Mâu thuẫn (sự) [Đức: Widerspruch; Anh: contradiction]
Động từ tiếng Đức widersprechen (nghĩa đen là “nói ngược lại”) và danh từ Widerspruch là những từ tương đương hoàn toàn với động từ và danh từ tiếng Anh contradict và contradiction (mâu thuẫn). Trong Lô-gíc học, “mâu thuẫn” có hai nghĩa: (1) nghĩa hẹp, hai mệnh đề hay hai khái niệm mâu thuẫn với nhau nếu và chỉ nếu cái này là phủ định của cái kia (chẳng hạn “đỏ” và “không đỏ”); (2) nghĩa rộng hơn, hai mệnh đề hay hai khái niệm mâu thuẫn với nhau nếu chúng không tương thích về mặt logic (chẳng hạn, “vuông” và “tròn”, hay “đỏ” và “xanh”). Luật mâu thuẫn (luật/quy luật trong tiếng Đức là Satz [cũng có nghĩa là mệnh đề]), ngay từ phát biểu đầu tiên do Aristoteles đưa ra, đã được xem như “quy luật tư duy” (Denkgesetz) tối cao. Quy luật này được phát biểu theo nhiều cách: “Cùng một sự vật không thể đồng thời vừa thuộc về vừa không thuộc về một cái gì đó” (Aristoteles); “A không phải là không-A” (Leibniz); “Một vị từ không thuộc về cái mà nó mâu thuẫn” (Kant). Kant xem mâu thuẫn như một tiêu chuẩn phủ định của chân lý: không có hai mệnh đề mâu thuẫn nào cùng đúng và không có một mệnh đề tự-mâu thuẫn nào là đúng, nhưng cả hai mệnh đề không mâu thuẫn với nhau, hay một mệnh đề không tự-mâu thuẫn, có thể vẫn là sai.
Ngay từ xa xưa, nhiều triết gia cho rằng không những tư tưởng của ta, mà bản thân thế giới cũng chứa đựng những sự ĐỐI LẬP hay mâu
thuẫn. Với Aristoteles, điển hình cho điều này là Heraclitus, người đã mô tả thế giới bằng những cách nói đối lập hay mâu thuẫn, dù ông không dùng chữ “mâu thuẫn”: hon nữa, thế giới được ngự trị bởi logos (“lời, LÝ TÍNH”, v.v.) đến mức ta không thể rút ra sự phân biệt rạch ròi nào giữa những mâu thuẫn được chứa đựng trong bản thân tư tưởng hay lời nói của ta với những mâu thuẫn trong bản thân thế giới. Böhme, dù không dùng chữ Widerspruch, cũng nhìn thấy Gegenwurf hay sự đối lập trong thế giới. Cái ác, cũng như cái tốt/thiện, nằm trong mọi vật, và không có nó hẳn sẽ không có sự sống hay vận động; mọi sự đều là Có và Không; cái Không là Gegen wurf [cái đối lập] của cái Có hay của chân lý. Novalis, người chịu trách nhiệm phần lớn cho sự hồi sinh Böhme trong giai đoạn này, đã viết: “Có lẽ nhiệm vụ cao nhất của nền Lô-gíc học cao hon là phải thủ tiêu luật mâu thuẫn”.
Ngay từ rất sớm, Hegel đã nhìn thấy một sự xung đột giữa luật mâu thuẫn và các chân lý của TÔN GIÁO. Trong TTKT, ông lập luận (nhắc đến đoạn mở đầu Phúc âm của Thánh John: “Khởi đầu là Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời; và Đức Chúa trời là Ngôi Lời; trong Người là sự sống”) rằng “mọi điều diễn đạt về thần linh trong ngôn ngữ phản tư là mâu thuẫn eo ipso [bởi bản thân sự việc]”, và kết luận rằng cái gì là mâu thuẫn trong lĩnh vực của cái chết thì không phải là mâu thuẫn trong lĩnh vực sự sống”. Từ đầu thế kỷ XIX, Hegel đã nỗ lực vạch ra một Lô-gíc học có thể hòa giải tôn giáo và sự sống, cũng như với những thức nhận về Logic học truyền thống.
Quan niệm về mâu thuẫn của Hegel rốt cục đã đạt đến điều này: tạm thời, ta có thể phân biệt những mâu thuẫn chủ quan, tức những mâu thuẫn trong tư tưởng của ta, với những mâu thuẫn khách quan, tức những mâu thuẫn trong sự vật. Lô-gíc học truyền thống thừa nhận có sự xuất hiện của mâu thuẫn chủ quan: Kant tin rằng trong suy luận về thế giới như một cái toàn bộ, chúng ta không tránh khỏi rổi vào mâu thuẫn hay những “nghịch lý” (antinomies). Nhưng, Hegel cho rằng, những mâu thuẫn như thế còn có tầm phổ biến và có ý nghĩa nhiều hon so với điều Kant nghĩ. Bất kỳ tư tưởng hay biểu tượng hữu hạn nào, nếu xét một cách cô lập, đều bao hàm một sự mâu thuẫn. (Mâu thuẫn như thế chủ yếu nằm trong khái niệm, chẳng hạn TÍNH NHÂN QUẢ, nhưng nó cũng tiêm nhiễm vào các mệnh đề, chẳng hạn “thế giới là một trật tự nhân quả”). Tư duy, hay bản thân tư tưởng, có một sự thúc đẩy (Trieb) vượt qua mâu thuẫn. Nó thường nỗ lực làm điều ấy, thoạt đầu, bằng cách viện đến một sự quy thoái VÔ TẬN (chẳng hạn, sự quy thoái vô tận của các nguyên nhân và kết quả), nhưng giải pháp thích hợp là đi đến một khái niệm mới, cao hon, vốn về bản chất có quan hệ với khái niệm trước và loại bỏ mâu thuẫn trong khái niệm trước ấy. Khái niệm mới thường chứa đựng một mâu thuẫn của chính nó, và vì thế tư tưởng tiến lên bằng việc liên tục vén mở và vượt qua những mâu thuẫn, cho đến khi nó đạt đến một Ý NIỆM tuyệt đối (vô hạn), thoát khỏi mọi loại mâu thuẫn vốn sẽ tạo ra sự vận động tiếp tục. Ý niệm tuyệt đối là thích hợp cho sự khái niệm hóa các thực thể, chẳng hạn Thượng Đế, tránh được những biểu tượng cứng nhắc của GIÁC TÍNH. Nó, và những tuyên bố mà nó cho phép (chẳng hạn tuyên bố rằng Thượng Đế vừa là Cơ SỞ vừa là hệ quả, rằng Thượng Đế được trung giới nhưng vượt bỏ sự TRUNG GIỚI của Ngài thành tính trực tiếp), có vẻ mâu thuẫn với giác tính, nhưng đó là vì giác tính cô lập những phưong diện của ý niệm tuyệt đối theo những cách đã tỏ ra là không chính đáng.
Những nhà Lô-gíc học truyền thống, nhất là Kant, đã loại trừ khả thể của những mâu thuẫn khách quan. Nhưng Hegel lại cho rằng những sự vật hữu hạn, giống như những tư tưởng hữu hạn, đều chứa đựng mâu thuẫn. Giống như các tư tưởng hữu hạn có sự thúc đẩy vượt qua mâu thuẫn, và vì thế tiến tới những tư tưởng khác, thì các sự vật hữu hạn cũng có một sự thúc đẩy như thế để làm cho chúng vận động và thay đổi. Nhưng những sự vật hữu hạn, không giống với TINH THẦN, không thể duy trì mâu thuẫn: rốt cục chúng tiêu biến đi. Trái lại, thế giới như một cái toàn bộ không tiêu biến đi, bởi lẽ nó thoát khỏi tính hữu hạn đầy mâu thuẫn của những thực thể mà nó chứa đựng.
Vì thế, luật mâu thuẫn là một “luật của tư duy” không theo nghĩa rằng mâu thuẫn là không thể suy tưởng được (hay không khả niệm) cũng không theo nghĩa rằng mâu thuẫn không thể xuất hiện trong thế giới. Hegel chỉ chấp nhận nó trong chừng mực ông tin rằng mâu thuẫn, cả khách quan lẫn chủ quan, phải được vượt qua, và một tư tưởng hay một thực thể mâu thuẫn là không đúng thật (theo nghĩa của Hegel về “đúng thật’7“wahr7 Anh: “true”).
Hegel nhìn những mâu thuẫn mà ông đã định đề hóa trong tư tưởng và trong sự vật như những mâu thuẫn theo nghĩa truyền thống. Dù vậy vẫn có chỗ cho sự nghi ngờ không biết điều ấy có đúng vậy không. Thi thoảng, ông thẳng thừng bác bỏ những quan niệm, chẳng hạn như quan niệm về một “khái niệm đa hợp”, bằng cách không xem chúng là mâu thuẫn mà như là một mâu thuẫn trong thuộc từ/contraditio in adjecto, chẳng hạn như “sắt làm bằng gỗ” (hay “vòng tròn vuông”). Trong Khoa học Tô-gíc, nghiên cứu của ông về mâu thuẫn theo sau những nghiên cứu về sự KHÁC BIỆT và đối lập, gợi ra rằng ông xem mâu thuẫn như một sự đối lập cao độ: không nhà Tô-gíc học hình thức nào cần phải phủ nhận rằng thế giới chứa đựng những đối lập cao độ. Hon nữa, ví dụ của ông, nhất là về những mâu thuẫn khách quan, thường rất ít tưong đồng với những mâu thuẫn Tô-gíc học hình thức. Đối với phần lớn những mâu thuẫn khách quan, chúng là những xung đột bên trong do những sự dính líu của vật này với vật khác gây ra. Những mâu thuẫn chủ quan thường là kết quả của một nỗ lực cố duy trì những khái niệm tách biệt nhưng lại phụ thuộc lẫn nhau về mặt khái niệm, chẳng hạn những khái niệm về nguyên nhân và kết quả. Nhưng thi thoảng, một hệ thống khái niệm đã bị cắt xén, hữu hạn cũng làm nảy sinh một “mâu thuẫn” thú vị hon: nếu tôi chỉ sử dụng những thuật ngữ chỉ những đặc tính nhất định thuộc về những phạm vi mà các thành viên của nó loại trừ lẫn nhau (chẳng hạn, đỏ, xanh, V.V.; phẳng, tròn, v.v.) thì khi tôi ý thức, vừa đồng thời vừa liên tiếp, về một số những đặc tính ấy, tôi có thể mô tả BẢN THÂN hay ý thức của chính mình bằng những thuật ngữ ấy một cách hoàn toàn mâu thuẫn (ví dụ: “tôi vừa đỏ vừa xanh (và không đỏ cũng không xanh)”; để tránh điều này, tôi phải du nhập khái niệm về tồn tại CHO MÌNH, tức cái siêu vượt khỏi tính quy định của DASEIN (“TỒN TẠI NHẤT ĐỊNH”), như Hegel đã làm trong bộ KHLG.
Vì thế, những mâu thuẫn chủ quan là dễ chấp nhận hon những mâu thuẫn khách quan. Nhưng, đối với Hegel, cả hai, về bản chất, là phụ thuộc lẫn nhau. Theo quan niệm của ông, không có sự phân biệt rạch ròi nào giữa tư tưởng và thế giới. Tư tưởng và khái niệm được bện chặt vào trong thế giới, và nhiều khái niệm được Lô-gíc học truyền thống dành riêng để mô tả tư tưởng và lời nói của ta - “PHỦ ĐỊNH”, “CHÂN LÝ”, “PHÁN ĐOÁN”, “SUY LUẬN”, v.v. - theo Hegel, đều có một nghĩa khách quan có thể áp dụng vào cho các sự vật. Thế nên, những sự vật hữu hạn hiện thân cho những khái niệm hữu hạn và những mâu thuẫn của chúng là đặc tính trung tâm của THUYẾT DUY TÂM Hegel. (Quan niệm truyền thống thường được đưa ra để phê phán Hegel rằng một mệnh đề mâu thuẫn sẽ dẫn đến bất kỳ mệnh đề nào khác ngày nay đã bị “Lô-gíc học tưong quan/ quan yếu” (relevance logic) bác bỏ.)
Hoàng Phú Phương dịch