Pháp quyền tự nhiên [Đức: Naturrecht; Anh: natural right]
-> > Quyền tự nhiên,
Quyền tự nhiên/Pháp quyền tự nhiên [Đức: Naturrecht; Anh: natural right]
Xem thêm: Sở đắc [sự], Tự do, Luật học, Công bằng [sự], Luật, Sở hữu, Quyền,
Những trước tác về chính trị và pháp luật của Kant đóng góp vào truyền thống hiện đại về lý thuyết các quyền tự nhiên kế tục truyền thống về luật tự nhiên của trường phái Aristoteles thời trung đại. Trong lý thuyết các quyền tự nhiên, yếu tố Cổ bản không phải là sự công bằng hay tính đối xứng có tính khách quan, được xây dựng một cách thiêng liêng, mà là một cá nhân trong việc sở hữu các quyền nào đó liên quan đến tài sản, những cá nhân khác và nhà nước. Kant định nghĩa quyền tự nhiên là “Quyền phi-luật định, do đó đon giản là quyền mà lý tính của mỗi người có thể biết một cách tiên nghiệm” (SHHĐL tr. 297, tr. 113), tức là, các quyền tự nhiên dựa trên “các nguyên tắc tiên nghiệm” đối lập với quyền do con người thiết định hay luật định xuất phát từ ý chí của nhà lập pháp” (SHHĐL, tr. 237, tr. 63). Quyền tự nhiên bao gồm sự công bằng có tính hoán đổi “được giữ giữa những nhân thân trong sự trao đổi của họ với nhau”, và sự công bằng có tính phân phối trong chừng mực mà những quyết định về nó có thể được biết một cách tiên nghiệm dựa theo nguyên tắc của sự công bằng có tính phân phối. Bằng việc nhấn mạnh vào đặc tính tiên nghiệm và có nguyên tắc của quyền tự nhiên, Kant đã xếp mình vào phái duy lý Đức của truyền thống được Pufendort và Wolff phát triển, đối lập lại với truyền thống Griotia có nhiều tính xúc cảm hon được Hutcheson và Smith phát triển (xem Caygill, 1989, Phần I). Tuy nhiên, loại trừ một ít yếu tố, công trình của Kant gắn chặt với truyền thống về các quyền, và có thể bị tổn hại trước những phê phán của Hegel và những người khác cho rằng nó mở rộng không chính đáng các quyền về vật và về nhân thân vốn là đặc trưng của lĩnh vực tư pháp vào lĩnh vực của công pháp.
Nguyễn Văn Sướng dịch