Biện thần luận [Đức: Theodizee; Anh: theodicy]
Xem thêm: Đức tin, Thượng đế, Lịch sử, Thiên hựu, Thần học,
Trong BSL (1791), Kant quay trở lại vấn đề biện thần luận, là vấn đề làm ông bận tâm suốt từ giữa cho đến cuối những năm 1750. Trong giai đoạn sớm hon, ông đã đề cập biện thần luận của Leibniz hay “sự bảo vệ cho sự nghiệp tốt lành của Thượng đê”, tóm lược trong mệnh đề rằng “thế giới này là tốt nhất trong tất cả những thế giới khả hữu”. Mặc dù trong Một nỗ lực phản tư vẽ thuyết lạc quan (1759), về tổng thể, Kant bảo vệ sự nghiệp tốt lành của Thượng đế, nhưng ông có những hoài nghi trên bình diện phưong pháp luận về năng lực của con người trong việc nhận ra những con đường của Đấng Toàn năng (sđd., tr. 35, tr. 76). Những hoài nghi này được phát biểu lại trong BSL trên Cổ sở của triết học phê phán giới hạn sự nhận thức trong những ranh giới của kinh nghiệm khả hữu.
Khi định nghĩa biện thần luận như là “những sự bảo vệ cho sự hiền minh tối cao của Đấng Sáng tạo chống lại những than phiền của lý tính khi chỉ ra sự hiện hữu của những sự vật trong thế giới mâu thuẫn lại với cứu cánh hiền minh ấy” (BSL tr. 283), Kant đưa ra ba lĩnh vực than phiền: (a) sự thiêng liêng của Đấng Sáng tạo mâu thuẫn với cái ác luân lý trong thế giới,
(b) lòng tốt của Đấng Sáng tạo mâu thuẫn với những bất hạnh và đau khổ,
(c) công lý của Đấng Sáng tạo mâu thuẫn với sự miễn tội (BSL tr. 285). Ông cho rằng trong các trường hợp ấy, “lý tính đều hoàn toàn bất lực khi nó tiến hành xác định mối quan hệ giữa thế giới này như ta biết qua kinh nghiệm với sự hiển minh tối cao” (BSL tr. 290). Hoàn toàn phù hợp với những kết quả của triết học phê phán, Kant mô tả việc thực hiện “những giới hạn cần thiết cho các phản tư của ta” như là một “sự khôn ngoan phủ định” bằng cách chỉ ra sự thất bại của một biện thần luận tư biện, phát quang con đường cho một biện thần luận thực hành. Qua lý giải về câu chuyện của Job [xem: Sách Gióp. Kinh thánh, Cựu ước: người thánh thiện tên là Job/Gióp bị Thượng đế đến thử thách nhưng vẫn giữ lòng tin vào Thượng đế], Kant đi đến kết luận rằng “biện thần luận không phải là một nhiệm vụ của khoa học mà là một vấn đề của đức tin” (BST tr. 293).
Huỳnh Trọng Khánh dịch