Lie,Falsehood
[VI] NÓI DỐI
[FR] Mensonge
[EN] Lie, Falsehood
[VI] Nói dối là xuyên tạc sự thật, có rất nhiều dạng, nhiều mức độ và nhiều động cơ. Thông thường người ta phân biệt nói dối toàn bộ (gian dối) với động cơ vụ lợi, lợi dụng lòng tin để lừa bịp và nói dối với những tình tiết bệnh lý. Nói dối bệnh lý là không phân biệt được đúng sai, do bị ám thị và cảm xúc làm cho nói sai sự thật như bịa chuyện, như ở người chậm khôn, mất cân bằng, hoang tưởng tự đại, khoác loác, kheo khoang, tà tính bẩm sinh hoặc tập nhiễm. Nên phân biệt với che dấu và ẩn ý. Ở trẻ em nói dối ít khi do động cơ vụ lợi. Trước 6, 7 tuổi tư duy của trẻ em có tính ma thuật, giống như người nguyên thủy (Piaget); không phân biệt hư thực, cái mình và cái không phải mình (nói dối giả) do dó không nên trừng phạt quá nặng. Đạo đức và cảm giác tội lỗi ở tuổi này cũng chưa phát triển đầy đủ. Trẻ nói dối lúc này thường là bịa chuyện, tô vẽ thêm câu chuyện, thêm thắt tình tiết. Ở đây dùng các test phóng chiếu rất có ích. Động cơ nói dối ở trẻ em thường là hào hiệp, muốn tránh đau khổ, nhút nhát, sợ, đùa cợt, muốn tránh xấu hổ hoặc tủi nhục; có thể do nhiều động cơ đồng thời. Thiếu niên nói dối nhiễu tâm (mensonge – névrose) khác với nói dối trong các nhiễu tâm, là một cách để giải tỏa xung động.