Luân lý [Đức: Moralität; Anh: morality]
Cả ba chữ tiếng Đức chỉ “luân lý” đều rút ra từ một từ chỉ TẬP TỤC: Ethik xuất phát từ chữ Hy Lạp ethos, Moralität từ chữ La-tinh mos [số nhiều là mores], và Sittlichkeit từ chữ Sitte trong tiếng Đức. Nhưng chỉ trong trường hợp Sittlichkeit (ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC), Hegel mới nhấn mạnh phả hệ này: Ethik ít quan trọng với ông, nhưng đôi khi ông cũng dùng nó để chỉ cả Sittlichkeit lẫn Moralität. Moralität thường được dùng để chỉ “luân lý cá nhân”, nhất là với Kant.
Hegel chia sẻ các niềm tin của Kant rằng có luân lý nghĩa là có lý tính, rằng tính lý tính là cốt lõi trung tâm của bản tính [tự nhiên] của con người, và vì thế có luân lý là có Tự DO. Nhưng ông phản bác (những gì ông xem là) một số đặc điểm khác trong nghiên cứu của Kant: rằng tính lý tính đặt cơ sở cho luân lý chính là tư tưởng thuần lý của riêng mỗi người, chứ không phải tính lý tính được hiện thân trong các định chế của xã hội; rằng có một sự ĐỐI LẬP rạch ròi giữa LÝ TÍNH (hay nghĩa vụ) với xu hướng; rằng luân lý là vấn đề của cái PHẢI LÀ, và nó chứa đựng một cuộc hành hương vô tận hướng đến cái thiện tối cao. Luân lý là một giai đoạn cao hơn của sự phát triển của con người so với Sittlichkeit của người Hy Lạp, vì nó nâng cao Tự-Ý THỨC của ta, và trong một hình thức đã được chỉnh sửa, nó là một đặc tính bản chất của NHÀ NƯỚC hiện đại. Nhưng nó phải phục tùng đời sống đạo đức và tự giới hạn phần lớn vào việc chấp nhận có phản tư những quy chuẩn và định chế trong xã hội của ta. (Trong PQTN, Moralität được nối kết chủ yếu với giới tư sản).
Moralität được nối kết với một số khái niệm khác: Ý CHÍ, nghĩa vụ (Pflicht), cái thiện (das Gute), tương phản với cái xấu hay cái ác (das Böse); đức hạnh (Tugend), tương phản với thói xấu (Laster); TRÁCH NHIỆM (Schuld), lương tâm (das Gewissen); và “cái phải là” (das Sollen). Hegel xử lý chúng theo những cách khác nhau:
(1) Cái “phải là” bị bác bỏ ngay, vì với Hegel nó bện chặt không thể gỡ ra được với luân lý cá nhân chủ nghĩa chưa được chỉnh sửa và không tưởng, vốn không có chỗ đứng trong đời sống đạo đức (Sittlichkeit).
(2) Một số khái niệm được chấp nhận nồng nhiệt, vì chúng có vai trò trong đời sống đạo đức đơn giản, cũng như trong phiên bản hiện đại phức hợp: ngoài nghĩa vụ luân lý [cá nhân], còn có nghĩa vụ pháp lý (rechtliche) và nghĩa vụ đạo đức [xã hội] (sittliche), các nghĩa vụ này gắn chặt với những vai trò mà một người chiếm giữ trong một hệ thống của đời sống đạo đức; phải có các đức hạnh đạo đức để thực hiện các nghĩa vụ đạo đức [xã hội], và được thể hiện trong việc thực hiện các nghĩa vụ ấy, chứ không phải chỉ là các nghĩa vụ luân lý [cá nhân].
(3) Một số khái niệm có một vị trí nhỏ hon, nhưng cũng chắc chắn hon, trong Đời sống đạo đức hiện đại nhờ yếu tố của luân lý nằm trong nó, dù chúng không đóng vai trò nào trong đời sống đạo đức xét như đời sống đạo đức: Hegel nói, “Những người Hy Lạp [có đạo đức] không có lưong tâm”, nhưng trong một nhà nước hiện đại vẫn có một chỗ cho lưong tâm trong đời sống riêng tư của cá nhân. Hegel nối kết lưong tâm (Gewissen) với sự tự-XÁC TÍN, một đặc điểm không thể xóa bỏ của đời sống hiện đại. Nhưng lưong tâm chân chính, ông nói, là Gesinnung [tâm thế] ham muốn những gì là tốt một cách khách quan. Gesinnung là một thái độ, tình cảm hay tâm thế đạo đức bên trong của con người. Nó cũng có thể là một thái độ chính trị: tâm thế [Gesinnung] chính trị là chủ nghĩa yêu nước (THPQ, §268).
Luân lý, không khác với đời sống đạo đức, đều nhấn mạnh đến ý chí và ý đồ BÊN TRONG của tác nhân, tư ổng phản với hành vi BÊN NGOÀI của người ấy và với các hệ quả của nó. Vì thế trong đời sống đạo đức Hy Lạp đon giản, theo Hegel, tội lỗi hay trách nhiệm được quy cho một tác nhân (chẳng hạn Oedipus) về những gì người ấy đã làm (Tat, “HÀNH VI/ VIỆC ĐÃ LÀM”/Anh: deed), bất kể việc người ấy có biết hay có ý đồ hay không. Ngược lại, trong luân lý thuần túy, con người chỉ chịu trách nhiệm cho những ý đồ của mình và cho phưong diện nào của hành động mà họ có ý đồ mà thôi (Handlung, “HÀNH ĐỘNG”). Hegel thừa nhận QUYỂN được biết (Rechts des Wissens), nhưng ông không tin rằng người ta có thể rũ bỏ trách nhiệm trước tất cả những kết quả cố ý và/hoặc không lường trước của các hành động của mình.
Cũng như vậy, luân lý và đời sống đạo đức cũng khác nhau trong thái độ của chúng đối với cái thiện/tốt. Tính từ gut (tốt) tưong phản với một số từ, nhưng ở đây quan trọng nhất là với böse và schlecht. Dù nghĩa của chúng chồng lấn nhau, nhưng böse và das Böse thường được dùng để chỉ “ác” hay “cái ác” về mặt luân lý, trong khi schlecht (“xấu”, “tội”) biểu thị những gì dưới tiêu chuẩn dù không phải do lỗi của chúng. Vì thế Nietzsche muốn vượt khỏi sự đối lập giữa gut (thiện) và böse (ác), và thay thế nó bằng sự đối lập giữa gut [tốt] và schlecht [xấu], một sự đối lập mà ông tin là sự tương phản có tính trung tâm trong các xã hội anh hùng tiền-Kitô giáo vốn thiếu những quan hệ liên tưởng luân lý chủ nghĩa của thiện-ác [gut-böse]. Hegel đã đi trước phần lớn tư tưởng của Nietzsche về điều này, nhưng ông vẫn có vẻ cho phép có một chỗ cho sự tương phản thiện-ác trong đời sống đạo đức hiện đại hơn Nietzsche nhiều. Tuy vậy, Hegel đưa ra ba sự chỉnh sửa đối với quan niệm luân lý chủ nghĩa về thiện và ác:
(1) Giống như luân lý chỉ gán trách nhiệm cho những ý đồ và ý chí, và cho những gì muốn làm hay có ý đồ, vì vậy nó chỉ, và chủ yếu, đặt thiện và ác vào trong ý chí và các ý đồ. Chẳng hạn, Kant lập luận rằng ý chí thiện là cái thiện vô-quy định duy nhất. Ngược lại, Hegel chủ yếu đặt chúng vào trong hành động công khai, một phần vì chỉ qua sự thể hiện ra bên ngoài, ý chí mới đạt được một tính cách xác định, một phần vì mọi tội ác hay sự tàn bạo có lẽ đều sẽ được biện minh bằng một ý đồ thiện hoặc một lý do hay Cơ SỞ thiện.
(2) Luân lý có xu hướng xem cái thiện như cái gì đó phải được đạt đến, và trạng thái hiện tại, hoặc của một con người cá nhân, một xã hội hoặc con người xét như toàn bộ, đều ít nhiều là ác. Ngược lại, Hegel tin rằng cái thiện phải được hiện thực hóa trong sự việc hiện tại, tức trong cái HIỆN THựC.
(3) Một lý do cho việc ông tin rằng cái thiện đã được hiện thực hóa xong xuôi là: trong khi luân lý có xu hướng rút ra một tương phản rạch ròi giữa thiện và ác và cho rằng việc hiện thực hóa cái thiện đòi hỏi phải loại bỏ hay chiến thắng hoàn toàn cái ác, thì Hegel xem cái ác như tất yếu nằm trong cái thiện: cái thiện đòi hỏi phải chế ngự hay thuần phục cái ác chứ không phải loại bỏ nó. Học thuyết này xuất hiện ở một số cấp độ trong tư tưởng của ông:
(a) Nếu người ta tự do chọn cái thiện, thì đó chỉ có thể là thiện về mặt luân lý, chứ không phải ngây thơ vô tội. Nhưng điều này có nghĩa là người ta cũng tự do chọn cái ác, và nếu khả thể này bị loại bỏ, người ta sẽ đánh mất khả thể trở nên thiện. (Hegel lý giải thần thoại về sự Sa ngã như một sự đi xuống, chứ không phải rơi xuống, vì nó đã sở đắc được tri thức về thiện và ác, vốn là một điều kiện tất yếu cho sự thiện, tương phản với sự ngây thơ [vô tội]).
(b) Các xu hướng và đam mê của ta, đối với luân lý, tuy là gốc rễ của cái ác, nhưng không nên tiêu diệt và tận diệt chúng, mà phải điều tiết chúng vào trong những thói thường và nghi thức của đời sống đạo đức: thói dâm dục bị thuần hóa để trở thành tình yêu vợ chồng và được thỏa mãn trong hôn nhân, v.v.
(c) Hành động có quyết định chứa đựng toàn bộ nhân cách, dam mê, cũng như lý tính của cá nhân, và, như khi Hegel lập luận chống lại LINH HỒN đẹp, nó không tránh được nguy cơ của cái ác. “Không có gì vĩ đại trong thế giới được thực hiện mà thiếu dam mê” (LSTH).
Hegel cực lực chống lại các tiêu chuẩn luân lý cho sự đánh giá về các tác nhân lịch sử. Nhưng một đánh giá như thế, như ông thường nói, không phải là một đặc điểm riêng của luân lý, tương phản với đời sống đạo đức. Đúng là, khác với đời sống đạo đức, luân lý, ít nhất theo quan điểm của Kant, không biến đổi qua LỊCH sử, và nó đánh giá các ý đồ hơn là các hành vi. Nhưng kết quả hành động (Tat/Anh: ảeeả) của các vĩ nhân thường vi phạm cả đời sống đạo đức trong xã hội của chính họ lẫn kiểu đời sống đạo đức mới mẻ mà họ đã giúp tạo nên, chứ không chỉ đơn giản là vi phạm luân lý của Kant. Trong trường hợp các vĩ nhân, Hegel vượt khỏi lập trường về luân lý cá nhân lẫn đạo đức xã hội, và đi theo lập trường về “lịch sử thế giới”. Nhưng ông không đưa ra tiêu chuẩn rõ rệt nào để quyết định xem phải phán xét một người bằng lập trường này hoặc bằng những tiêu chuẩn có tính quy ước hơn.
Hoàng Phú Phương dịch