưới tiêu đề “siêu hình học”. Ở A 841-51, B 869-79 củaPPLTTT, ông đưa ramột bản kết toán về các nghĩa hiện hành của “siêu hình học”, và theo một nghĩa nào đó, ông tự xem mình cũng là một nhà siêu hình học. Do đó, Metaphysik xuất hiện trong các tiêu đề của các tác phẩm của ông về đạo đức học và về tự nhiên (SHHĐL và SHHTN), hàm ý rằng nghiên cứu của ông về chúng là thuần túy hay không thường nghiệm, mang tính nền tảng và có hệ thống. (Trong Handwörterbuch, Krug phê phán cách sử dụng “siêu hình học” theo nghĩa đạo đức học của Kant: Krug chỉ xem Metaphysik là tưong dư ổng với “lý thuyết triết học về nhận thức” mà thôi).
Một bản thảo của Hegel năm 1804-5 ở Jena, ngày nay được đặt tiêu đề Jenenser Logik, Metaphysik und Naturphilosophie/Lô-gíc học, Siêu hình học và Triết học tự nhiên ở Jena, được phân chia làm ba phần: “Logic học”, “Siêu hình học” và “Triết học về Tự nhiên”. Trong các tác phẩm về sau, Hegel không quy định một khu vực riêng biệt cho “siêu hình học”, mà đưa chất liệu của siêu hình học vào các bộ môn khác, đặc biệt là Lô-gíc học: Lô-gíc học “trùng khít với siêu hình học, là khoa học về sự vật được nắm bắt bằng TƯ TƯỞNG” (BKT I, §24) và “cấu tạo nên siêu hình học đích thực hay triết học tư biện thuần túy” (KHLG, Lời Tựa cho lần xuất bản 1). Trong Lời Tựa năm 1812 cho quyển KHLG, ông nhận xét rằng triết học Đức và lưong năng thông thường đã câu kết với nhau để tạo ra “một quang cảnh kỳ cục về một DÂN TỘC có văn hóa mà không có siêu hình học - giống như một ngôi đền được trang trí công phu mà không có một vị thần tối linh”. Hegel thường phê phán siêu hình học “cổ truyền” hay “trước đây” (ám chỉ trường phái Wolff), nhưng không phải vì những lý do của Kant, mà vì “chủ nghĩa giáo điều”, “tính phiến diện” và những sự phân biệt “hoặc là/hoặc là” cứng nhắc giữa những khái niệm vốn lẽ ra liên kết với nhau một cách “biện chứng” hay “tư biện” (BKTI, §§26 và tiếp). Sự tưong phản gay gắt giữa thế giới cảm tính và thế giới siêu cảm tính là đặc trưng của siêu hình học trước Kant, và cả siêu hình học của chính Kant nữa, một sự đối lập cần phải được vượt qua. Do đó, không giống như Kant, Hegel quy siêu hình học như vậy cho giác tính, chứ không phải cho lý tính. Các khái niệm của nó được tích hợp thành Lô-gíc học, ở đó, chúng phải phục tùng một sự tái thiết mang tính tư biện. Hegel dành thiện cảm nhiều hon cho siêu hình học cổ đại, đặc biệt là thuyết Plato-mới, hon là siêu hình học của trường phái Wolff, và nỗ lực tách nó ra khỏi Schwärmerei, tức sự thêu dệt không có lý tính và đầy cảm xúc. (Schwarm, “bầy đàn”, và “đi thành bầy”, ban đầu được áp dụng cho loài ong, và sau đó là cho các giáo phái trong phong trào Cải cách. Do đó Schwärmerei gần gũi với từ “sự nhiệt tình” được sử dụng, chẳng hạn, bởi Locke).
Ngày nay “siêu hình học” cũng không có nghĩa xác định để chúng ta đưa ra một câu trả lời rõ ràng và nhiều tin tức cho câu hỏi “Hegel có phải là một nhà siêu hình học không?”. Theo nghĩa nào đó, Hegel tự xem mình là một nhà siêu hình học. Nhưng điều này không dẫn đến việc ông quay trở lại, hay ước mổ quay trở lại, với siêu hình học trước Kant. Theo quan niệm của Hegel, một sự quay trở về quá khứ là bất khả: lòng tin ngây tho trước kia (chẳng hạn, rằng chân lý có thể đạt được bởi tư duy phản tư, BKTI, §26) bị làm lung lay bởi sự nghi ngờ, nó chỉ có thể được khôi phục ở cấp độ cao hon, tinh vi hon, chứ không ở sự ngây tho ban đầu. Sự dè dặt
của ông đối với giác tính có nghĩa là ông không thể đề cao một nguyên tắc gây thiệt hại cho những nguyên tắc khác, mà phải dành một chỗ thích đáng cho mọi phạm trù quan trọng, và rằng ông không thể định đề hóa một thế giới siêu cảm tính hay một thế giới “bên kia” (Jenseits), tách biệt với thế giới cảm tính hay thế giới bên này (Diesseits). Như thế, câu trả lời ít gây ngộ nhận nhất là ông vừa là một nhà siêu hình học và một nhà chống siêu hình học: “Giai đoạn cao nhất và sự chín muồi mà bất kỳ vật nào có thể đạt được cũng là chỗ bắt đầu sự sụp đổ của nó”.
Bùi Văn Nam Sơn dịch