Phán đoán phân tích [Đức: analytisches Urteil; Anh: analytical judgement]
Xem thêm: Phân tích (sự), Phán đoán (sự, năng lực), Thuyết duy lý, Phán đoán tổng hợp tiên nghiệm,
Sự phân biệt giữa phán đoán tổng hợp tiên nghiệm và phán đoán phân tích [tiên nghiệm] là trung tâm trong triết học lý thuyết của Kant và được phát triển từ phê phán thời kỳ đầu của ông về triết học duy lý của trường phái Wolff. Trong quá trình vạch trần những thiếu sót của triết học này, Kant phân biệt tỉ mỉ giữa phán đoán tổng hợp và phán đoán phân tích. Các triết gia trường phái Wolff xem mọi phán đoán như thể chúng đều có tính phân tích, trái lại Kant khẳng định chúng chỉ là một loại phán đoán đặc biệt mà ông đặt tương phản với loại phán đoán riêng biệt là những phán đoán tổng hợp. Sau này, ông ghi chú trong cuốn p rằng “dù nguồn gốc hay hình thức logic của chúng có là gì đi nữa, thì vẫn có một sự phân biệt giữa các phán đoán, chẳng hạn như đối với nội dung của chúng, mà dựa theo đó thì chúng chỉ đon thuần có tính giải thích chứ không thêm được gì vào nội dung của nhận thức, hoặc có tính mở rộng làm tăng nhận thức đã được mang lại: cái trước có thể được gọi là phán đoán phân tích, cái sau là phán đoán tổng hợp” (P §2).
Đặc điểm phân biệt chính yếu của phán đoán phân tích là vị ngữ của chúng “phụ thuộc vào chủ ngữ” như cái gì đó đã được chứa đựng sẵn trong khái niệm (dù một cách kín đáo)” (PPLTTT A6/ B10). Những chủ ngữ của các phán đoán phân tích “chứa đựng sẵn” những vị ngữ của chúng, dù là một cách kín đáo hoặc “còn hỗn độn”. Điều rút ra từ đặc điểm Cổ bản này là trong hành vi tạo ra một phán đoán phân tích, “vị ngữ không bổ sung gì cho khái niệm của chủ ngữ, mà chỉ tách nó ra thành những khái niệm nhỏ [bộ phận] vốn đã được suy tưởng sẵn trong chủ ngữ, dù còn hỗn độn” [A7/B11]. Một phán đoán như thế “rõ ràng là chỉ đon thuần” đóng vai trò “trình bày và khẳng định cái gì đã được suy tưởng và được chứa sẵn trong khái niệm đã cho” (OD tr. 228, tr. 141). Thông qua tất cả những việc “tách rời”, “trình bày” và “khẳng định” nội dung thực sự của khái niệm đã cho này, phán đoán phân tích bị chi phối bởi nguyên tắc mâu thuẫn: “Vì vị ngữ của một phán đoán phân tích khẳng định đã được suy tưởng trong khái niệm của chủ ngữ rồi, do đó nó không thể bị phủ nhận mà không có mâu thuẫn” (p § 2).
Nghiên cứu của Kant về sự phân biệt giữa các phán đoán phân tích và phán đoán tổng hợp dựa trên sự khác biệt giữa nội dung của chúng. Vị ngữ của phán đoán tổng hợp thêm vào cho chủ ngữ cái gì đó, trong khi vị ngữ của phán đoán phân tích chỉ đon giản là rút ra cái gì đó đã có sẵn trong chủ ngữ. Trong suốt thế kỷ XIX, nhiều ứng viên khác nhau xuất hiện như nguồn suối cho các phán đoán tổng hợp gồm các nhân tố sinh lý học, tâm lý học, và xã hội học và cả những sự suy tư trừu tượng về giá trị và tính giá trị hiệu lực vốn rất được những người theo thuyết Kant-mới yêu thích. Frege trong cuốn Các nên tảng của số học đã cách mạng hóa câu hỏi về phán đoán và làm xói mòn sự phân biệt của Kant bằng cách chuyển từ vấn đề nội dung sang vấn đề “biện minh cho những sự khẳng định” (Frege, 1950, § 3). Sự phát triển này đã chuyển sự quan tâm ra khỏi nội dung của những phán đoán, và dẫn đến việc phản bác logic học siêu nghiệm của Kant.
Bước đi cấp tiến chống lại sự phân biệt của Kant giữa phán đoán phân tích và tổng hợp đã được báo trước từ những phê bình sớm nhất đối với Kant, bắt đầu với Eberhart và Maimon, những người đã cho rằng triết học phê phán đứng vững hoặc sụp đổ cùng với sự phân biệt này. Tuy nhiên, thật ra sự phân biệt này ra đời từ sự phê phán của Kant đối với trường phái triết học Wolff và không gì khác hon là một công thức cho sự phê phán ấy; nó là một kết quả của triết học phê phán chứ không phải là giả định nền tảng của triết học phê phán.
Mai Thị Thùy Chang dịch