Điển hình/Điển hình luận [Đức: Typus/Typik; Anh: type/typic]
Xem thêm: Loại suy/Tươngtự, Cảm tính hóa, Phán đoán, Niệm thức (thuyết),
Mục “Vê điển hình luận của năng lực phán đoán thuẫn túy thực hành” trong Chương II của PPLTTH đề cập đến vấn đề của năng lực phán đoán thực hành, và đặc biệt là vấn đề trình bày “lý tưởng” [“ý thể”] của sự Thiện luân lý một cách cụ thể (in concreto) [bằng cảm quan]. Cùng với thuyết niệm thức và sự biểu trưng hóa, nó hình thành kiểu khác trong loại hình chung về sự cảm tính hóa (hypotyposis). Kant so sánh nó trực tiếp với thuyết niệm thức, lưu ý rằng việc trình bày một khái niệm cho một trực quan trong một phán đoán nơi thuyết niệm thức đã bị làm cho phức tạp hơn trong năng lực phán đoán thực hành bởi tính cách siêu-cảm tính của quy luật luân lý. Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng một “quy luật tự nhiên” có thể được chấp nhận “vì các mục đích của năng lực phán đoán... dù chỉ là mặt hình thức của một quy luật; ... cho nên ta có thể gọi quy luật này là điển hình cho quy luật luân lý” (PPTTTH, tr. 70, tr. 72). Điển hình của quy luật luân lý làm cho nó có thể “so sánh châm ngôn hành động với một quy luật phổ quát của tự nhiên” mà không ngừng chống lại “thuyết duy nghiệm (empiricism) về lý tính thực hành” vốn đặt cơ sở cho các phán đoán luân lý trong những nguyên tắc thường nghiệm, hoặc cũng không ngừng chống lại một “thuyết thần bí (mystizism) về lý tính thực hành”. Kant thấy rằng thuyết thần bí “biến những gì chỉ phục vụ như là một biểu trưng thành một niệm thức, nghĩa là, có tham vọng cung cấp những trực quan hiện thực cho những khái niệm luân lý, song, những trực quan này lại không phải cảm tính (về một vương quốc vô hình của Thượng đế)” (tr. 71, tr. 73). Do đó nó biến đối cái chỉ nên là một sự tương tự với một vương quốc của các mục đích thành một đối tượng siêu việt.
Cù Ngọc Phương dịch