Rite
[VI] LỄ
[FR] Rite
[EN]
[VI] Một hay nhiều hành vi có tính cá nhân hay tập thể, tiến hành theo những qui tắc nhất định, và một tiến trình nhất định, thường lặp đi lặp lại. Mang tính xã hội và thông thường có tính tôn giáo. Lễ buộc người ta vào một tư thế nhất định (cúi đầu, quỳ, lạy), có một số cử động nhất định (vái, chào) hay những lời nói quy định sẵn (cầu khẩn), nhiều khi phải có vật cúng tế, kể cả giết thú vật (vật hy sinh).Thường tiến hành trong những dịp đặc biệt: tiếp đón khách, tang ma, cưới hỏi, sinh đẻ, lễ tiết của một cộng đồng. Về tâm lý, vận dụng những cơ chế: - Tư thế tạo ra tâm tư phục tùng, kính sợ. - Lặp đi lặp lại, từ bé tạo ra phản xạ có điều kiện. - Không khí tập thể, đồng cảm với đám đông, có nhạc, có hương hoa, có lời cầu nguyện ám thị những người tham dự. Lễ nghi, lễ tiết là phương tiện quan trọng để giữ gìn sự cố kết của một cộng đồng nhò hay lớn, cũng là phương pháp giáo dục có hiệu lực, nhất là đối với trẻ em. “Tiên học lễ, hậu học văn”. Lễ tập cho kiềm chế lòng ham và bột phát của bản năng, làm cho con người hòa nhập vào cuộc sống xã hội, tuân theo những qui tắc xã hội, không cần có sự ép buộc. Câu “khắc kỷ phục lễ vi nhân” của Khổng tử, nghĩa là tự kiềm chế tuân theo lễ mới có tính nhân, tức có tính người. Trong một số tâm bệnh, có những hành vi lặp đi lặp lại kiểu nghi thức, và một số bệnh nhân nghi thức hóa một số ứng xử (ritualisation). Trong thời quá độ, lễ cũ mất đi, lễ mới chưa hình thành, xã hội sinh ra “vô lễ”, tức mất kỷ cương. Tình trạng này Durkheim gọi là anomie (loạn cương).
Rite
[VI] NGHI THỨC
[FR] Rite
[EN]
[VI] Toàn bộ những thủ tục được tiến hành theo một trật tự qui định. Trong tôn giáo, trong các nền văn hóa truyền thống, thậm chi trong đời sống thường ngày, có rất nhiều nghi thức. Có nhiều lễ nghi để thực hiện một nghi thức. Ví dụ nghi thức cúng bái tổ tiên, đến tuổi dậy thì, lên lão v.v…Nghi thức bao gồm cả những thử nghiệm thực thể cũng như tinh thần, nhằm giúp chủ thể khắc phục những biến đổi sinh lý và có ý thức rõ ràng về cương vị và vai trò của mình trong tập thể. Trong nhiều nhóm hoặc tổ chức xã hội (nghề nghiệp, trường học, quân đội) cũng có những nghi lễ riêng. Có nhà TBH và PTH gọi la nghi thức là những ứng xử ám ảnh ở một số bệnh nhân, làm một số động tác buồn cười trước khi làm một việc gì đấy. Có thể tìm ý nghĩa tượng trưng của các động tác đó trong lúc điều trị bằng phân tâm.