Ý niệm [Hy Lạp: Eidos; Latinh: Forma; Đức: Idee; Anh: idea]
Xem thêm: Nguyên mẫu, Nguyên tắc cấu tạo, Mô thức, Ý thể, Ý niệm bẩm sinh, Định đề, Lý tính,
Kant đã định nghĩa lại nghĩa của thuật ngữ triết học này một cách có cân nhắc và rất tự giác. Trong tập XV đồ sộ của bộ Summa theologica [Tổng luận Thần học] - “Vê các Ỷ niệm” - Aquinas đưa ra một tổng kết tóm gọn về các cuộc tranh luận cổ điển xoay quanh định nghĩa về các ý niệm: “Bởi các ý niệm được hiểu là các hình thức của những sự vật tồn tại tách biệt với những sự vật tự thân... [chúng hoặc là] kiểu mẫu của cái được gọi là hình thức, hoặc là nguyên tắc của nhận thức về sự vật đó” (Aquinas, 1952, I, 15, 1). Cái trước là các Ý niệm siêu việt của Plato vốn mang lại một khuôn mẫu cho các sự vật tự thân; cái sau là các ý niệm của Aristoteles và của trường phái khắc kỷ sau đó vốn được trừu tượng hóa từ tri giác cảm tính và đóng vai trò như các khái niệm cho việc nhận biết các đối tượng. Như Aquinas đã chỉ ra, cả hai lập trường đều có quan hệ với các đối tượng, hoặc như hình thức hệ hình của chúng hoặc như nguyên tắc được trừu tượng hóa của nhận thức của chúng. Mối quan hệ này giữa ý niệm và đối tượng vẫn tồn tại sau các cuộc luận chiến của giai đoạn đầu thời hiện đại như giữa Descartes và Spinoza, giữa Leibniz và Locke, cả hai phía đều tập trung vào nguồn gốc của các ý niệm. Trong khi những người tham dự cuộc luận chiến ấy khác nhau về việc xem liệu các ý niệm là “bẩm sinh” hay được trừu tượng hóa từ tri giác cảm tính, nhưng họ lại không tra vấn tận căn mối quan hệ cơ sở giữa ý niệm và đối tượng. Tuy nhiên, đối với Kant, “Ý niệm là một khái niệm của lý tính mà không thể tìm thấy đối tượng phù hợp của nó ở bất kì chỗ nào trong kinh nghiệm” (L, tr. 590), hay chính xác hon là nó không đại diện cho bất kì mối quan hệ nào với một đối tượng.
Sự bàn luận chính của Kant về các ý niệm nằm trong “Biện chứng pháp siêu nghiệm” của PPLTTT. Bàn luận này bắt đầu với một sự phản tư về ngôn ngữ triết học và tình huống nảy sinh khi một nhà tư tưởng nhận thấy chính họ “vất vả để tìm được một thuật ngữ truyển tải chính xác nội dung tư tưởng của mình” (A 312/ B 368). Thay vì cầu đến “phương kế tuyệt vọng” của việc tạo từ mới, Kant tìm kiếm thuật ngữ trong một “ngôn ngữ bác học đã chết”. Sự bàn thêm này giới thiệu sự biện minh của Kant cho việc sử dụng thuật ngữ “ý niệm”, xoay quanh một sự tưong phản giữa Platon và Aristoteles. Đối với Kant, cả hai triết gia đều nắm bắt được các phưong diện quan trọng của thuật ngữ “ý niệm”, nhưng lại cường điệu một số tính chất và quên lãng những tính chất khác. Theo cách đọc của Kant, Platon đã sử dụng thuật ngữ [ý niệm] để muốn biểu thị “cái gì không những không bao giờ có thể rút ra từ giác quan, trái lại, còn vượt xa hon hẳn các khái niệm của giác tính mà bản thân Aristoteles nghiên cứu” (PPTTTT A 313/ B 370). Đối với Kant, Platon đã hữu thể hóa [hypostate] các ý niệm, biến chúng thành các nguyên mẫu [Urbilder] bằng một “sự diễn dịch thẩn bí”, trong khi Aristoteles lại hạn chế phạm vi của các ý niệm vào kinh nghiệm thường nghiệm. Với cách sử dụng của mình về thuật ngữ [ý niệm], Kant đã tìm cách tạo ra một lập trường trung dung thừa nhận cả tính siêu nghiệm của các ý niệm lẫn sự phân biệt nghiêm ngặt giữa ý niệm và khái niệm (ST, tr. 329, 70).
Kant xem sự phân biệt giữa các ý niệm siêu nghiệm hay “các khái niệm thuẫn túy của lý tính” và các phạm trù hay “các khái niệm thuẫn túy của giác tính” là một trong những thành tựu chính yếu của PPTTTT. Các phạm trù của giác tính có quan hệ với các đối tượng khả hữu của kinh nghiệm, trong khi các ý niệm của lý tính lại biểu thị “cái toàn bộ tuyệt đối của mọi kinh nghiệm khả hữu” mà, Kant nói, “tự nó không phải là kinh nghiệm” (ST §40). Vì thế, sau khi xác lập sự siêu việt về loại của các ý niệm, Kant tiến hành rút ra đặc tính riêng biệt của chúng từ chức năng Cổ bản của lý tính, tức là phải rút ra các suy luận của tam đoạn luận. Ở đây, ông sử dụng lại trình tự mà trước đó ông đã áp dụng để diễn dịch [chứng minh] các phạm trù từ chức năng tạo ra các phán đoán của giác tính. Đối với Kant, tam đoạn luận cốt yếu ở chỗ nối kết một phán đoán đặc thù với một điều kiện phổ quát, mà nói theo từ ngữ của Kant là “trong kết luận của một tam đoạn luận [suy luận], ta giới hạn một thuộc tính cho một đối tượng nhất định sau khi đã suy tưởng nó trong chính đề [Major] với toàn bộ phạm vi [tối đa] của nó theo một điều kiện nhất định” (PPLTTT, A322/ B379). Ý niệm tưong ứng với cái toàn bộ vô điều kiện của các điều kiện tất yếu cho bất kỳ trạng thái có điều kiện nhất định.
Sau khi xác lập sự nối kết chung giữa các ý niệm và hình thức của suy luận, Kant tiến hành rút ra các ý niệm riêng rẽ từ ba hình thức phạm trù về tưong quan vốn nối kết điều kiện phổ quát của chính đề với phán đoán đặc thù của kết luận. Chúng là tưong quan nhất thiết về bản thể và tùy thể, tưong quan giả thiết về nguyên nhân và kết quả, và tưong quan phân đôi về cộng đồng tưong tác, mỗi tưong quan cho phép rút ra một cách tưong ứng “trước hết là một cái vô-điều kiện cho sự tổng hợp nhất thiết trong một chủ thể; thứ hai là cho sự tổng hợp giả thiết về các đon vị của một chuỗi [sự vật] và thứ ba, cho sự tổng hợp phân đôi về các bộ phận trong một hệ thống” (PPLTTT A 323/ B 379). Ý niệm đầu tiên bao hàm sự tưong quan với một chủ thể đang suy tưởng; ý niệm thứ hai bao hàm sự tưong quan với thế giới xét như tổng số mọi hiện tượng; và thứ ba bao hàm tưong quan với các sự vật nói chung, hay ens realissimus [tồn tại thực hữu]. Các ý niệm này tạo nên “các đỗi tượng của tâm lý học, vũ trụ học và thần học, tức là ba sự phân chia của “siêu hĩnh học chuyên biệt” trong hệ thống triết học Wolff. Chính khi các ý niệm này được xử lý như thể chúng là các đối tượng thì các ngành nghiên cứu ấy rổi vào những sai lầm về sự suy luận, tức là xử lý cái toàn bộ của kinh nghiệm trong chính đề của tam đoạn luận như thể nó là một đối tượng khả hữu của kinh nghiệm. Những sai lầm này được Kant mổ xẻ trong sự nghiên cứu kĩ lưỡng của ông về “những suy diễn biện chứng pháp” trong các võng luận tâm lý học [thuần lý], các nghịch lý vũ trụ học [thuần lý] và “các luận cứ bất khả” của thần học [thuần lý] trong “Biện chứng pháp siêu nghiệm” của PPLTTT.
Có vẻ như thể Kant đã rất đau lòng khi rút ra các ý niệm chỉ để phủ nhận bất kì tính hữu dụng khả hữu nào của chúng; tuy nhiên điều này không hẳn đã đúng. Ông mong ước tránh được cách sử dụng không chính đáng về các ý niệm như các nguyên tắc cấu tạo, như việc quy đến các đối tượng của kinh nghiệm khả hữu, nhưng không loại trừ sự sử dụng có tính điều hành [regulativ] của chúng như những châm ngôn cho sự định hướng của giác tính trong quan hệ với toàn bộ kinh nghiệm. Trong khi điều này ủng hộ cho các ý niệm lý thuyết, thì trường hợp với các ý niệm thực hành lại hoi khác biệt; với tư cách là các định đề của lý tính thuần túy thực hành, các ý niệm về sự bất tử, tự do và Thượng đế đều có hiệu lực, không với tư cách là các đối tượng của kinh nghiệm mà như bộ phận của một “khái niệm thực hành [tiên nghiệm] của sự Thiện-tối cao như là đối tượng của ý chí ta” (PPLTTH, A 241). Sau cùng, trong PPNLPĐ, Kant đưa ra một sự phân biệt sâu sắc hon giữa các ý niệm siêu nghiệm và các ý niệm thẩm mỹ. Cái trước được “quy đến một khái niệm dựa theo một nguyên tắc khách quan, nhưng vẫn không bao giờ có thể mang lại một nhận thức về đối tượng”, trong khi cái sau được “quy đến một trực quan, tưong ứng với một nguyên tắc đon thuần chủ quan về sự hài hòa giữa các quan năng nhận thức (trí tưởng tượng và giác tính)” (PPNLPĐ, §57). Trong khi các ý niệm siêu nghiệm khuyến khích mở rộng sự hiểu biết, thì các ý niệm thực hành lại cùng nhau tạo nên quan niệm về sự Thiện-tối cao, công việc của các ý niệm thẩm mỹ là phải khuyến khích sự hài hòa của giác tính và trí tưởng tượng thông qua sự sinh động và sự thống nhất trong tính đa dạng, và vì thế góp phần làm gia tăng khoái cảm.
Mặc dù việc Kant định nghĩa lại “ý niệm” đã phát sinh rất nhiều sự bình chú và phê phán, nhưng nó lại không có ảnh hướng rộng cho mãi đến gần đây (xem Lyotard, 1983). Vì các thành viên của thế hệ các nhà duy tâm Đức sau Kant đã bỏ công sức để phá bỏ sự phân biệt của Kant giữa lý tính và giác tính, nên sự phân biệt của Kant giữa ý niệm và phạm trù là một sự tổn thưong không tránh được, và với nó toàn bộ thách thức với sự hiểu biết truyền thống về thuật ngữ “ý niệm”. Kết quả là, nhiều nhà triết học trong thế kỷ XIX và XX, cả ở bên trong lẫn bên ngoài hàng ngũ của những nhà Kant học, đã hồi sinh sự đối lập truyền thống giữa sự hiểu biết theo đường lối Platon và theo đường lối Aristoteles về “ý niệm” trong khi lại coi nhẹ sự cách tân của Kant.
Hoàng Phú Phương dịch
Ý niệm bẩm sinh (các) [Đức: angeborene Ideen; Anh: innate ideas]
Xem thêm: Trừu tượng (sự), Sở đắc (sự), Phạm trù (các), Ý niệm,
Trong Nouveaux Essais sur Ventendement humain (Những luận văn mới vê giác tính con người), Leibniz đã đối lập nghiên cứu của Locke về việc rút ra các ý niệm từ những ấn tượng cảm giác bằng cách nhấn mạnh vai trò của các ý niệm bẩm sinh. Những ý niệm như: “tồn tại, khả hữu và giống nhau đều hoàn toàn là bẩm sinh đến nỗi chúng đi vào trong mọi tư tưởng và lập luận của chúng ta (Leibniz, 1765, tr. 102); chúng là những điều kiện tiên quyết cho tri giác, chứ không phải được rút ra từ tri giác. Kant đã chia sẻ với Leibniz sự phê phán những nghiên cứu duy nghiệm về sự hình thành khái niệm, nhưng trong những trước tác thời kỳ đầu, Kant đã phân biệt lập trường của ông với lập trường của Leibniz. Ngay trong LA (1770), những khái niệm của siêu hình học là “không thể đi tìm trong các giác quan” và chúng cũng không phải là “những khái niệm bẩm sinh”; đối với Kant, những khái niệm như vậy được sở đắc bằng sự trừu tượng “từ” những quy luật vốn cố hữu trong trí tuệ (LA §8). Sự khác biệt giữa quan điểm này của Kant với quan điểm của Leibniz là rất tinh tế, và đã dẫn đến những sự hiểu sai không tránh khỏi về cuốn PPLTTT mà Kant đã làm rõ khi trả lời sự phê phán theo trường phái Leibniz của Eberhard trong OD. Trong tác phẩm này, Kant nhấn mạnh rằng các mô thức của trực quan và các phạm trù là “được sở đắc và không phải là bẩm sinh” và không tiền giả định “bất kỳ cái gì là bẩm sinh ngoại trừ các điều kiện chủ quan của tính tự khởi của tư tưởng (phù hợp với sự thống nhất của thông giác)” (tr. 223, tr. 136).
Trần Kỳ Đồng dịch