Zen
[VI] THIỀN Sanscrit
[FR] Dhyana (Nhật)
[EN] Zen
[VI] Một phương pháp tu luyện gồm những biện pháp thể dục và tâm lý, gốc từ Yoga, sau được một trường phái Phật giáo ở Trung Quốc kết hợp với phương pháp của đạo Lão áp dụng; sau đó truyền sang Việt Nam và Nhật Bản, và ngày nay cũng được một số người ở Âu – Mỹ vận dụng. Bước đầu của thiền là giới, tức thực hiện việc quả dục, giảm nhẹ những ham muốn về xác thịt; bước hai tìm ổn định hoạt động tâm thể bằng điều hòa hơi thở (khí công, tiếng Ấn Độ là pranayama); trên cơ sở, tập trung ý nghĩ vào những giáo lý cơ bản của Phật, phép này gọi là quán tướng, như nghĩ mãi về tính vô thường của xác thịt, khỏe đẹp bao nhiều rồi cũng thối nát, cũng có thể tập trung vào một công án, tức một bài toán vô nghĩa, không thể nào giải đáp; đơn giản hơn là lặp đi lặp lại tên Phật (A di đà Phật) hay từ Om. Đến một lúc nào đó, khi tâm tư hoàn toàn ổn định, bừng sáng giác ngộ chân lý tuyệt đối; thiền là một phương pháp tu luyện đốn ngộ, tức giác ngộ một cách đột xuất, không tuần tự như trong phương pháp tiệm ngộ. Khi khải ngộ, thấy mình hòa nhập với vũ trụ, sau đó toàn bộ nhân cách biến chuyển, thoát khỏi mọi ràng buộc trần tục. Trạng thái này trong Yoga gọi là samadhi (nhập định). Có nhiều công trình nghiên cứu sinh lý và tâm lý về Yoga và thiền; trong tĩnh tọa, ở điện não đồ xuất hiện làn sóng alpha đều trong trạng thái tách biệt thế giới chung quanh, không còn cảm giác. X. Thần hiệp