Xã Tắc
Xã: nơi tế thần đất, Tắc: nơi tế thần nông. Ngày xưa dựng nước lấy dân làm trọng. Dân cần đất vua dựng đền để tế Thần đất (thần Hậu thổ), Dân cần lúa, vua lập đền thờ Thần nông là vị thần trông coi về nông nghiệp. Theo Kinh Lễ: vua tế Nam giao còn chư hầu tế xã tắc. Xưa mỗi khi đánh thắng kẻ địch, người ta hay phá đền xã tắc chủ tâm là phá nơi kẻ địch tôn thờ. Vì thế nên về sau chữ xã tắc dùng để chỉ về nước nhà. Hiếu Kính: Nhiên hậu năng bảo kỳ tắc nhi hòa kỳ nhân dân (Nhiên hậu mới có thể giữ gìn tắc và hòa với nhân dân). Vả chăng xã tắc làm đầu. Hạnh Thục Ca Xã Thơ Do chữ Thi xã. Thi: thơ, Xã: làng. Các thi sĩ ta thường cùng nhau tụ họp để xướng họa với nhau. Nhà thường tụ họp gọi là thi xã. Xã thơ tụ tập thi nhân. Thơ Cổ Xã Thử Xã: xem xã tắc, Thử: con chuột. Con chuột ở nền Xã thì không ai dám đào nền để bắt nó vì sợ động đến thần Hậu thổ. Nghĩa bóng: Cậy thế. Ai ngờ xã thử thành hồ. Trê Cóc Xai Kỵ Xai: ngờ vực, Kỵ: ghen ghét. Mà Thậm trách Hán Cao Hoàng chi xai kỵ. Ðặng Trần Thường