Giả thiết (tính) [Đức: hypothetisch; Anh: hypothetical]
Xem thêm: Tất nhiên (tính), Mệnh lệnh nhất quyết, Phân đôi (tính), Nhất quyết (tính), Phán đoán, Tương quan,
Những phán đoán giả thiết và những mệnh lệnh giả thiết đóng một vai trò đáng kể trong triết học lý thuyết và triết học thực hành của Kant. Trong PPLTTT, các phán đoán giả thiết hình thành nhóm thứ hai của các phán đoán về tưong quan trong bảng các phán đoán, đi sau những phán đoán nhất quyết (categorical) và đi trước những phán đoán phân đôi (disjunctive) (A 70/ B 95). Những phán đoán nhất quyết liên quan đến mối quan hệ giữa chủ ngữ [chủ từ] và vị từ [thuộc từ]; những phán đoán phân đôi liên quan đến mối quan hệ giữa những phán đoán rời rạc, trong khi những phán đoán giả thiết liên quan đến mối quan hệ giữa Cổ sở với hệ luận. Hình thức của phán đoán giả thiết liên kết hai mệnh đề; mệnh đề đầu là giả thuyết, mệnh đề sau là hệ luận, như trong “Nếu có sự công bằng hoàn toàn, kẻ ác ngoan cố phải bị trừng phạt” (PPLTTT A 73/ B 98), liên kết một mệnh đề đầu có tính giả thiết với hệ luận của nó trong mệnh đề thứ hai. Mệnh lệnh giả thiết tuân thủ một hình thức tưong tự. Trong CSSĐ, Kant mô tả mọi mệnh lệnh (imperatives) ban bố mệnh lệnh một cách nhất quyết hoặc giả thiết. Những mệnh lệnh giả thiết “hình dung
tính tất yếu thực hành của một hành động khả hữu như một cách để đạt được cái gì khác mà người ta muốn (hoặc có lẽ có thể muốn/’ (CSSĐ, tr. 414, tr. 25). Kant phân chia những mệnh lệnh giả thiết thành những mệnh lệnh của tài khéo và của sự khôn ngoan. Những mệnh lệnh của tài khéo chỉ ra một diễn trình hành động vốn sẽ đạt được một mục đích khả hữu và “có tính cách kỹ thuật (thuộc về nghệ thuật)”, trong khi những mệnh lệnh của sự khôn ngoan chỉ ra cách thức đạt đến một mục đích cho sẵn và “có tính thực tiễn (pragmatic) (thuộc về phúc lợi)” (CSSĐ, tr. 417, tr. 27). Không giống các mệnh lệnh nhất quyết, các mệnh lệnh giả thiết liên quan “đến chất liệu của hành động và kết quả được nhắm đến của nó” và vì thế bị quy định một cách dị trị.
Như Huy dịch