Mâu thuẫn [Đức: Widerspruch; Anh: contradiction]
Xem thêm: Xác tín, Khái niệm, Hiện hữu, Lực, Vận động, Thời gian, Chân lý,
Quy luật hay nguyên tắc mâu thuẫn được Aristoteles mô tả trong cuốn Metaphysics [Siêu Hình Học] như nguyên tắc “chắc chắn” nhất và “không thể tranh cãi ’’trong các nguyên tắc. Tuy nhiên, định nghĩa của ông - rằng “cùng một thuộc tính giống nhau thì không thể cùng lúc đồng thời thuộc về và không thuộc về cùng một chủ từ [chủ thể] và trong cùng một phưong diện” (Aristoteles, 1941, 1005b, 18-20) - chứa đựng một sự định tính chất quan trọng và cực kỳ chặt chẽ về thời gian. Điều này được nói rõ trong tác phẩm On Interpretation [Vê Lý giải] của ông, trong quyển ấy, nguyên tắc này được cho là chỉ đưa ra sự giả định về tính đồng thời về mặt thời gian: “Vì cùng những sự khẳng định và những sự phủ nhận giống nhau ấy đều có thể có với sự quy chiếu đến những thời gian nào nằm bên ngoài [khoảnh khắc] hiện tại” (Aristoteles, 1941, 17a, 30). Ý nghĩa của điều kiện ấy đã mất đi vào đầu thế kỷ XVIII, khi Christian Wolff xác lập một hệ thống triết học duy lý đặt Cổ sở trên tính thứ nhất của nguyên tắc mâu thuẫn. Theo cách hiểu của Wolff về nguyên tắc này, tồn tại tuân theo sự không-mâu thuẫn: “Cái gì đó không thể đồng thời vừa tồn tại vừa
không-tồn tại” (1719, §10) được lý giải để nói lên rằng bất kỳ cái gì không mâu thuẫn thì đều có thể tồn tại ipso facto [trên thực tế]. Những phê phán thời kỳ đầu của Kant đối với sự tin tưởng của Wolff vào nguyên tắc này đã hình thành một trong những bước đi chính yếu hướng về lập trường triết học phê phán, và chủ yếu ở việc tái-xem xét về ý nghĩa của hạn từ thời gian [temporal qualifier] của Aristoteles.
Cuốn NTĐT năm 1755 được dành cho một nghiên cứu phê phán về “những sự vật được khẳng quyết, thường với nhiều sự tin chắc hon là chân lý, về tính thứ nhất tối cao và không bị hoài nghi của nguyên tắc mâu thuẫn trên mọi chân lý” (tr. 387, tr. 5). Trong bản văn này, Kant tìm cách khám phá những nguyên tắc bổ sung của chân lý, nhưng trong những trước tác theo sau, ông tập trung ngày càng nhiều vào những giới hạn của sự khẳng định và sự phủ định trên phưong diện logic. Trong ĐLPĐ, ông phân biệt giữa sự đối lập logic và sự đối lập hiện thực, cái trước cốt yếu ở việc “khẳng định và phủ nhận đồng thời cái gì đó của cùng một sự vật”, ngược lại, trong cái sau, “hai thuộc tính của một sự vật đối lập với nhau, nhưng không thông qua luật mâu thuẫn” (tr. 171, tr. 211). Ông minh họa điểm này bằng ví dụ về sự vận động và đứng yên (đã được bàn đến trước đây trong VĐĐY). Dựa theo nguyên tắc mâu thuẫn, một vật thể không thể vừa vận động lại vừa không-vận động, tuy nhiên, Kant thấy rằng “lực tác động một vật thể theo một hướng và một xu hướng ngang bằng của cùng vật thể ấy theo hướng đối lập không mâu thuẫn với nhau; với tư cách là những thuộc tính, chúng đồng thời có thể có trong cùng một vật thể. Kết quả của một sự đối lập như vậy là sự đứng yên” (tr. 171, tr. 211). Sau đó ông phát triển điểm này xa hon bằng việc nhấn mạnh vào tầm quan trọng của chân trời thời gian: cái gì có thể là mâu thuẫn lúc này lại không tất yếu là như vậy ở lúc khác.
Những điểm được đưa ra trong những trước tác thời kỳ đầu chống lại nguyên tắc mâu thuẫn đã được phát triển một cách hệ thống trong triết học phê phán. Nguyên tắc mâu thuẫn là một “tiêu chuẩn phổ biến nhưng thuần túy tiêu cực về chân lý” và bị hạn chế vào vai trò như “nguyên tắc của mọi nhận thức phân tích” (PPLTTT A 151/ B 190). Nó là một nguyên tắc thuần túy hình thức, vì nói theo cuốn L, “một nhận thức mà tự nó mâu thuẫn thì tất nhiên là sai lầm, nhưng nếu nó không tự mâu thuẫn thì nó cũng không phải luôn đúng” (tr. 559). Kant khẳng định rằng “một khái niệm không được có mâu thuẫn, đó là một điều kiện cần về logic, nhưng hoàn toàn chưa đủ để tạo nên tính thực tại khách quan của khái niệm, nghĩa là chưa đủ để tạo nên tính khả thể [có thể có] của một đối tượng như đã được suy tưởng bằng khái niệm” (PPLTTT A 220/ B 268). Đối với loại sau của nhận thức tổng hợp tiên nghiệm, ta cần phải bổ sung nguyên tắc mâu thuẫn bằng một loạt những nguyên tắc phụ thêm, tôn trọng những điều kiện không gian và thời gian của nhận thức hữu hạn của con người.
Hoàng Phú Phương dịch