Tri thức/Biết, Nhận thức và Xác tín (sự) [Đức: Wissen, Erkenntnis und Gewissheit; Anh: knowledge, cognition and certainty]
Không có từ tiếng Đức đơn độc nào tương ứng với dãy nghĩa của từ “biết” (“to know” trong tiếng Anh), mà có sự đa dạng của những từ chồng chéo lên nó:
1. Wissen là “biết, không ngu dốt về”, gần với từ savoir trong tiếng Pháp. Nó có thể được theo sau bằng một danh từ (ví dụ: “con đường đúng đắn”), “của” (von), “về” (um), “làm sao đê” hay một mệnh đề với “rằng” (dass/Anh: thai). Danh từ có gốc động từ (das) Wissen (“cái biết, tri thức, học hỏi”) được sử dụng trong tập hợp các thành ngữ (ví dụ: “theo sự hiểu biết tốt nhất của tôi”); tri thức về một điều gì đó hay trong một lĩnh vực đặc thù, và tri thức nói chung (ví dụ: “Tri thức là sức mạnh”). Nó được Hegel sử dụng cho từ “tri thức TUYỆT ĐỐI” (“das absolute Wissen”). Nó sinh ra chữ Wissenschaft (“KHOA HỌC”).
2. Động từ kennen (giống từ connaìtre của tiếng Pháp) nghĩa là “biết, quen thuộc với”: trong câu “Tôi không quen cô ta, nhưng tôi biết về cô ta”, kennen để dịch từ “(quen) biết” thứ nhất, wissen để dịch từ thứ hai. Danh từ Kenntnis nghĩa là “biết, ý thức” về một sự kiện đặc thù. Số nhiều, Kenntnisse, nghĩa là “những đề mục của tri thức”. (Ngược lại, Wissen không có dạng số nhiều và không biểu thị những đề mục của tri thức).
3. Động từ erkennen nghĩa là (a) “biết lại, NHẬN RA (lại) điều gì đã gặp trước đó; (b) “nhận ra, thấy rõ, đi đến chỗ biết, thấy”, ví dụ: một chân lý, một sai lầm của ai đó hay điều mà ta lầm lẫn; (c) đưa ra một phán đoán hay tuyên án”, ví dụ: “xét thấy anh ta có tội, tuyên anh ta tội chết”. Trong Hegel, nghĩa quan trọng nhất là (b): ông đối lập cái đơn thuần là bekannt (quen thuộc, biết rõ) với cái là erkannt (được nhận ra, được hiểu, được biết một cách có hệ thống): ví dụ: trước khi ta nghiên cứu Lô-gíc học, ngôn ngữ và những từ của ta là bekannt, sau đó chúng mới là erkannt. (Die) Erkenntnis mới là tri thức triết học hay khoa học. Số nhiều, “Erkenntnisse” là “những hạng mục của tri thức”. Các dịch giả tiếng Anh thường phân biệt “cognitions” (Erkenntnis(se)) với “knowledge” (Wissen). Danh từ gốc động từ: (das) Erkennen (“knowing, cognizing”/“tri thức, nhận thức”) thì dùng chung.
4. Einsehen (nghĩa đen là “nhìn vào bên trong”) là gần với erkennen theo nghĩa (b): “đi đến chỗ nhận ra, hiểu ra, hiểu biết” một điều gì hay rằng một điều gì đó là như thế. Hegel thường sử dụng danh từ Einsicht (“thức nhận”): trong HTHTT, nó tưong phản với LÒNG TIN (Glaube) và được liên hệ với thuyết duy lý của phong trào Khai minh. Khác với Glaube, nó mang tính khái niệm, tính hợp lý và tính cá nhân; có thức nhận vào bên trong mọi sự vật tưong phản với việc đon giản chấp nhận chúng. Theo đó, mặc dù một ai đó có thể chấp nhận, ví dụ: một tôn giáo mà ta có thức nhận, nhưng thức nhận có khuynh hướng xung đột với TÔN GIÁO.
5. Wissen có cùng gốc với gewiss (“chắc chắn”) và Gewissheit (“sự xác tín”), vừa theo nghĩa khách quan (“Điều đó là chắc chắn”) vừa theo nghĩa chủ quan (“Tôi xác tín về nó”). Trong Hegel, những từ này thường có nghĩa chủ quan, và ông không ngừng nhấn mạnh rằng sự xác tín không đảm bảo CHÂN LÝ theo nghĩa bình thường lẫn theo nghĩa của Hegel: sự xác tín CẢM TÍNH là tưong phản với chân lý được lĩnh hội bởi TRI GIÁC (HTHTT, I). (Đôi khi gewiss được chuyển thành wissen, khiến ta có thể “biết” chắc chắn về điều gì đó là sai lầm). Trong Hegel, sự xác tín là có tính TRựC TIẾP hon là phái sinh, và đây là một trong những lý do tại sao chân lý lẩn tránh nó. Nó có thể có mặt trong đức tin tôn giáo. Sự tự xác tín (Selbstgewissheit), tức là sự tự nhận thức theo kiểu Descartes, và trong Hegel, sự tự đoán chắc, là phiên bản Sổ khai của Tự Ý THỨC. Gewissen (“lưong tâm”) cũng rút ra từ wissen. Ban đầu Gewissen có nghĩa là “ý thức” (giống như từ “conscience” trong nhiều ngôn ngữ châu Âu). Nhưng trong HTHTT và THPQ, Hegel nhấn mạnh sự nối kết của “conscience” (lưong tâm) với sự (tự) xác tín, và tính có thể sai lầm là hậu quả của nó.
Wissen nguyên thủy là một thể quá khứ, nghĩa là “đã biết”. Do đó Wissen có thể là trực tiếp, khác với Erkennen, không bao hàm tiến trình đi tới việc biết. Do đó, Hegel thường đối lập một cách bất lợi đối với Wissen so với Erkennen, như một tri thức trực tiếp và không trung giới nên nó không thể nắm bắt được các mối tưong quan cụ THỂ. (Trong nhận thức triết học, những bước nhờ đó ta đạt đến một kết quả là được bao hàm trong cấu trúc của kết quả). Hegel trích dẫn châm ngôn “ta wissen (biết) rằng Thượng Đế hiện hữu, nhưng ta không erkennen (nhận thức được) Thượng Đế [nghĩa là không nhận thức được bản tính cụ thể hiện thực của Ngài]” (BKT III, §445A). Một lần nữa, học thuyết của Jacobi rằng ta trực tiếp biết sự hiện hữu của Thượng Đế, V.V., là một học thuyết về Wissen (cái biết) trực tiếp; ngược lại, Erkennen nhất định là được trung giới (BKTI, §§61 và tiếp). Nhưng Wissen không phải lúc nào cũng bị so sánh một cách không thuận lợi so với Erkennen: ví dụ: “tri thức tuyệt đối” trong HTHTTÌà das absolutes Wissen [cái biết tuyệt đối]. Có hai lý do cho điều này: (1) Wissen được hướng đến Wissenschaft (“KHOA HỌC”) luôn luôn mang nghĩa được ưu ái, và thoát ly khỏi Gewissheit (“sự xác tín”) thường có nghĩa xấu. (2) Vì kết quả của sự nhận thức THẢI HỒI những bước mà nhờ đó ta đạt được nó, và do đó kết quả là trực tiếp theo một nghĩa cao hon, và vì thế Wissen tưong đưong với Erkennen.
Hegel khảo sát Erkennen (mà không phải là Wissen), tức là sự nhận thức HỮU HẠN của các khoa học tự nhiên và toán học, trong Tô-gíc học: sự nhận thức mang tính phân tích hoặc tổng hợp. Những quan niệm này (không có sự nối kết chặt chẽ với PHÁN ĐOÁN phân tích và tổng hợp) rút ra từ nhà toán học Papus người Hy Tạp: phân tích pháp (hay phưong pháp quy thoái) và tổng hợp pháp (phưong pháp quy tiến) là hai phưong thức được sử dụng, thường là bổ sung cho nhau trong hình học. Nếu ta có một vấn đề cần giải quyết hay một định lý mà chân trị của nó là chưa được nhận ra, phân tích pháp bắt đầu bằng cách giả định vấn đề đã được giải quyết hay chân lý của định lý, rồi sau đó rút ra những hệ luận từ sự giả định ấy. Chúng ta giả định, ví dụ, chân lý của định lý A, sau đó rút ra B từ A, và c từ B, cho tới khi chúng ta đạt đến một định lý, nói rằng M, mà chân trị của nó là đã được biết rồi. Nếu M là sai, thì lúc này A được biết là sai. Nếu M là đúng, thì tổng hợp pháp hoạt động ngược lại từ M (theo cách diễn dịch trong toán học, ngoại trừ, ví dụ, theo kiểu quy nạp trong các khoa học tự nhiên) để chứng minh chân lý của A. Theo đó phân tích pháp đi từ cái chưa biết đến cái biết; tổng hợp pháp đi từ cái biết đến cái (đến nay) chưa biết.
Hegel (khác với Kant) không thấy được làm sao sự nhận thức có thể đi từ cái chưa biết đến cái biết, và vì thế, ông nối kết phân tích pháp với toán học nói chung, (vì nó chia nhỏ sự vật thành những lượng có quan hệ ngoại tại) (trong KHLG), với việc rút ra các ĐỊNH LUẬT, các Lực và các GIỐNG phổ biến từ các hiện tượng cụ thể, và với việc phân tích một chất thành những thành phần hóa học của nó (BKTI, §227 và A). Nhiều nghiên cứu xa hon của ông về tổng hợp pháp bàn về ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI và định lý.
Hegel tin rằng phưong thức nhận thức của ông vừa có tính phân tích vừa có tính tổng hợp. Điều này đúng theo một nghĩa này: ông không tổng hợp một cách đon giản, ví dụ: Ý NIỆM lô-gíc hay PHÁP QUYỂN thành một toàn bộ duy nhất hoặc phân tích chúng một cách đon giản thành những yếu tố cấu thành của chúng, mà cho thấy chúng là những cái TOÀN BỘ thống nhất, nhưng được phân thù. Nhưng nó không đúng theo nghĩa của Pappus: Hegel không bao giờ (ít nhất là chính thức) tiến hành bằng cách đi ngược từ kết quả dự kiến của ông đến cái được đòi hỏi để đạt được nó, mà luôn bằng cách tiến lên từ cái đã được biết để đạt đến một kết quả cho đến giờ chưa được biết. (Trong HTHTT, “chúng ta” - tức triết gia - đã thực sự chiếm lĩnh vị trí của tri thức tuyệt đối, nhưng “chúng ta” chỉ quan sát, và không trợ giúp gì cho sự phát triển của Ý THỨC trên đường tới vị trí này). Nhưng tính vòng tròn của hệ thống của ông hàm ý rằng tiến trình còn là sự quy thoái hướng tới điểm bắt đầu: các điều kiện đã được thải hồi trong kết quả, rút cục lại tái xuất hiện từ nó, và chỉ hoàn toàn hiểu được khi vòng tròn đã hoàn tất. Do đó có nghĩa khác nữa ở đó nhận thức của Hegel vừa có tính phân tích vừa có tính tổng hợp.
Hegel và các triết gia đưong thời của ông rất bực bội trước sự đe dọa của thuyết HOÀI NGHI về cả Erkennen lẫn Wissen. Ông khẳng định, chống lại cái mà ông cho là quan niệm Kant, rằng vấn đề không thể giải quyết bằng cách trước hết hãy khảo sát về (bản thân năng lực của) sự nhận thức trước đã, vì nếu các quan năng nhận thức của ta là đủ mạnh cho nhiệm vụ ấy, thì chúng mới đủ mạnh cho việc áp dụng trực tiếp vào thế giới: phưong thức của Kant giống với việc cố học boi mà không nhảy xuống nước (HTHTT, Dãn Nhậpỵ Nhưng Hegel cũng không coi nhẹ nhận thức luận: không chỉ HTHTT (với sự kiểm tra không chỉ về thế giới, mà còn về các hình thái của ý thức), có thể nói toàn bộ hệ thống của ông được định hình phần nào đó như một sự đáp trả đối với thuyết hoài nghi. Sự đáp trả này bao gồm việc định hình lại hay đánh giá lại về nhiều khái niệm khác, bên cạnh khái niệm về tri thức, chẳng hạn: “sự xác tín”, “chân lý”, “CHỨNG MINH”, “trực tiếp”, v.v.
Bùi Văn Nam Sơn dịch