ỨC CHẾ
[VI] ỨC CHẾ
[FR] Inhibition
[EN]
[VI] Tình trạng bị kiềm chế hoặc làm ngừng lại tạm thời; bắt đầu là một khái niệm sinh lý thần kinh, sau mở rộng sang tâm lý học. Theo Pavlov và Jackson, tác động qua lại giữa hưng phấn (x. từ này) và ức chế tạo ra các hành vi thích ứng, ức chế những kích thích giác quan hoặc những biểu tượng không phù hợp giúp cho thực hiện một mục tiêu nhất định. Nhờ ức chế các cảm xúc và tình cảm giúp cho dồn nén những dục vọng v2 ý tưởng có khả năng gây rối trong cuộc sống xã hội; qua kinh nghiệm và giáo dục, những cấm đoán từ ngoài áp đặt dần dần nhập tâm, và ức chế những hành vi không phù hợp. Ức chế quá mức tạo ra tình trạng thụ động, đờ đẩn, thiểu năng. Trong các bệnh chứng tâm lý - nhiễu tâm, suy nhược, phân liệt - đều có hiện tượng ức chế, làm giảm sút sức tập trung chú ý, gây lo hãi, tạo ra những hành vi né tránh, lẩn trốn, tình trạng biếng ăn hay hạn chế tình dục. Có khi ức chế lan tràn ra mọi chức năng sinh lý và tâm lý, bệnh nhân có cảm giác cuộc sống lắng đọng lại. Ở trẻ em, những thương tổn về giác quan, hoàn cảnh thiếu hụt tình cảm, thiếu uy quyền (x.các từ này), những chấn thương tâm lý đều có thể ức chế các chức năng tâm lý, có khi chẩn đoán lầm là chậm phát triển (thiểu năng). Ức chế bệnh lý có thể chữa bằng hóa dược hay tâm pháp, nhưng ức chế do phân liệt rất khó chữa. Thư dãn là một phương pháp gây ức chế trong tình trạng căng thẳng thần kinh. ỨNG XỬ