Đối lập (sự, mặt, cái) [Đức: Gegensatz; Anh: opposition]
Chữ Gegensatz (“sự trái ngược, sự đối lập, sự tưong phản, phản đề”), được hình thành vào thế kỷ XV để dịch chữ opposito trong tiếng La- tinh (từ động từ opponere, “đặt ngược lại”), thoạt đầu là một thuật ngữ pháp lý, có nghĩa “đem một vụ việc mâu thuẫn ra tòa”. Từ nó mới có tính từ là gegensätzlich (trái ngược, tưong phản), nhưng động từ tưong ứng là entgegensetzen (đặt ngược lại, đối lập, tưong phản). (Động từ gốc là setzen, nghĩa là “ĐẶT ĐỂ”, “THIẾT ĐỊNH”). Ngoài chữ Gegensatz ra, Hegel thường dùng quá khứ phân từ entgegengesetzt (đối lập, trái ngược) và danh từ Entgegensetzung (“sự đối lập”). Ông cũng sử dụng chữ Polarität (sự phân cực, sự đối cực), một chữ có gốc Hy Lạp được đề xuất ở thế kỷ XVIII, và chữ Gegenteil (“đối lập”, “nghịch đảo”), một chữ Đức bản địa.
Người Hy Lạp có xu hướng xem thế giới là được cấu thành bởi các lực, chất hay bản thể đối lập (ví dụ lửa-nước, nóng-lạnh, khô-ướt). Các mặt đối lập giữ một vai trò quan trọng trong tư tưởng của Anaximander, ở các môn đồ của Pythagoras, và nhất là ở Heraclitus. Heraclitus tin vào sự thống nhất có tính bản chất của các mặt đối lập, và (giống như Hegel) ông thường tìm sự xác nhận điều này trong ngôn ngữ: “Cây cung” [b/òs] tên gọi của nó là sự sống [b/òs], nhưng tác dụng của nó là CÁI CHẾT”. Plato và Aristoteles đã phân tích sự biến đổi như bước chuyển từ mặt đối lập này sang mặt đối lập khác. Họ cũng có xu hướng xem những sự vật trung gian là sự hòa trộn của các mặt đối lập, ví dụ màu sắc là những sự phối hợp khác nhau của màu trắng và màu đen.
Nicholas xứ Cusa [Nicholas Cusanus/Nicholas von Kües] tán thành ý tưởng cho rằng các mặt đối lập trùng khớp nhau trong cái VÔ HẠN (Thiên Chúa): vì Thiên Chúa siêu việt khỏi lý tính nên các mặt đối lập và các mâu thuẫn của con người tiêu tan trong sự hiện diện của Ngài. Ông đưa ra rất nhiều ví dụ minh họa toán học cho điều này, chẳng hạn, đường kính của một hình tròn tỉ lệ nghịch với độ cong của chu vi; vì vậy, nếu đường kính tăng tới vô cực thì nó sẽ trùng với một đường thẳng (Vế sự dốt nát thông thái, mục I, trang 13 và các trang kế tiếp). Giordano Bruno cho rằng các mặt đối lập và xung đột vốn là cái diễn ra khắp vũ trụ và kinh nghiệm của ta về chúng được duy trì liên tục và làm cho hài hòa bằng sự hiệp nhất thiêng liêng.
Goethe và các nhà TÃNG MẠN đã thừa nhận ý tưởng rằng về Cổ bản thế giới bao hàm sự đối lập hay sự phân cực. Hamann viện dẫn nguyên tắc về sự trùng khít của các mặt đối lập chống lại những sự nhị phân của Kant, và đây là nguyên tắc trung tâm trong tư tưởng của Schelling. Trong các tác phẩm đầu tay của mình, Schelling có cùng quan điểm với Fichte về các mặt đối lập: mặt đối lập này (ví dụ cái Tôi) THIẾT ĐỊNH mặt đối lập kia (ví dụ cái không-Tôi). Nhưng trong triết học của ông về sự ĐỒNG NHẤT, các mặt đối lập (CHỦ THỂ và KHÁCH THỂ, TINH THẦN và Tự NHIÊN) nảy sinh từ sự phân chia của một sự thống nhất nguyên thủy. Trong tác phẩm Bruno, ông quảng diễn yêu sách của Giordano: “Ai muốn biết được những bí ẩn sâu kín nhất của tự nhiên thì phải quan sát và chiêm nghiệm các giá trị tối thiểu và tối đa [đối với Bruno, chúng trùng khít nhau] của các mâu thuẫn và các mặt đối lập. Có một ma thuật diệu kỳ để có thể rút ra cái đối lập sau khi người ta đã tìm ra điểm hợp nhất rồi”. (Della causa, principio ad uno (Về Nguyên nhân, Nguyên tắc, và sự Hợp nhất), V, 1584). Schelling (giống như Hegel) cũng chịu ảnh hưởng bởi các hiện tượng đối cực như: điện và từ.
Sự đối lập cũng là một đặc điểm của các khái niệm và mệnh đề: Aristoteles đã phân biệt các mệnh đề đối lập hay tưong phản (opposite or contrary) (ví dụ, “Tất cả A đều là B”, và “Không có A nào là B”) với các mệnh đề mâu thuẫn (contradictory) (ví dụ “Tất cả A đều là B” và “Một số A không phải là B”). Nhưng Gegensatz bao hàm cả MÂU THUẪN (ví dụ, (nó là) “đỏ” và (nó là) “không đỏ”) lẫn tưong phản (ví dụ, “trắng” và “đen”). Vì vậy, khi nghiên cứu về sự đối lập, Hegel bao gồm luôn việc thảo luận về luật bài trung hay luật “[không] mâu thuẫn” (Gegensatz), cũng như luật về số âm và số dương (BKTI, §119).
Sự đối lập có tính phân cực là tư tưởng trung tâm của Hegel. Nó có những đặc điểm chính như sau:
1. Một sự vật chỉ có một cái đối lập: nếu bắc đối lập với nam, thì nó không thể đối lập với bất kì hướng nào khác. (Nguyên tắc này được Plato đưa ra và Aristoteles tán thành. Aristoteles dùng nó để phát hiện tính hàm hồ trong từ ngữ: nếu “(góc) nhọn” đối lập với cả (góc) tù lẫn (góc) bẹt, thì “(góc) nhọn” có đến hai nghĩa).
2. Nếu hai sự vật đối lập nhau, thì về bản chất chúng gắn liền với nhau và không thể tách rời nhau. Một ví dụ vật lý học được Hegel dùng xuyên suốt trong công trình của mình để minh họa cho hiện tượng này là nam châm: không thể có thanh kim loại nào chỉ bị từ hóa ở một cực; nếu ta cưa thanh nam châm thành hai nửa ở điểm trung tính, kết quả là không thể có hai-nửa nam châm, mỗi nam châm chỉ có một cực, mà phải là hai nam châm trọn vẹn, vì điểm phiếm định này giờ đây đã được từ hóa theo kiểu phân cực, mỗi cực đã tạo ra đối cực bổ sung cho nó. Như là một nguyên tắc chung, tính không thể tách rời của các mặt đối lập sẽ dễ chấp nhận theo nghĩa khái niệm hơn là theo nghĩa vật lý: ví dụ, nếu một người (được mô tả) là hướng nội hay một con thiên nga (được mô tả) là trắng, thì ta không được nói rằng cũng con người đó là người hướng ngoại, hay cũng con thiên nga đó là con thiên nga đen, mà ta chỉ nói rằng ta có thể sẵn sàng áp dụng các chữ “hướng ngoại” và “màu đen” một khi thấy cần, chẳng hạn khi nói rằng người nào đó (khác) là hướng ngoại và con thiên nga nào đó (khác) là đen. Nhưng mỗi khi có thể thì Hegel luôn cho rằng sự phụ thuộc lẫn nhau về mặt khái niệm của các mặt đối lập có nghĩa là bất cứ khi nào một trong hai mặt đối lập xảy ra, thì cả hai xảy ra trên cùng một cấp độ: trong chừng mực một người, hay trạng thái của một người, là HƯỚNG NỘI [BÊN TRONG] đến đâu thì người ấy, hay trạng thái của người ấy, là HƯỚNG NGOẠI [BÊN NGOÀI] đến đấy. Theo Hegel, hy vọng loại cái xấu/cái ác ra khỏi thế giới (hay thậm chí ra khỏi một cá nhân con người) là điều phi lý, bởi lẽ cái xấu/cái ác là điều kiện tất yếu của cái tốt/cái thiện.
3. Trong trường hợp của một số mặt đối lập, Hegel không chỉ cho rằng mặt đối lập này đòi hỏi phải có hay bao hàm mặt đối lập kia, mà còn cho rằng mặt đối lập này cũng ngang bằng, hay trở thành, mặt đối lập kia. Điều này đặc biệt đúng với đại lượng âm và đại lượng dương: nếu ta biểu diễn các bước đi tới hướng tây bằng các số dương và các bước đi tới hướng đông bằng các số âm, thì ta cũng có thể biểu diễn các bước đi tới hướng tây bằng các số âm và các bước tới hướng đông bằng số dương; ta cũng có thể biểu diễn tiền cho vay bằng số dương và tiền nợ bằng số âm, hay ngược lại, đặc biệt vì lẽ “tiền cho vay” và “tiền nợ” là những thuật ngữ có liên quan đến nhau: tiền cho vay của người này là tiền nợ của người khác. Song hệ quả trong trường hợp này là, đối với bất kì cặp đối lập nào, mỗi mặt đối lập có thể hoặc là được biểu diễn bằng số âm hoặc là được biểu diễn bằng số dương, chứ không phải các mặt đối lập là giống hệt nhau: trong trường hợp hơi khác thường một chút, ta có thể hình dung những nhược điểm của ai đó là tích cực, còn những ưu điểm là tiêu cực, nhưng điều đó không có nghĩa là nhược điểm là ưu điểm hoặc ưu điểm là nhược điểm. Trong cuốn HTHTT, Chương III, Hegel khảo sát ý tưởng, chẳng hạn do “Bài giảng trên núi” [trong Kinh Thánh] và vở Antigone của Sophocles gợi ra, rằng có một thế giới ở bên ngoài thế giới HIỆN TƯỢNG, ở đó các mặt đối lập được đảo ngược, những gì là đúng ở đây thì sẽ là sai ở kia, v.v. Nhưng ông bác bỏ giả thuyết này để ủng hộ sự thống nhất của các mặt đối lập trong thế giới này [tức trong thế giới hiện tồn của chúng ta. N.D]. (Việc gắn “thế giới bị đảo ngược này (verkehrte Welt)” với những mô thức của Plato hay với VẬT-Tự-THÂN của Kant là sai lầm, vì cả hai đều không nói lên sự đảo ngược của thế giới hiện tượng).
4. Một số mặt đối lập có thể phân biệt với nhau không phải ở bản chất của chúng, mà chỉ vì chúng đối lập nhau: cực bắc và cực nam của nam châm phân biệt với nhau chỉ vì các cực giống nhau đẩy nhau, trong khi các cực khác nhau thì hút nhau; ta sẽ không nhận thấy sự thay đổi nào nếu chúng đảo cực với nhau nhưng vẫn tiếp tục đẩy nhau hoặc hút nhau như trước. (HTHTT, III và BKTII §314 đề cập tới các cực của nam châm như là “cùng tên” và “khác tên” hơn là “giống” và “không giống” vì không có sự khác nhau trong bản chất của các cực). Nhưng điều này không đúng với mọi cái đối lập: một sự thay đổi của những sự vật màu đen thành những sự vật màu trắng và sự thay đổi của những sự vật màu trắng thành những sự vật màu đen ắt sẽ dễ nhận ra ngay.
5. Các mặt đối lập này chuyển thành những mặt đối lập kia khi chúng đạt tới điểm cực hạn. Ví dụ của Nicholas Cusanus có thể được phát biểu lại bằng sự VÔ HẠN đúng thật, chứ không phải bằng sự VÔ HẠN tồi: một đường tròn trên bề mặt của một hình cầu (ví dụ như trái đất), nếu được mở đủ rộng sẽ trở thành một đường tròn lớn (với tâm là tâm của hình cầu), bất kì hình cung nào của nó đều là khoảng cách ngắn nhất giữa hai đầu mút, và vì thế là một đường thẳng hay một đường trắc địa. Nếu tôi đi đủ xa về hướng bắc, thì kỳ cùng tôi cũng bắt đầu đi về hướng nam. Di chuyển về phía đông, ngược lại, không bao giờ trở thành di chuyển sang hướng tây (vì đông và tây không phải là những hướng đối cực), nhưng rốt cuộc sự di chuyển đó khiến tôi đi về càng lúc càng gần với điểm xuất phát hon là đi xa nó. Trong HTHTT, Chương IV. A, việc hoàn toàn làm chủ đối với người làm nô sẽ dẫn tới sự hoán đổi vị trí giữa làm chủ và làm nô: việc người làm chủ từ chối công nhận người làm nô quy giản người làm nô thành cái mà sự công nhận của người nô đối với người chủ không còn có giá trị gì cả, và người chủ chẳng làm chủ cái gì hết, ngược lại, trong khi người làm nô có bổn phận phải làm việc, phục vụ cho người làm chủ V.V., lại hình thành trong người làm nô một kiểu Tự-Ý THỨC vượt quá người làm chủ; chiến thắng áp đảo [của người làm chủ] trở thành chiến bại, và chiến bại [của người làm nô] trở thành chiến thắng. Khuynh hướng các khái niệm đối lập chuyển hóa lẫn nhau là một trong những lực vận động của phép BIỆN CHỨNG của Hegel: chẳng hạn, TỒN TẠI thuần túy trở thành HƯ VÔ thuần túy, và ngược lại. Những sự đảo ngược này tiến hành một sự thống nhất PHỦ ĐỊNH bên trong của hai khái niệm.
6. Vì vậy, đối với Hegel, khác với Schelling, các mặt đối lập không trở thành (hay xuất hiện từ) một cái trung tính TUYỆT ĐỐI hay một điểm bất phân biệt, mà chuyển hóa lẫn nhau tại điểm cực đại của chúng. Sự hợp nhất tối hậu của chúng trong Ý NIỆM tuyệt đối không phải là sự trung tính đơn thuần, mà là một TOÀN THỂ cụ THỂ hay một HỆ THỐNG, tức là cái VƯỢT BỎ sự đối lập, chứ không thủ tiêu nó.
Nghiên cứu của Hegel không thành công do không phân biệt được các loại hình khác nhau của sự đối lập (ví dụ, bắc/nam, đông/tây, đỏ/ không đỏ, trắng/đen, giống đực/giống cái) và những phưong cách khác nhau, trong đó các mặt đối lập kéo theo, trở thành, V.V., lẫn nhau. Tư tưởng của ông về sự đối lập, vì thế, mang tính giảng giải một cách rời rạc hon là có hệ thống.
Cù Ngọc Phương dịch