Lòng tin, Đức tin và Tư kiến [Đức: Glaube(n), und Meinung; Anh: belief, faith and opinion]
Giống như trong tiếng Anh, tiếng Đức có nhiều từ để chỉ các loại hình và các cấp độ của lòng tin. Trong Hegel nổi bật nhất là hai từ Glaube(n) và Meinung. Glaube đến từ động từ glauben (“tin 7Anh: “to believe”), nguyên nghĩa là “thưong yêu” (lieb), “ủng hộ”. Trong nước Đức tiền-Kitô giáo, từ này chỉ sự tin cậy của con người vào một thần linh, và về sau diễn đạt mối quan hệ giữa người Kitô hữu với Thượng Đế. Từ “đức tin” này có nghĩa yếu hon khi trở thành “lòng tin”, “niềm tin” trong ngôn ngữ thông thường.
Như thế, giống với từ “belief” trong tiếng Anh, Glaube chỉ: (1) lòng tin cậy hay tin tưởng (Vertrauen) vào một người, một vật hay Thượng Đế;
(2) chấp nhận điều gì đó như là đúng thật (Fũrwahrhalten/“cho là đúng”);
(3) điều được tin. Nhưng danh từ Glaube thì hẹp hơn từ “belief” trong tiếng Anh, ở chỗ nó bao hàm một sự xác tín mạnh mẽ hơn và ít dựa vào bằng chứng cảm tính hay lý tính so với từ “belief”. (Tuy nhiên, động từ glauben lại không loại trừ việc dựa vào bằng chứng). Do đó Glaube dẫn đến “lòng tin” hay sự “xác tín” (Anh: “faith”): Hegel thường liên kết lòng tin với “sự xác tín trực tiếp (Gewissheit)” - tức một sự xác tín chủ quan không dẫn đến chân lý hay sự thật - và tương phản với LÝ TÍNH, TƯ DUY và KHÁI NIỆM. Từ tiếng Đức cho “mê tín” cũng được hình thành từ Glaube: Aberglaube (“lòng tin sai lầm”, “mê muội”) - nhưng ý nghĩa chính xác của tiền tố Aber - là không chắc chắn. (“Cương lĩnh xưa nhất vẽ Hệ thống thuyết ảuy tâm Đức” (1796 hay 1797) có thể do Hegel viết đã dùng từ Afterglaube thay cho Aberglaube).
Hegel không gắn liền Glaube với tôn giáo cổ đại - theo ông, người Hy Lạp cổ đại quá đắm chìm vào trong xã hội riêng của họ và trong những tín ngưỡng và thực hành tôn giáo của họ khiến không thể có “đức tin” (Anh: faith) hay “sự tin cậy” (Anh: trust) (“là một người ngoại đạo là một chuyện, còn tin vào một tôn giáo ngoại đạo lại một là chuyện khác”, THPQ, §147). Trái lại, ông gắn liền Glaube với Kitô giáo, vì Glaube bao hàm một sự tách rời khỏi Thượng Đế hay khỏi cái TUYỆT ĐỐI và một thái độ PHẢN TƯ về đối tượng này. Hegel đặc biệt quan tâm đến Glaube trong các tác phẩm thần học thời trẻ (THTT). Trong các tác phẩm này, nhất là trong TĐKTG và TTKT, ông tìm cách trả lời câu hỏi tại sao Kitô giáo lại trở thành một tôn giáo “thực định” (positive), tức là một “đức tin thực định” theo nghĩa một “hệ thống những mệnh đề tôn giáo được cho là chứa đựng chân lý cho ta, bởi đó là đòi hỏi của một quyền uy mà ta không thể không bày tỏ đức tin”. Quan niệm này về đức tin là quan niệm của Giáo hội Công giáo: đức tin là đức hạnh siêu tự nhiên, nhờ đó, cùng với sự trợ giúp của ân sủng của Thượng Đế, ta chấp nhận là đúng thật những gì Thượng Đế đã khải thị, chỉ duy nhất dựa vào quyền uy của Thượng Đế, chứ không phải vì ta đã nhận rõ chân lý ấy bằng ánh sáng tự nhiên của lý tính.
Thay vào đó, Hegel tán thành quan điểm của phái Luther, theo đó đức tin không phải là việc tin vào những sự kiện lịch sử nào đó cho bằng lòng tin cậy vào Thượng Đế, vào việc đón nhận lời hứa hay tin mừng của Thượng Đế. Chính quan niệm này về Glaube đã được Hegel gắn vào đức Kitô và những Kitô hữu Sổ kỳ; đức tin ở đây không phải là việc chấp nhận điều gì đó như là sự thật, mà theo nghĩa nguyên thủy của nó như là sự tin cậy hay tin tưởng vào đấng thần linh: “Đức tin vào đấng thần linh là khả hữu, chỉ bởi vì ngay nổi bản thân người tín đồ có một yếu tố thần linh, tái phát hiện chính mình, bản tính của mình, ở trong đối tượng của đức tin... Trạng thái trung gian giữa một bên là sự tối tăm, xa cách với đấng thần linh, việc bị cầm tù trong cái hiện thực và bên kia là đời sống hoàn toàn có tính thiêng liêng của chính mình, một lòng tin vững chắc vào chính mình, đó mới chính là đức tin vào thần linh; đức tin là sự dự cảm, sự nhìn nhận cái thần linh và lòng khao khát hợp nhất với cái thần linh”.
Về sau, Hegel phản đối bất kỳ quan niệm nào về Glaube, dù là Công giáo hay Tin Tành, muốn đối lập Glaube với lý tính và tư duy khái niệm. Trước hết, dưới ảnh hưởng của phong trào Khai minh, ông không thể cho phép học thuyết nào đó chỉ đon giản được chấp nhận bằng quyền uy. Các học thuyết, nếu muốn được chấp nhận, phải được xác chứng bởi “thức nhận” (Einsicht/Anh: insight), chứ không phải bởi quyền uy của giáo hội hay nhà nước. Thứ hai, ông bác bỏ bất kỳ quan niệm nào về “hai thế giới”, bác bỏ thế giới “ở bên kia” được đức tin định đề hóa như là chỗ ẩn náu bên ngoài thế giới của thực tại trần tục. Tý tưởng thời trẻ của ông là thành quốc Hy Tạp, trong đó những người công dân hoàn toàn hòa điệu với thành quốc và với những thần linh trong thành quốc ấy. Nhưng ông sớm từ bỏ lý tưởng này, nhận ra rằng sự “hoài vọng” (Sehnsucht) như thế chỉ là một phiên bản khác của lòng tin vào một thế giới “bên kia”, trong khi ông vẫn giữ vững sự đối kháng lại một thuyết nhị nguyên. Thứ ba, Hegel không thích sự hòa loãng đức tin phong phú của Kitô giáo Sổ kỳ và trung cổ thành một lòng tin mờ nhạt của thời hiện đại vào một “BẢN THỂ/ HỮU THỂ tuyệt đối” (absolutes Wesen) hay một Thượng Đế chỉ được quan niệm như là “tồn tại thuần túy” chẳng hạn. Một lòng tin như thế vừa trống rỗng về mặt trí tuệ, vừa bất lực trong việc cung cấp một tiêu điểm cho đức tin phổ thông hay cho việc mang lại sức sống đối với một thực tại ngày càng được thế tục hóa và chỉ được quan niệm theo cách Cổ giới và tính hữu ích. Hegel tin rằng việc làm cho lòng tin này trở nên nghèo nàn có nhiều nguyên nhân: đạo Tin Lành nhấn mạnh vào TÍNH CHỦ THỂ, tinh thần và cường độ của lòng tin, làm tổn thương đến TÍNH KHÁCH QUAN và nội dung của đức tin; chủ nghĩa cá nhân của đạo Tin Lành, việc nhấn mạnh đến sự xác tín riêng tư và sự hiến dâng, tổn thương đến quyền uy công cộng và việc thờ cúng mang tính cộng đồng; sự xâm lấn của khoa học Newton vào các lĩnh vực trước đây được dành cho đức tin; cuộc tranh đấu của phong trào Khai minh chống lại Aberglaube (sự mê tín); và chủ nghĩa cá nhân vị kỷ gắn liền với sự lớn mạnh của XÃ HỘI DÂN sự.
Tiến trình này được phản ánh trong tư tưởng của Kant và những người kế tục, nhất là Jacobi và Fichte, như nhận định của Hegel trong TVB. Kant cho rằng mình đã phá vỡ những luận cứ lý thuyết của các học thuyết tôn giáo trong PPLTTT, và đã “dẹp bỏ tri thức để dành chỗ cho đức tin” - một đức tin mà sau này ông cố gắng cung cấp cho nó một cơ sở trong LUÂN LÝ. Nhưng Hegel lại nhìn kết quả ấy như là một đức tin đã bị pha loãng và hoàn toàn bị tách rời khỏi thế giới của CÁI BIẾT (Wissen). Dưới mắt Hegel, nhà vô địch của triết học về đức tin là Jacobi, người đã nói về việc cần phải có một Salto mortale (“bước nhảy sinh tử”) của đức tin để vượt qua hố thẳm ngăn cách giữa nhận thức triết học (Erkennen) và chân lý tôn giáo. Jacobi đã dùng một loạt những thuật ngữ chung quanh bước nhảy sinh tử này: “đức tin”, “cái biết trực tiếp” (Wissen, trong sự tương phản với Erkennen), “CẢM NHẬN” và “TRựC QUAN”. Nhưng Hegel lại thấy các thuật ngữ này chẳng có gì khác nhau: cùng chia sẻ một tính trực tiếp, chúng sẽ dẫn đến cùng một thứ như nhau. Nhưng tính trực tiếp trong đức tin của Jacobi lại phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết trung tâm của nó, đó là tương phản với đức tin Kitô giáo, nội dung của nó là mỏng mảnh đến chỗ không còn gì, cùng lắm chỉ cung cấp một mẫu số chung ở cấp độ thấp kém nhất trong mọi tôn giáo. Một yếu tố khác góp phần vào việc pha loãng Glaube chính là việc áp dụng nó vào cho các vấn đề trần thế: chẳng hạn Jacobi cho rằng sở dĩ tôi biết về sự tồn tại của những đối tượng bên ngoài và của thân thể tôi, là nhờ vào Glaube. Trong khi đó, khi bàn về sự xác tín cảm tính, Hegel đã chứng minh rằng nội dung phong phú của thế giới bên ngoài không thể được nắm bắt bằng cái biết trực tiếp hay bằng lòng tin (HTHTT, I). Theo cách nhìn của Hegel, một trạng thái nhận thức cũng phải mang tính phức hợp và được trung giới như chính đối tượng được nhận thức của nó.
Hegel tin rằng trong những sự trung giới phức tạp được trình bày trong Khoa học Lô-gíc, trong triết học về tôn giáo và triết học về pháp quyền, ông đã mang lại một sự hòa giải tốt nhất có thể có được cho những yêu cầu thoạt nhìn là xung đột với nhau trong đức tin: (1) bảo tồn nội dung phong phú và đầy sức nặng của đức tin Kitô giáo; (2) thỏa mãn quyền của cá nhân trong việc khẳng định và bảo vệ quan điểm của mình một cách hợp lý tính; và (3) làm cho đức tin này được hiện thân trong xã hội, trong đời sống và trong quan niệm của chúng ta về thế giới “bên này” hon là quy nó về cho một thế giới “bên kia”.
Glaube và Glauben được phân biệt với Meinung (“tư kiến, thường kiến”) và meinen (“cho rằng”, “tin rằng”, “tưởng rằng”). Kant đã từng định nghĩa Meinung như là “việc cho là đúng (Fürwahrhalten/Anh: an acceptance as true), nghĩa là cái gì được ta ý thức rõ là khiếm khuyết cả về mặt chủ quan lẫn khách quan. Còn nếu việc cho là đúng là đầy đủ về mặt chủ quan nhưng lại khiếm khuyết về mặt khách quan, thì đấy là lòng tin. Sau cùng, việc cho là đúng vừa đầy đủ về mặt chủ quan lẫn khách quan thì đấy mới chính là tri thức” (PPLTTT B850). Hegel liên hệ Meinung với mein (“của tôi”) (vốn không có cùng một gốc từ nguyên), và vì thế gắn liền với cái gì có tính riêng tư: đó là “một sự HÌNH DUNG chủ quan (Vorstellung), một ý tưởng tùy tiện, mà tôi có thể hình thành theo cách tôi thích, trong khi người khác có thể hình thành một cách khác. Một Meinung là mein (“của tôi”), chứ không phải là một tư tưởng mặc nhiên có tính phổ biến Tự MÌNH VÀ CHO MÌNH. Thế nhưng, triết học là KHOA HỌC khách quan về chân lý, là khoa học về sự tất yếu của chân lý, là nhận thức khái niệm, chứ không phải sự tưởng thật từ những tư kiến” (LSTH, Dẫn Nhập). Trong HTHTT, I, và ở nổi khác, Hegel đối lập Meinung và những gì được tôi tưởng thật (meine) với những gì tôi nói ra: điều tôi tưởng thật (meine), tư kiến (Meinung) của riêng tôi, không thể được diễn đạt bằng những từ ngữ phổ biến có sẵn trong ngôn ngữ. (Hegel lúc nào cũng tôn vinh tính lý tính của ngôn ngữ và xem nhẹ Meinung). Ở đây, từ meinen và Meinungỉuồn có nghĩa là những gì một cá nhân “tưởng thật” và “muốn nói” bằng phương tiện ngôn ngữ, chứ không có nghĩa là “ý nghĩa” của một từ.
Öffentliche Meinung, một thuật ngữ đã trở thành thời trang ngay trước khi Cách mạng Pháp (1789) xảy ra, có nghĩa là “công luận” (Anh: “public opinion”). Hegel cho rằng công luận là sự thể hiện nguyên tắc hiện đại về sự Tự DO chủ quan, theo đó những chuẩn mực của lý tính và những cấu trúc chính trị không thể được áp đặt bằng sức mạnh hay bằng tập quán và truyền thống, mà chỉ có thể bằng việc thuyết phục người công dân về những lợi ích của họ. Vì thế công luận là một sự kết hợp khá nghịch lý giữa lý tính công cộng và quyền lực với tính riêng tư, bất tất và lệch lạc của Meinung. Do đó. “sự độc lập của công luận là điều kiện hình thức đầu tiên của bất kỳ điều gì lớn lao và hợp lý tính trong đời sống cũng như trong khoa học (...) Công luận chứa đựng mọi loại sai lầm và mọi loại chân lý, và cần có một vĩ nhân để tìm thấy chân lý trong nó” (THPQ, §316-18).
Bùi Văn Nam Sơn dịch