Diễn tả/Trình bày [Đức: Hypotypose; Anh: hypotyposis]
Xem thêm: Ngôn từ suy lý, Tương tự, Cấu tạo, Trình bày, Niệm thức [thuyết],
Bàn luận chính thức của Kant về hypotyposis xuất hiện trong §59 của cuốn PPNLPĐ, nhưng nó có mặt khắp nổi trong triết học của ông dưới dạng “sự trình bày” [presentation] hay sự diễn tả các khái niệm và ý niệm (bằng những biểu tượng cảm tính). Sự trình bày như thế gồm hai lớp, khác nhau tùy vào việc liệu nó có diễn tả một khái niệm hoặc một ý niệm hay không. Trong trường hợp đầu, sự diễn tả một khái niệm là có tính niệm thức, “ở đó, trực quan tưong ứng với một khái niệm do giác tính nắm bắt, được mang lại một cách tiên nghiệm”, trong khi ở trường hợp sau, nó có tính biêu trưng, “ở đó, khái niệm chỉ do lý tính có thể suy tưởng, và không có một trực quan cảm tính nào tưong ứng với nó được” (§59). Hình thức diễn tả đầu làm nảy sinh niệm thức, hay những sự trình bày “trực tiếp” và “có tính minh chứng hay minh họa” [demonstrative], hình thức sau tạo ra các biểu trưng, tức những trình bày gián tiếp dựa theo sự tưong tự. Kant phân tích sự diễn tả có tính niệm thức một cách đầy đủ hon trong chưong “Thuyết niệm thức” của cuốn PPLTTT, và vì thế, trong cuốn PPNLPĐ, ông tập trung vào thao tác có tính biểu trưng của nó. Thao tác có tính biểu trưng cốt yếu ở “thứ nhất là sự áp dụng khái niệm vào cho đối tượng của một trực quan cảm tính, rồi, thứ hai, áp dụng quy tắc đon thuần của sự phản tư của nó vê trực quan này vào cho một đối tượng hoàn toàn khác, mà cái trước chỉ là biểu trưng của nó” (PPNTPĐ §59). Các ví dụ của ông về sự diễn tả có tính biểu trưng bao gồm: sự tưong tự giữa nhà nước quân chủ với một Cổ thể sống; giữa một nhà nước chuyên chế với một cối xay bằng tay; giữa các khái niệm triết học như “cổ sở”, “nguyên nhân”, “phụ thuộc vào” (được gắn hay treo vào một cái khác ở trên), “thoát thai” (thay vì: kế tục theo sau), “bản thể’ (như Tocke gọi là cái chống đỡ cho những tùy thể), và vô số những từ khác; giữa mọi nhận thức của ta về Thượng đế; và cuối cùng là giữa cái Mỹ và sự Thiện luân lý. Những ví dụ trên đây đã trở nên đặc biệt quan trọng đối với các lý giải thế kỷ XX về Kant. Những lý giải này nhấn mạnh lên vai trò của sự không-xác định hay sự bất định trong các nghiên cứu của ông về năng lực phán đoán và phưong pháp.
Như Huy dịch