Biện chứng (phép) [Đức: Dialektik; Anh: dialectic]
Dialektik xuất phát từ chữ dialektikẽ (technể) của tiếng Hy Lạp, chữ này đến từ động từ dialegesthai, nghĩa là “đối thoại”, nguyên nghĩa là “nghệ thuật đối thoại”, nhưng thường được Plato sử dụng cho phương pháp triết học đúng đắn. (Plato ủng hộ các phương pháp khác nhau tại những thời điểm khác nhau, nhưng ông thường xem phương pháp đang được ưa thích hơn của ông là “phép biện chứng”). Ở thời cổ đại, Zenon ở Elea được xem như người sáng lập phép biện chứng, bởi các chứng minh gián tiếp của ông, chẳng hạn như về sự bất khả của vận động bằng cách rút ra những sự phi lý hay MÂU THUÂN từ giả định rằng có vận động diễn ra. Phép biện chứng của Socrates, như được miêu tả trong các đối thoại thời kỳ đầu của Plato, có khuynh hướng dẫn đến một hình thức tiêu cực/phá hủy: Socrates cật vấn một ai đó về định nghĩa của khái niệm nào đó mà anh ta sử dụng (chẳng hạn như khái niệm “đức hạnh”) và rút ra những mâu thuẫn từ những câu trả lời liên tiếp được đưa ra. Nhưng trong các đối thoại sau, những đối thoại có được nhờ chính Plato hơn là nhờ đến Socrates, phép biện chứng là một phương pháp tích cực, thiết kế việc tạo ra tri thức về các MÔ THỨC hay các Ý NIỆM và tri thức về các mối quan hệ giữa chúng. Trong các đối thoại ấy, hình thức-đối thoại có khuynh hướng trở nên tương đối không quan trọng và phép biện chứng đánh mất sự nối kết của nó với sự đối thoại (ngoại trừ trong chừng mực mà tư duy được xem là một đối thoại với chính mình). Đối với Hegel, phép biện chứng không đòi hỏi một đối thoại giữa hai nhà tư tưởng hoặc giữa một nhà tư tưởng với chủ đề của ông ta. Nó được cho là sự tự phê phán có tính tự trị và sự tự-PHÁT TRIỂN của CHỦ ĐỂ, của một hình thái của Ý THỨC hay của một khái niệm chẳng hạn.
“Phép biện chứng” cũng có một nghĩa xấu từ mối liên hệ của nó với cái gọi là “các nhà ngụy biện/biện sĩ” hay “những bậc thầy thông thái” chuyên nghiệp, những người, mặc dù đối lập với Socrates, thường sử dụng các phương pháp gần với của Socrates để làm mất uy tín các khái niệm và các học thuyết đã được công nhận. Do đó họ nổi tiếng vì việc chẻ tóc làm tư và “sự ngụy biện”. Kant sử dụng “phép biện chứng” theo nghĩa xấu ấy khi ông định nghĩa nó là “Lô-gíc học về Ảo TƯỢNG (Schein)”, đặc biệt là, ảo tượng về việc nỗ lực rút ra các chân lý vượt khỏi KINH NGHIỆM của chúng ta, tức chỉ từ các khái niệm và các nguyên tắc hình thức mà thôi; nhưng ông cũng sử dụng nó theo nghĩa tốt, khi nói rằng “phép biện chứng siêu nghiệm” của riêng ông là một “sự phê phán ảo tượng biện chứng” (PPLTTT, B 86). Một phương diện của phép biện chứng của Kant ghi dấu ấn lên Hegel là việc rút ra các nghịch lý (antinomies), việc rút ra hai câu trả lời không thể tương thích với nhau cho một câu hỏi (chẳng hạn như, phải chăng thế giới có khởi đầu trong thời gian hoặc không có khởi đầu trong thời gian) vượt ra khỏi kinh nghiệm của chúng ta. Thao tác tiến hành ba bước của một chính đề (cái TÔI tự thiết định chính mình), một phản đề (cái TÔI thiết định cái không-Tôi), và một hợp đề (cái TÔI thiết định trong cái Tôi một cái không-Tôi khả phân đối lập với cái Tôi khả phân) của Fichte cũng ảnh hưởng đến phép biện chứng của Hegel. (Nhưng Hegel sử dụng thuật ngữ “chính để’, “phản để’, “hợp đề” chỉ trong nghiên cứu của ông về Kant).
Theo nghĩa rộng, phép biện chứng của Hegel bao hàm ba bước:
(1) Một hay nhiều khái niệm hay phạm trù được xem là cố định, được định nghĩa rõ ràng và khác biệt nhau. Đây là giai đoạn thuộc về GIÁC TÍNH.
(2) Khi ta phản tư về các phạm trù ấy, một hay nhiều mâu thuẫn xuất hiện trong chúng. Đây là giai đoạn thuộc về phép biện chứng đích thực, hay thuộc về TÝ TÍNH biện chứng hay phủ định.
(3) Kết quả của phép biện chứng này là một phạm trù mới, cao hơn, bao hàm các phạm trù trước và giải quyết mâu thuẫn có trong chúng. Đây là giai đoạn thuộc về sự TƯ BIỆN hay lý tính khẳng định (BKTI, §§79-82). Hegel đề xuất rằng phạm trù mới này là một “sự thống nhất của các MẶT ĐỐI TẬP”, một sự miêu tả thích hợp với một số trường hợp (chẳng hạn, TỒN TẠI, HƯ VÔ và TRỞ THÀNH) dễ dàng hơn nhiều so với những trường hợp khác (chẳng hạn như, cơ HỌC TUẬN, HÓA HỌC TUẬN và MỤC ĐÍCH LUẬN). Hegel tin rằng các mặt đối lập, trong tư tưởng lẫn sự vật, chuyển hóa lẫn nhau khi chúng được tăng cường lên, chẳng hạn một tồn tại mà sức mạnh của nó lớn đến nỗi thủ tiêu mọi sự đối kháng, sẽ chìm dần vào sự bất lực, vì nó không còn một đối thủ để thẩm tra, phát hiện và duy trì sức mạnh của nó nữa.
Phương pháp này được áp dụng không những trong Lô-gíc học, mà còn được áp dụng xuyên suốt các tác phẩm trong hệ thống của Hegel. Chẳng hạn, THPQ tiến hành theo cách thức tương tự từ GIA ĐÌNH đến XÃ HỘI DÂN Sự, và rồi đến NHÀ NƯỚC. Nhưng phép biện chứng không những là đặc điểm của các khái niệm, mà còn của các sự vật và các diễn trình thực tồn. Chẳng hạn, một a-xít và một chất kiềm (1) thoạt đầu vốn tách biệt và khác nhau; (2) hòa tan vào nhau và mất đi các thuộc tính riêng của chúng; và (3) mang lại một chất muối trung tính, với những thuộc tính mới. Hay sự GIÁO DỤC của một cá nhân bao hàm sự THA HÓA khỏi trạng thái tự nhiên của con người, sau đó trạng thái ấy được phục hồi và hòa giải trên một bình diện cao hon. Hegel cho rằng TINH THẨN có thể chịu đựng những mâu thuẫn, trong khi chúng mang đến sự phá hủy của những thực thể HỮU HẠN khác. Điều này được kết nối với một sự khác biệt tiếp theo giữa tinh thần và Tự NHIÊN. Phép biện chứng của các sự vật và các sự kiện tự nhiên không phản ánh phép biện chứng của tư tưởng của chúng ta về chúng: tư tưởng của chúng ta tiến lên một cách biện chứng từ các giai đoạn thấp hon đến các giai đoạn cao hon của giới tự nhiên (chẳng hạn, từ giới tự nhiên cơ giới đến giới tự nhiên hữu cơ), trong khi sự tan rã của một thực thể tự nhiên mang lại một thực thể thuộc về cùng một loại hình hay thuộc về một loại hình tương tự (chẳng hạn hạt mầm mới của cùng một cái cây), chứ không quá độ sang một giai đoạn cao hơn của giới tự nhiên. Ngược lại, tinh thần có một lịch sử tăng tiến (chẳng hạn như sự phá hủy một nhà nước thường dẫn đến một loại hình nhà nước mới, không đơn giản là một nhà nước thuộc cùng một loại hình), và do đó sự phát triển của nó thường, mặc dù không phải lúc nào cũng vậy, tương ứng với sự tiến bộ của tư tưởng của ta về nó.
Hegel phân biệt phép biện chứng BÊN TRONG với phép biện chứng BÊN NGOÀI. Phép biện chứng của các sự vật khách quan phải là nội tại đối với chúng, vì chúng chỉ có thể lớn lên và chết đi bởi các mâu thuẫn thực sự hiện diện trong chúng. Nhưng phép biện chứng có thể được áp dụng từ bên ngoài đối với các khái niệm, tìm kiếm các thiếu sót trong chúng mà chúng không thực sự có. Theo quan điểm của Hegel, điều này chính là sự ngụy biện. Ngược lại, phép biện chứng đích thực là nội tại đối với các khái niệm hay các phạm trù: nó phát triển triệt để các thiếu sót mà chúng có và làm cho chúng “quá độ” (übergehen) sang khái niệm hay phạm trù khác. Hegel thường tuyên bố như thể là chính bản thân các khái niệm, chứ không phải nhà tư tưởng chỉ huy thao tác này, và rằng chúng biến đổi và sụp đổ một cách tự trị, theo cách mà các sự vật tiến hành, ngoại trừ việc “sự vận động (Bewegung) biện chứng” của chúng là phi thời gian. (Schelling và Kierkegaard phê phán Hegel vì việc nói về “sự vận động” của các khái niệm). Có lẽ ông đon giản muốn nói rằng nhà tư tưởng theo dõi hạt mầm tự nhiên của các khái niệm trong khi trình bày các mâu thuẫn của chúng và đề ra các giải pháp cho chúng, nhưng dù vậy ông tin rằng có một sự song hành giữa sự phát triển của tư tưởng hay của khái niệm và sự phát triển của sự vật hàm ý rằng phép biện chứng là nội tại đối với cả hai. Trong tinh thần đó, phép biện chứng không phải là một phương pháp, theo nghĩa một phưong thức mà nhà tư tưởng áp dụng vào chủ đề của mình, mà là cấu trúc và sự phát triển nội tại của bản thân chủ đề.
Theo quan điểm của Hegel, phép biện chứng giải thích mọi sự vận động và biến đổi, cả trong thế giới lẫn trong tư tưởng của ta về nó. Nó cũng giải thích tại sao sự vật, cũng như các tư tưởng của ta, lại cố kết một cách có hệ thống với nhau. Nhưng tính chất thoáng qua của các sự vật hữu hạn và sự nâng mình lên (Erhebung) trên cái hữu hạn được tác động bởi tư tưởng biện chứng cũng có một ý nghĩa tôn giáo đối với ông, và ông có khuynh hướng đồng hóa phép biện chứng theo nghĩa phủ định với QUYỂN NĂNG (Macht) của Thượng Đế.
Cù Ngọc Phương dịch