Thải hồi/Thủ tiêu/Vượt bỏ [Đức: Aufheben; Anh: sublation]
Động từ heben có liên quan đến động từ “to heave” trong tiếng Anh và nguyên nghĩa là “bắt lấy, nắm lấy”, nhưng giờ đây có nghĩa là “nâng lên, đưa lên; hất (đặc biệt là hất một kẻ thù ra khỏi yên ngựa, vì thế) để thế chỗ hắn; loại bỏ (ví dụ, một khó khăn, một sự mâu thuẫn)”. Nó đi vào nhiều từ ghép, nổi bật nhất đối với Hegel là aufheben. Động từ aufheben có ba nghĩa chính:
(1) “nâng lên, giữ lấy, đưa lên”.
(2) “hủy bỏ, thủ tiêu, phá hủy, hủy bỏ, đình chỉ”.
(3) “giữ, lưu, bảo lưu”.
Dạng phản thân của động từ này, sich aufheben, giờ đây có nghĩa tưong hỗ, khi các con số hay các khoản trong một bản kê khai “hủy bỏ” hay “cân đối nhau”, nhưng vào thời Hegel, nó được sử dụng rộng rãi hon, chẳng hạn đối với ai đó “đứng dậy” từ chỗ ngồi, và được Hegel dùng để chỉ cái gì đó đang thải hồi chính nó. Danh từ Aufhebung có nghĩa tưong tự: (1) “sự nâng lên”; (2) “sự thủ tiêu”; và (3) “sự bảo lưu”. (Động từ nguyên thể giữ chức năng danh từ Aufheben, xuất hiện trong ngữ thức Aufheben (s) machen, “làm ầm ĩ”).
Thông thường, aufheben chỉ được sử dụng theo một trong các nghĩa này tùy trường hợp. Schiller chủ yếu dùng chữ này theo nghĩa (2), nhưng trong GDCN, XVIII, ông tiến gần đến việc nối kết cả ba nghĩa ấy lại, khi ông cho rằng CÁI ĐẸP “nối kết hai trạng thái đối lập [đó là xúc CẢM (Empfinden) và TƯ DUY] và vì thế thủ tiêu sự ĐỐI LẬP. Nhưng nghĩa (2) nổi bật hon hẳn, vì ông nói thêm rằng “cả hai trạng thái này đều biến mất hoàn toàn trong trạng thái thứ ba và dấu vết chia tách trong cái toàn bộ mà chúng tạo nên cũng không còn”. (Xem thêm Aufhebung trong GDCN, XXIV). Hegel thường xuyên dùng aufheben theo cả ba nghĩa cùng một lúc, và Schiller, ngay cả khi ông không dùng chữ aufheben, có ảnh hưởng đến cách dùng chữ của Hegel. Vì thế, Schiller dự đoán trước quan niệm của Hegel về sự vượt bỏ của Tự NHIÊN: “[Con người] không bỗng nhiên dừng lại ở chỗ anh/chị ta được giới tự nhiên tạo ra; anh/chị ta có năng lực lần ngược trở lại, bằng LÝ TÍNH, những bước đi của bà mẹ tự nhiên, do những ích lợi của mình, có năng lực chuyển một việc làm do cưỡng bức thành một việc làm do tự mình tự do lựa chọn và nâng sự TẤT YẾU vật lý lên thành sự tất yếu luân lý” (GDCN, III).
Một sự hàm hồ tưong tự xảy ra trong chữ La-tinh tollere, chữ này có nghĩa là: (1) “nâng lên” và (2) “dứt ra khỏi vị trí của nó, tức là phá hủy, loại bỏ”. Vì thế, khi Cicero nói rằng Octavius là tollendus (được nâng lên), ông muốn nói hai điều cùng một lúc: (1) Octavius được đề cao, và (2) Octavius bị loại bỏ. Quá khứ phân từ của tollere là sublatus, và từ đó có động từ “to sublate” trong tiếng Anh. Nguyên nghĩa của từ này là “rút lại, lấy đi”, nhưng giờ thì nghĩa này người ta không dùng nữa. Từ này được Sir William Hamilton dùng với nghĩa “phủ nhận, không khẳng định (một mệnh đề)”, trái với nghĩa “THIẾT ĐỊNH”. Tiếp sau đó, nó được Stirling dùng, trong công trình Bí mật của Hegel (1865), theo cả hai nghĩa: “thủ tiêu” và “bảo lưu”, cho chữ aufheben của Hegel. Những thiếu sót của chữ “sublate” khi dùng để dịch chữ aufheben đó là tollere, như Hegel cho thấy, không có nghĩa (3), “giữ lại”, “bảo lưu” V.V., và nó không phải là một từ quen thuộc trong tiếng Anh. Vì thế, các dịch giả tiếng Anh cũng đã dùng các chữ “supersede” [dẹp bỏ], “abolish” [thủ tiêu], “cancel” [xóa bỏ], “sublimate” [lọc bỏ] (Kaufmann), v.v. Chữ đối ứng sát nhất của nó trong tiếng Anh, “to kick upstairs” [hất cẳng] thì lại quá thông tục để có được sự tán thành chung.
Trong các giải thích minh nhiên của mình về aufheben, Hegel chỉ quy chiếu tới nghĩa (2) và (3), vì theo ông, chính mối quan tâm lớn của tư duy TƯ BIỆN là ở chỗ chữ aufheben có các nghĩa đối lập. Cả hai nghĩa này, ông lập luận, đều hàm ẩn trong nghĩa (3), vì bảo lưu cái gì đó cũng có nghĩa là rút nó ra khỏi TÍNH TRựC TIẾP của nó và ra khỏi tình trạng bị hứng chịu các ảnh hưởng bên ngoài. Theo ông, trong tiếng Đức có nhiều từ như thế. Hegel không bàn tới những chữ nào khác trong nghiên cứu của ông về aufheben (ví dụ: BKTI, §96A) - nhưng ông lại nghĩ trong đầu những chữ như “Nhân thân (PERSON), “TÍNH CHỦ THỂ”, và “KHÁI NIỆM” (Begriff) - vốn là chữ được ông gắn cả với những khởi đầu của điều gì đó lẫn với sự phát triển đến đỉnh điểm của nó. Nhiều từ và tổ hợp từ trong tiếng Anh cũng có các nghĩa đối lập: ví dụ như “to cleave (to)” [trung thành (với)] (từ này về từ nguyên là hai từ khác nhau), “to betray [để lộ] (ví dụ gốc gác của ai đó)”, “to dispose (of)” [vứt bỏ], “to go downhill” [xuống dốc], và “mirror-image” [hình phản chiếu]. Nhưng ở đây không hề có nghĩa triết học khái quát nào đáng kể cả.
Khi một từ có hai hay nhiều nghĩa, Hegel không phải lúc nào cũng coi các nghĩa ấy có sức nặng như nhau trong tất cả (hay hầu hết) các trường hợp ông sử dụng nó. Chữ Aufhebung đáp ứng cách xử lý này thành công hon hầu hết các chữ khác. Nhưng ngay cả khi nghĩa (1) nổi trội trong cách sử dụng của Hegel, thì các nghĩa khác của nó cũng thường có mặt, tức là bị thải hồi chứ không bị triệt tiêu hoàn toàn, và (2) ông có xu hướng nối kết một cách có hệ thống các nghĩa khác nhau của nó, chẳng hạn trong “PHẢN TƯ” và “PHÁN ĐOÁN” chẳng hạn.
Hegel gắn aufheben với một vài chữ khác: Vì thế khi cái gì đó bị thải hồi (aufgehoben), thì nó mang tính Ý THỂ (ideell), được TRUNG GIỚI (hay “được phản tư”), trái ngược với trực tiếp, và là một MÔ-MEN của cái TOÀN BỘ, vốn là cái cũng chứa mặt đối lập của nó. Aufhebung tương tự với sự PHỦ ĐỊNH nhất định vốn là sự phủ định có kết quả tích cực. Kết quả từ sự thải hồi của cái gì đó, chẳng hạn như cái toàn bộ trong đó cả nó lẫn mặt đối lập của nó tồn tại với tính cách là những mô-men, bao giờ cũng cao hon, hay là cái sự THẬT/CHÂN LÝ của những gì đã bị thải hồi. Vì thế, cho dù Hegel có im lặng về vấn đề này, thì cũng có lý khi xem nghĩa (1), “nâng cao”, như là một thành tố trong nghĩa Hegel của nó.
Giống như nhiều thuật ngữ khác của Hegel, Aufhebung áp dụng cho cả khái niệm lẫn sự vật. Các khái niệm TỒN TẠI và HƯ VÔ được vượt bỏ trong TỒN TẠI NHẤT ĐỊNH, và nói chung, những QUY ĐỊNH thấp hon trong Lô-gíc học được vượt bỏ trong những quy định cao hon. Các giai đoạn trước của diễn trình PHÁT TRIỂN theo thời gian được vượt bỏ trong các giai đoạn sau: ví dụ các nền triết học trước Hegel vừa bị phá hủy vừa được bảo lưu trong triết học Hegel. (Ta có thể nói niềm tin trước đây của ai đó được vượt bỏ trong niềm tin sau này của người ấy, tức niềm tin chín chắn hon, hay bản thảo lần đầu của ai đó được vượt bỏ trong bản thảo cuối cùng của người ấy). Sự thải hồi/bảo lưu/vượt bỏ của một khái niệm cũng tưong thích để có thể áp dụng cho các loại thực thể thấp hon: ví dụ: THUYẾT CÖ GIỚI bị thải hồi/bảo lưu/vượt bỏ trong MỤC ĐÍCH LUẬN, nhưng nó vẫn tiếp tục có thể áp dụng cho hệ mặt trời. Nhưng các mô-men bị thải hồi/bảo lưu/vượt bỏ của một tiến trình thời gian thường không thể khôi phục theo cách tương tự.
Hegel thường kết hợp sự thải hồi/bảo lưu/vượt bỏ lô-gíc của một khái niệm với sự thải hồi/bảo lưu vượt bỏ vật lý của một sự vật. Chẳng hạn, CÁI CHẾT là “sự loại bỏ [das Auflieben] một cá thể [động vật] và vì thế là sự xuất hiện của loài, của TINH THẦN” (BKTII, §376A). Cái chết là sự thải hồi về mặt vật lý cá thể động vật, nhưng kết quả của điều này không phải là giai đoạn kế tiếp trong tiến trình vật lý, tức là xác chết, mà là giai đoạn tiếp theo trong tiến trình lô-gíc, là giống loài, và gián tiếp là TINH THẦN. Những lý do để Hegel tiến hành sự kết hợp như vậy là: (1) sự thải hồi/bảo lưu/vượt bỏ đi từ cái thấp hơn đến cái cao hơn, chứ không phải từ động vật đến xác chết chẳng hạn; và (2) Hegel nhận thấy có nối kết sâu sắc giữa sự phát triển của các khái niệm và sự phát triển của các sự vật, đấy là điều cốt tủy trong THUYẾT DUY TÂM của ông.
Đinh Hồng Phúc dịch