Généralisation
[VI] KHÁI QUÁT HÓA
[FR] Généralisation
[EN] Generalization
[VI] Trong quá trình nhận thức, mới đầu có một số quan sát hạn chế theo kinh nghiệm chủ nghĩa, rồi từ những kinh nghiệm đó, dần dần xây dựng thành một lớp, tức là khái quát hóa. Trong nghiên cứu về luyện tập, người ta phân biệt: 1. Khái quát hóa tín hiệu: Một phản ứng có điều kiện với một kích thích S0 đã được xác lập. Đưa các kích thích S1, S2 cho đến Sn chưa hề được điều kiện hóa trước đó. Các kích thích này có đặc điểm gần giống với S0 và đáp ứng có điều kiện gây ra có thể khác với đáp ứng với S0 về biên độ hay tần số; sắp xếp lại các đáp ứng này theo biên độ hay tần số ta sẽ có một gradient khái quát hóa. 2. Khái quát hóa đáp ứng: Một kích thích đã được điều kiện hóa bằng một đáp ứng R0, gây ra các đáp ứng R1, R2…Rn chưa được điều kiện hóa trước đó. Các đáp ứng này nói chung có một hiệu ứng chung. 3. Khái quát hóa gián tiếp hay thứ phát (hai khái quát hóa nói trên là nguyên phát): Là khái quát hóa diễn ra khi các kích thích không có gì giống nhau về thực thể: Có lẽ có một cái biến giả định mặc nhiên gián tiếp (một từ, một hình ảnh) : Xem Trung gian. 4. Khái quát hóa ngữ nghĩa: Là một mặt của khái quát hóa gián tiếp căn cứ vào sự đồng nghĩa trong ngôn ngữ và có những lớp trong hệ đọc.