Relaxation
[VI] THƯ GIÃN
[FR] Relaxation
[EN]
[VI] Giãn mềm các cơ bắp, để cho thần kinh, tâm tư thư thái. Từ nghìn xưa, các nhà tu hành Á Đông tập tĩnh (tĩnh toa; từ đó, Schultz, một bác sĩ Đức vào đầu thế kỷ 20 rút ra phương pháp thư giãn. Ngồi yên trong một tư thế thoải mái, trong một phòng yên tĩnh, nhắm mắt lại, thả lỏng các cơ, bắt đầu với cơ ở bàn tay phải (thuận tay nào bắt đầu bên ấy), có cảm giác tay nặng xuống và ấm dần lên. Thả mềm các cơ trên mặt, như sắp ngủ; thở êm, nhẹ, sâu, đều. Dần dần các cơ toàn thân giãn mềm, đến trạng thái tĩnh với ba yếu tố: hơi thở đều, hoặc vào trương lực của cơ bắp. Có thể tập trung bất kỳ tư thế nào. Tập hai, ba phút, ngừng rồi tập lại. Về sau quen, có thể thư giãn từng bộ phận như chân, tay, cổ, lưng trong cuộc sống bình thường. Khó nhất trong thư giãn là giữ tâm ý yên tĩnh, không suy nghĩ miên man, từ việc này sang việc khác. Có thể nhẩm đọc một chữ, một câu nào đó (như người Ấn Độ lặp đi lặp lại chữ Om, phật tử thì cứ niệm Phật). Trong thư giãn, trương lực cơ bắp giảm dần, huyết áp giảm xuống, tim đập chậm hơn; những biến động này có thể ghi ký bằng máy điện tử (theo phương pháp gọi là bio- feedback, tức mạch phản hồi sinh học), có thể nhìn thấy biểu đồ của trương lực cơ hay huyết áp trên màn vô tuyến mà tự kiểm tra kết quả của luyện tập. Cần kết hợp thư giãn với tập thở và tập vận động. Thư giãn khó thực hiện là do nguyên nhân tâm lý, cho nên khi vấp váp cần kết hợp với tâm pháp chữa các loại bệnh như tăng huyết áp, hen suyễn, suy nhược thần kinh, đau khớp; trong trường hợp có rối loạn tâm lý nặng, thư giãn rất khó, và chỉ là bước đầu mở đường cho một phương pháp tâm lý trị liệu. Nhưng dù sao kết hợp thể dục có thư giãn với tâm lý trị liệu bao giờ cũng bổ ích.