Ký ức, Hồi tưởng, và Tưởng tượng (trí, óc) [Đức: Gedächtnis, Erinnerung und Einbildung/Phantasie; Anh: memory, recollection and imagination]
Tiếng Đức có nhiều từ biểu thị “ký ức” và “nhớ”. Trong Hegel, từ quan trọng nhất là Erinnerung và Gedächtnis:
1. Động từ errỉnern có quan hệ với giới từ ỉn (trong) và nguyên nghĩa là “làm cho [ai đó] đi vào bên trong [cái gì đó], tức là có ý thức về [cái gì đó]”. Vì thế ngày nay, cũng như trong thời Hegel, nó có nghĩa là “gợi lại, nhớ lại [ai đó] [cái gì đó]”. Hình thức phản thân, sich erinnern, vì thế có nghĩa là “nhắc mình nhớ, gợi nhớ cái gì đó”. Giống như động từ Hy Lạp anamimnẽskesthai (hồi tưởng), nó gợi ra kết quả thành công, hơn là diễn trình, của một nỗ lực nhớ lại hay hồi tưởng cái gì đó mà người ta đã biết hay đã từng gặp. Danh từ Erinnerung có nghĩa là “cái làm nhớ lại”, và cũng có nghĩa là “ký ức, sự hồi tưởng”. Học thuyết của Plato, rằng mọi việc học đều là sự hồi tưởng (anamnesis) những gì ta đã từng biết nhưng sau đó đã quên, đã phủ bóng lên những cách sử dụng chữ Erinnerung của các nhà duy tâm: Schelling đã viết: “Ý niệm của Plato cho rằng mọi triết học đều là sự hồi tưởng thì đúng theo nghĩa sau đây: mọi triết học cốt yếu ở việc hồi tưởng trạng thái mà trong đó ta đã từng là một với Tự NHIÊN” (Universal Deduction of the Dynamic Process or of the Categories of Physics [Diễn dịch phổ quát vẽ Tiến trĩnh năng động hay về các Phạm trù của Vật lý học], 1800, bản dịch tiếng Anh).
2. Động từ gedenken có quan hệ với denken (TƯ DUY) và có nghĩa là “nghĩ về, tâm niệm, nhớ, hồi tưởng, đề cập đến”, v.v. Nó ít chủ động hơn sich erinnern, và không ngụ ý một nỗ lực muốn gợi nhớ. Danh từ Gedächtnis nguyên nghĩa là “suy tưởng cái gì đó” (tức Erinnerung), nhưng ngày nay có nghĩa:
a) Giống chữ Hy Lạp mnẽmẽ, tức toàn bộ kho lưu trữ kinh nghiệm, v.v. có thể được gợi nhớ lại, nhưng không nhất thiết vào lúc này.
b) Năng lực phục hồi hay gợi nhớ kiến thức và các kinh nghiệm đã qua, và (tái) nhìn nhận chúng như đã từng gặp trước đây. (Gedächtnis ở đây gần với Erinnerung).
c) Năng lực nhớ hay ghi nhớ, theo nghĩa là thêm chúng vào kho kí ức của mình, tức vào cho Gedächtnis theo nghĩa (a).
Cũng có hai từ để chỉ trí tưởng tượng:
3. Động từ einbilden, xuất phát từ Bild (hình ảnh, v.v.) và bilden (tạo hình, GIÁO DỤC, V.V.), nguyên nghĩa là “in dấu, ấn [cái gì đó] vào [linh hồn]”. Đôi lúc Hegel dùng từ này để chỉ “in dấu ấn [cái gì đó] vào [cái gì đó]”, mặc dù khi ấy trí tưởng tượng rõ ràng là không hoạt động một cách minh nhiên. (Schelling thường dùng eỉnbỉlden với nghĩa “thấm nhuần”, và nối kết trí tưởng tượng với năng lực của nghệ sĩ trong việc thấm nhuần cái thực tồn hay cái đặc thù bằng cái LÝ TƯỞNG hay cái PHỔ BIẾN). Nhưng trong thời ông, cũng như thời nay, nó thường xuất hiện trong hình thức phản thân, sich einbilden, và có nghĩa là “tưởng tượng”. Einbildung là “sự tưởng tượng”, và Einbildungskraft là “năng lực tưởng tượng” hay “trí tưởng tượng”. Kant phân biệt trí tưởng tượng tác tạo (productive Einbildung) và trí tưởng tượng tái tạo (reproductive Einbildung): Trí tưởng tượng tái tạo hình thành các hình ảnh (Bilde) về các đối tượng đã được tri giác và nối kết chúng dựa theo các quy luật của sự liên tưởng. Trí tưởng tượng tác tạo có hai chức năng: (a) Nó bắc cầu giữa cảm năng và GIÁC TÍNH; nó thống nhất “cái đa tạp của TRựC QUAN” và vì thế làm cho KINH NGHIỆM có thể có được; (b) nó biến đổi một cách sáng tạo chất liệu của tự nhiên thành các tác phẩm nghệ thuật.
4. Phantasie (thêu dệt, tưởng tượng), xuất phát từ chữ Hy Lạp phantasia (tưởng tượng, năng lực tri giác các hiện tượng), là từ thông thường để chỉ, chẳng hạn, một “trí tưởng tượng sống động”. Các triết gia (như Schelling) thường dùng từ này thay thế qua lại cho chữ Einbildung(skraft). Trong trường hợp cần phải phân biệt chúng, thì Phantasie thường là quan năng cao hon, sáng tạo hon. Chẳng hạn Jean Paul xem Einbildungskraft chỉ đơn giản là trí tưởng tượng tái tạo và liên tưởng (loài vật cũng có năng lực này, vì chúng biết mơ và biết sợ cái gì đó), trong khi Phantasie “biến mọi bộ phận thành một cái toàn bộ... nó toàn bộ hóa mọi thứ, mang cái tuyệt đối và cái vô hạn của lý tính lại gần nhau hơn và sống động hơn trước những con người khả tử” (MH, §§6, 7). Hegel cũng phân biệt năng lực tưởng tượng (Einbildungskraft) thụ động (tức trí tưởng tượng tái tạo và liên tưởng cơ giới) với trí tưởng tượng (Phantasie) sáng tạo, nghệ thuật, nhưng ông thường dùng những chữ này thay thế qua lại. Các dịch giả đôi khi phân biệt chúng là “năng lực tưởng tượng” (Einbildungskraft) và “sức thêu dệt” (fancy) hay “trí tưởng tượng sáng tạo/tác tạo” (Phantasie).
Trong BKT III §§451-464, Hegel xem Erinnerung, Einbildungskraft, và Gedächtnis như những giai đoạn kế tiếp nhau ngày càng cao hơn của Vorstellung. (Vorstellung thoạt đầu được dùng theo nghĩa rộng hơn là “BIỂU TƯỢNG/sự HÌNH DUNG bên trong”, nhưng khi ông mô tả tiếp, thì nó còn có nghĩa là “quan niệm”, “hình tượng”). Ông nhấn mạnh những gì ông xem là nghĩa gốc của các chữ này. Đáng chú ý nhất là, ông xem erinnern có nghĩa là “nội tâm hóa” chứ không có nghĩa “gợi nhớ” hay “nhớ lại”, trong khi sich erinnern có nghĩa “nội tâm hóa, rút lui vào trong, hồi tưởng chính mình” nhiều hon là “gợi nhớ”. Chữ này thường tương phản với (sich) entäussern ([tự-]ngoại tại hóa [chính mình]). Nó còn thường được dùng ngay cả khi ký ức là không hoạt động minh nhiên, nhất là đối với việc một thực thể VƯỢT BỎ những ĐIỂU KIỆN hay sự TRUNG GIỚI của mình. Chẳng hạn, BẢN CHÂT tự rút lui vào chính mình từ tính phức hợp của CHẤT, V.V.; THUYẾT HOÀI NGHI chứa đựng sự tự-nội tâm hóa trọn vẹn. Sự tự-nội tâm hóa và tự-ngoại tại hóa, phù hợp với quan niệm của Hegel về cái BÊN TRONG và cái BÊN NGOÀI, thường bổ sung cho nhau hơn là đối lập nhau: một người làm sâu sắc thêm đời sống bên trong [nội tâm], các tư tưởng, v.v. của mình, trong chừng mực người ấy tự ngoại tại hóa chính mình trong lời nói, cách viết, v.v. (Thường thì, như trong trường hợp về bản chất, việc du nhập Erinnerung sẽ làm phát sinh một quy chiếu đến quá khứ). Ngược lại, Hegel tiếp tục dùng Erinnerung để chỉ “sự hồi tưởng”, nhưng thường ngụ ý sự nội tâm hóa. Ông đồng ý với Plato rằng việc học bao hàm Erinnerung ỉheo nghĩa “tự-nội tâm hóa”, nhưng không đồng ý là nó bao hàm Erinnerung theo nghĩa “hồi tưởng”. (Anamnesis không có nghĩa tương tự nào về sự nội tâm hóa cả).
Sự hồi tưởng một sự kiện quá khứ, theo một nghĩa nào đó, là một sự nội tâm hóa sự kiện ấy: sự kiện, có thể nói, là ở trong tôi, chứ không ở cách tôi một khoảng cách nào đó trong không gian và thời gian. Nhưng để hồi tưởng một sự kiện, tôi phải nội tâm hóa sự kiện ấy ngay lúc nó diễn ra và có được một ký ức về nó để sau này tôi có thể gợi nhớ lại nó; ký ức này không được nội tâm hóa bằng sự hồi tưởng của tôi cho bằng được ngoại tại hóa, được lôi ra từ ký ức của tôi. Vì thế Hegel xem Erinnerung là sự nội tâm hóa một TRựC QUAN cảm tính như một hình ảnh (Bild) chứ không chủ yếu là sự hồi tưởng; hình ảnh được trừu xuất từ vị trí không- thời gian cụ thể của trực quan và được mang lại một chỗ trong trí óc (là cái có không gian và thời gian chủ quan của riêng nó). Nhưng hình ảnh thì phù du, và trôi ra khỏi ý thức. Thế nên cần phải có trí tưởng tượng để làm sống lại hay tái tạo hình ảnh ấy. Trí tưởng tượng lần lượt mang tính tái tạo, liên tưởng và tác tạo hay sáng tạo (Phantasie).
Cho dù trí tượng tưởng có thể sáng tạo đến bao nhiêu, các hình ảnh của nó vẫn là những hình ảnh về các đối tượng đã được trực quan. Việc thoát khỏi trực quan và hình ảnh là nhiệm vụ của Gedächtnis. Hegel nối kết điều này với TƯ TƯỞNG: quá khứ phân từ của denken (tư duy) là gedacht (đã [từng] suy tưởng), thế nên Gedächtnis có hoi hướng của việc “đã từng được suy tưởng”, dù đi trước bản thân tư tưởng (BKTIII, §§465-8) trong mô tả của Hegel, do đó, là ký ức-tư tưởng và, vì tư duy, theo Hegel, chứa đựng NGÔN NGỮ, nên nó là ký ức bằng lời. Gedächtnis có ba giai đoạn: (1) ký ức lưu giữ, tức lưu giữ các từ và nghĩa của chúng, cho phép ta nhận ra và hiểu được các từ khi ta gặp chúng; (2) ký ức tái tạo, cho phép ta tùy ý phát biểu các từ; và (3) ký ức Cổ giới, tức việc ghi nhớ các từ mà không cần quan tâm đến nghĩa của chúng, đây là điều Hegel xem là một sự chuẩn bị thiết yếu cho tư duy. Khái niệm Erinnerung, với nghĩa là “nội tâm hóa” một từ và nghĩa của từ ấy, liên tục ngự trị trong mô tả của Hegel về Gedächtnis.
Erinnerung được dùng xuyên suốt tư tưởng Hegel. Gedächtnis thì ít quan trọng hon; đôi chỗ nó thường không bị giới hạn vào ký ức bằng lời. Trí tưởng tượng, xét như Phantasie, đóng một vai trò quan trọng trong triết học NGHỆ THUẬT của Hegel, cũng như trong các lý thuyết mỹ học khác ở thời ông, nhất là mỹ học Kant và Schelling. Hegel cũng xem nó như then chốt cho triết học, và khi ông phê bình Schulze (trong TCPP), ông đã khiển trách Schulze vì đã cho rằng triết gia có thể không cần đến nó.
Hoàng Phú Phương dịch