Ý chí [Đức: Wille; Anh: will]
Xem thêm: Mệnh lệnh nhất thiết, Tự do, Lý tính, Tự khởi (tính),
Bàn luận của Kant về ý chí được tiến hành dựa vào một sự phân biệt giữa ỷ chí (Wille) và “sự tự do lựa chọn” (Willkür), cả hai thuật ngữ này thường được dịch [sang tiếng Anh] là “will”. Điều này đôi lúc được thấy trong bản dịch PPLTTT của Kemp Smith, cuốn đã dẫn đến những tuyên bố rằng Kant đã phát triển sự phân biệt giữa Ý chí và sự Tự do lựa chọn sau cuốn CCSĐ (1785). Tuy nhiên, rõ ràng là trong PPLTTT (1781), Kant nhất quán sử dụng Willkür để chỉ sự tự do lựa chọn. Tự do [theo nghĩa thực hành] được định nghĩa như “sự độc lập của sự tự do lựa chọn trước sự thúc bách [cưỡng chế] do các xung động của cảm năng gây ra”; và trong khi sự tự do lựa chọn của con người bị tác động bởi “các xung động của cảm năng”, nó không tất yếu phải làm theo các xung lực ấy. Đó là vì, Kant giải thích, “con người có năng lực tự quyết, độc lập với sự thúc bách của những xung động cảm năng” (PPLTTT A 534/ B 562). Năng lực tự quyết này, thể hiện trong cái “Phải là”, là ý chí. Kant sử dụng sự phân biệt giữa Wille và Willkür khi ông nhận diện ý chí như nguồn suối của cái Phải là vốn quy định sự tự do lựa chọn, và làm cho nó có sự độc lập thoát khỏi các xung động cảm năng. Tuy nhiên, ngay cả ở đây, sự phân biệt của ông cho thấy những dấu hiệu lơi lỏng, với việc cái “Phải là” quy định ý chí và sự tự do lựa chọn. Tuy vậy, bất chấp điều này, ý chí vẫn được gắn liền nhất quán với sự tự do, tự trị và tính tự khởi.
Những bàn luận về ý chí trong CCSĐ và PPLTTH đi theo sự phân biệt rộng giữa Wille và Willkür, dù có sự lơi lỏng nào đó với việc “ý chí” được mô tả như bị quy định bởi những nguyên tắc ngoại trị. Tuy nhiên, xét tổng thể, ý chí được xem như nguồn suối của nghĩa vụ hướng sự quan tâm luân lý ra xa khỏi những châm ngôn ngoại trị, không xứng đáng của hành động, đến những châm ngôn nhất quán với quy luật luân lý. Trong PPLTTH, trong khi con người có thể được cho là có một ý chí thuần túy, thế nhưng họ vẫn “bị tác động bởi những nhu cầu và những động cơ cảm tính” (tr. 32); điều này có nghĩa là họ không thể được cho là có một “ý chí thiêng liêng”, “tức ý chí mà không có châm ngôn hành động nào đi ngược lại với quy luật luân lý”. Ý chí con người lệ thuộc vào luân lý, một sự lệ thuộc được biểu lộ bằng thuật ngữ “nghĩa vụ” và biểu hiện trong “sự cưỡng chế vê hành vi” được gọi là “bổn phận”. Nghĩa vụ có nguồn gốc từ ý chí, và có vai trò tác động đến “một sự tự do lựa chọn vốn phục tùng những tác động sinh lý (Willkür)” bằng “một sự đề kháng của lý tính thực hành; sự đề kháng này có thể được gọi là một sự cưỡng chế nội tâm, nhưng có tính trí tuệ” (PPLTTH, tr. 32). Với lập luận này, Kant có thể duy trì rằng ý chí là tự do và sáng tạo ra một nghĩa vụ đối với quy luật luân lý, trong khi cũng yêu sách rằng sự tự do lựa chọn của con người (Willkür chứ không phải Wille) bị tác động trên phương diện sinh lý bởi các xung động cảm năng. Vì thế, Kant có thể lập luận rằng “sự tự trị của ý chí là nguyên tắc duy nhất của mọi qui luật luân lý” đối ngược với “sự ngoại trị của sự tự do lựa chọn... đối lập với nguyên tắc của bổn phận và với luân lý của ý chí” (PPLTTT tr. 33).
Chiều hướng này trong lập luận của Kant được khẳng quyết qua cuốn TG và SHHĐL. Khi bàn về cái ác trong cuốn trước, Kant không xem nó như một sự suy đồi của chính ý chí mà là của sự tự do lựa chọn. Sự suy đồi của sự tự do lựa chọn là ở chỗ làm cho “những động cơ hạ cấp trở nên quan trọng nhất giữa những châm ngôn của nó” (TG, tr. 42), nghĩa là, trong việc lựa chọn những mục đích và hành động dựa theo những châm ngôn có một nguồn gốc cảm tính. Đây là một sự suy đồi của sự tự do lựa chọn vì nó hạ cấp lý tính dưới hình thức của các châm ngôn để theo đuổi những mục đích không-lý tính. Xu hướng này bị chống lại bởi “huấn lệnh rằng chúng ỉa phải trở thành những con người tốt hon” (TG, tr. 45, tr. 40), có nguồn gốc từ “ý chí Thiện”. Cách thức mà sự phân biệt của Wille và Willkür hoạt động được thấy rõ nhất trong SHHĐL. Willkür được định nghĩa như “năng lực làm hoặc kìm hãm không làm cái gì làm cho người ta vui sướng” trong chừng mực năng lực này “được kết hợp với ý thức của người ấy về năng lực tạo ra đối tượng của nó” (SHHĐL, tr. 213, 42). Trong khi Willkür có liên quan với hành động và sự hiện thực hóa các mục đích, thì Wille là “năng lực ham muốn hầu như không được xem như nằm trong tưong quan với hành động (như sự tự do lựa chọn) mà đúng hon là trong tưong quan với Cổ sở quy định sự lựa chọn hành động”. Từ điều này, Kant rút ra rằng trong chừng mực ý chí “có thể quy định sự tự do lựa chọn, nó thực tế chính là lý tính thực hành” (tr. 213, 42), và nó làm vậy một cách tự trị mà không có “cơ sở quy định nào”, thông qua hình thức hay “sự phù hợp của các châm ngôn của lựa chọn với quy luật phổ quát” được quy định như một “mệnh lệnh nhất thiết ra lệnh hoặc ngăn cấm một cách tuyệt đối” (tr. 214, 42).
Sự phân ly của Kant giữa ý chí và sự tự do lựa chọn đã chỉnh sửa lại xu hướng biến ý chí thành một quan năng, và do đó làm nảy sinh những vấn đề về mối quan hệ giữa ý chí tự do và thuyết tất định. Bằng việc tập trung vào những châm ngôn hành động được lựa chọn bởi sự tự do lựa chọn, Kant có thể phân biệt sự tự do và sự tự-đề ra quy luật của ỷ chí với những sự lựa chọn của sự tự do lựa chọn. Để nghiên cứu của ông có sức thuyết phục, Kant phải chỉ ra những cách thức mà ý chí có thể là nguồn suối của một nghĩa vụ vốn có thể biện biệt các châm ngôn. Những thuận lợi của thế đứng này là rõ ràng, đáng chú ý rằng nó tránh được sự đối lập giữa ý chí tự do và thuyết tất định; tuy nhiên, nguy cơ của nó nằm ở chỗ nó tách ý chí hoàn toàn khỏi sự tự do lựa chọn, và hữu thể hóa nó [hypostatizej. Schelling tiến một vài bước theo chiều hướng này trong über das Wesen der menschlichen Freiheit [Vê Bản chất của Tự do con người] (1809) (và trong những trước tác về sau), ở đó ý chí đóng vai trò như “Tồn tại căn nguyên [Wollen ist Ursein]” (tr. 46) bị giới hạn bởi giác tính và trong đó cả ý chí và tồn tại đều nâng cao và làm sáng tỏ lẫn nhau trong tinh thần. Trong Thế giới như là Ỷ chí và Biểu tượng (1819), Schopenhauer đối lập ý chí và biểu tượng, biến ý chí thành một lực bất khả tri. Nietzsche (1887) phản bác cả hai sự hữu thể hóa này về ý chí và xu hướng xem nó như một quan năng, và quay trở lại với một lập trường có tính Kant nhiều hon qua khái niệm của Nietzsche về ý chí quyền lực như một hình thức của ý niệm điêu hành để kiểm tra những diễn trình tiềm năng của hành động đối với sự hiện diện của các yếu tố phản-ứng (sự phẫn hận/Ressentiment), hoặc cái mà Kant ắt sẽ mô tả như những châm ngôn bị tác động bởi “các xung động cảm năng.
Hoàng Phú Phương dịch