CAO ỐC
[VI] CAO ỐC
[FR]
[EN] Building
[VI] Ở những thành phố đông người, với hy vọng là tiết kiệm không gian thời gian và kinh phí xây dựng, người ta thường xây những cao ốc nhiều tầng, chia nhiều hộ, thành những nhà tập thể, những chung cư. Các kiến trúc sư không nghĩ rằng những kiểu nhà ở như vậy tạo ra một môi trường tâm lý xã hội đặc biệt, gây ra nhiều tác hại. Ở những đường phố chật hẹp, chen chúc (như các hẻm) thoạt trông thấy bất lợi, nhưng quan hệ bà con láng giềng , người cùng phố lại thân mật hơn ở các cao ốc nhiều; thiếu những quan hệ hàng ngày như vậy là một yếu tố dẫn đến những rối loạn tâm lý ở những người ít khả năng giao tiếp. Trẻ con không còn có những chỗ cùng chơi với bè bạn trong phố, suốt ngày bị nhốt trong căn phòng chật hẹp; khi bố mẹ đi vắng, không óc láng giềng trông nom. Trăm việc dồn vào người mẹ, dễ cáu gắt với con, và gia đình lạm dụng tivi, vidéo, vừa giải trí, vừa giữ con đỡ quấy phá. Trong các cao ốc có nhiều nơi “vô chủ”: hành lang, cầu thang, thang máy, người ra vào không ai biết ai, thanh thiếu niên hoành hành phá rối trật tự. Tóm lại, kiểu kiến trúc này phá vỡ mạng lưới quan hệ xã hội và cuộc sống cộng đồng. Ở các nước đang phát triển, người ta đã kết luận rõ ràng về vấn đề này; chỉ lúc nào bất đắc dĩ, vì đất đai quá chật hẹp (Hồng Kông, Nhật Bản) mới xây dựng cao ốc và người ta cho rằng việc xây dựng nên nhiều cao ốc vào những năm 60 - 08 là một sai lầm.