Interaction
[VI] Q QUA LẠI Tác động qua lại
[FR] Interaction
[EN]
[VI] Một khái niệm cơ bản trong tâm lý học, xã hội học, giáo dục học. Những con người, hoặc cá nhân hoặc nhóm tiếp xúc với nhau, bao giờ cũng tác động lẫn nhau, không bên nào hoàn toàn thụ động, và do tác động qua lại, bản thân từng người cũng thay đổi. Từ lúc mới sinh, giữa đứa con và người mẹ ( và người lớn nói chung) không phải chỉ có quan hệ một chiều, người lớn chủ động chăm sóc một em bé thụ động, mà đứa con cũng có tính chủ động, có những ứng xử đòi hỏi người mẹ đáp ứng; không chỉ có mẹ tác động đến sự phát triển tâm lý người mẹ biến động. Tự nhận ra bản thân, có ý thức về mình, là thông qua trao đổi giao tiếp với người khác trong gia đình, trong các nhóm; con người cô đơn không nhận ra bản thân, quan hệ qua lại với người khác là điều kiện thiết yếu để hình thành bản ngã. Muốn hiểu con người, phải hiểu tác động qua lại giữa cơ thể và tâm lý, giữa cá nhân và nhóm, giữa các cá nhân với nhau, giữa chủ thể và môi trường. Những người phụ trách chăm sóc người khác (thầy thuốc, thầy giáo, bố mẹ, cán bộ lãnh đạo) cần ý thức rõ rệt về tác động qua lại giữa bản thân và đối tượng của mình.
Interaction
[VI] TƯƠNG TÁC
[FR] Interaction
[EN]
[VI] Trong lý thuyết giao tiếp, tương tác là một khái niệm thuộc về ứng xử: cái này tác động lên cái kia, cái kia tác động trở lại cái này, hai cái ảnh hưởng lẫn nhau, chứ không thể chỉ ảnh hưởng một chiều. Paul Watzlawick định nghĩa là “một loạt những thông điệp trao đổi giữa hai cá thể” gồm ngôn ngữ, giọng điệu, tư thế, bối cảnh…mỗi thông điệp cụ thể hóa ý nghĩa của những thông điệp khác. Giữa hai hoặc nhiều người, các chuyển đoạn tương tác được đánh dấu bằng ngắt câu, đổi nội dung…Theo thuyết luyện tập của Bateson, các chuyển đoạn tương tác là kế tiếp kích thích –đáp ứng (S-R, là luyện tập quan hệ. Tương tác có thể đối xứng hoặc bổ sung, tùy theo tư thế của các bên giao tiếp.