Toàn bộ và Bộ phận, Toàn thể (tính, cái), Mô-men (các) [Đức: das Ganze und die Teile, Totalität, Momente; Anh: whole and parts; totality and moments]
Tính từ ganz trong tiếng Đức có nghĩa “toàn thể, toàn bộ” (Anh: “whole”, “entire”), danh từ phái sinh của nó là das Ganze (cái toàn bộ). Thông thường, das Ganze là đối ứng với (die) Teile (các bộ phận, hoặc ở dạng số ít là phần, phần chia), liên kết với động từ teilen (phân chia, chia sẻ). Điều này ngụ ý cái toàn bộ có thể phân chia thành những bộ phận.
Hegel sử dụng das Ganze theo hai nghĩa:
1. Trong Lô-gíc học, sự đối ứng giữa toàn bộ và (các) bộ phận là phạm trù thứ nhất của TƯƠNG QUAN (Verhältnis) (BKTI, §135). Một cái toàn bộ thiết yếu bao gồm các bộ phận, nhưng điều này làm nảy sinh vấn đề: “mối tương quan giữa toàn bộ và bộ phận là KHÔNG ĐÚNG THẬT, chừng nào KHÁI NIỆM và thực tại của nó còn chưa tương ứng với nhau. Khái niệm về cái toàn bộ phải bao hàm các bộ phận; nhưng nếu cái toàn bộ được thiết định là cái phù hợp với khái niệm của nó, thì nếu nó bị phân chia hay phân ly, nó không còn là cái toàn bộ nữa” (BKTI, §135A). Như vậy, cái toàn bộ và các bộ phận của nó vừa thiết yếu gắn liền với nhau, vừa độc lập với nhau. Trong KHLG, Hegel coi MÂU THUẪN này như là nguồn gốc của Nghịch lý thứ hai của Kant: có thể chứng minh thế giới vừa có thể phân chia tới VÔ TẬN, vừa bao gồm các bộ phận không thể phân chia. Tuy nhiên, Hegel cố gắng giải quyết vấn đề này cũng như nghịch lý của Kant bằng cách quay về khái niệm Lực (Kraft) và sự ngoại tại hóa của nó.
Hegel biện giải, điều này không có nghĩa là trên thế giới không có những cái toàn bộ được cấu thành từ các bộ phận. Bởi vì sự VẬT có thể không đúng thật cũng như các phạm trù. Như vậy, những sự vật nào tương ứng với mối tương quan này tự thân (ipso facto) là những hiện hữu cấp thấp và không đúng thật (BKTI, §135A). Chúng không bao gồm những thực thể cấp cao hon như các SINH THỂ hữu Cổ, TINH THẦN hay các hệ thống triết học. Hegel thường nói đến một cái toàn bộ bao gồm các bộ phận như là một Aggregat (“hỗn hợp) hay zusammengesetzt (một tổng số được tập hợp lại). Các bộ phận của một cái toàn bộ như vậy có trước bản thân cái toàn bộ, và cái toàn bộ hoàn toàn có thể lĩnh hội được nếu ta hiểu từng bộ phận của nó.
2. Das Ganze cũng được sử dụng để chỉ những cái toàn bộ như tinh thần [cá nhân], sinh thể hữu Cổ hay HỆ THỐNG, mà các bộ phận của chúng hoặc là hoàn toàn không thể tách rời ra, hoặc chỉ có thể tách rời ra cùng lúc với việc gây tổn hại cho bộ phận bị tách rời và các bộ phận còn lại. (Một số cái toàn bộ có thể thay thế bộ phận bị tách rời, ví dụ như con thạch sùng mọc đuôi mới). Cái toàn bộ kiểu này không được tạo nên từ sự tập hợp, gắn kết (Zusammensetzung), mà bằng sự PHÁT TRIỂN cái KHÁI NIỆM của nó. Cái toàn bộ có trước các bộ phận, và chỉ có thể lĩnh hội các bộ phận nhờ vào cái toàn bộ. Mỗi bộ phận phục vụ cho MỤC ĐÍCH của cái toàn bộ. Hegel có một cái toàn bộ thuộc loại hình này trong đầu khi ông nói: “Cái đúng thật là cái toàn bộ. Nhưng cái toàn bộ chỉ là bản chất [hay “thực thể’: Wesen] đang hoàn thiện mình thông qua sự phát triển của chính nó” (HTHTT, Lời Tựa). Hegel thường nói về Teile [các bộ phận] của cái toàn bộ như thế, nhưng ông thích sử dụng những từ khác như Glieder (các chi, thành viên), Organe (cổ quan) hay Momente (yếu tố), nhưng điều này không hàm ý rằng các bộ phận có thể tách rời ra.
Khái niệm này về cái toàn bộ xuất hiện ở Aristoteles, ở những nhân vật huyền học như Böhme, và ở Kant, đặc biệt là trong PPNLPĐ. Sự khác biệt giữa 1 và 2 tưong tự như sự khác biệt giữa to pan (tất cả, tổng thể) các bộ phận và to holon (toàn bộ) trong Đối thoại của Plato và Siêu hình học của Aristoteles. Đối với Aristoteles, holon không chỉ là tổng số các bộ phận của nó, ngay cả khi chúng ở đúng vị trí, mà còn có nguyên nhân nội tại của sự thống nhất, tức là một HÌNH THÁI.
Từ tưong đưong của ganz trong tiếng La-tinh kinh viện là totus, và là nguồn gốc của totalis (toàn thể - tính từ) và totalitas (toàn thể - danh từ). Trong tiếng Đức thời thế kỷ 16, các từ đó trở thành total và Totalität.
Totalität có nghĩa là “toàn thê”, vừa theo nghĩa “đầy đủ”, “toàn vẹn” vừa theo nghĩa “toàn thê”, “toàn bộ”. Nó khác với Ganzheit (“tính toàn bộ”, “toàn diện”, “tăt cả”) và das Ganze (“cái toàn diện”, “tăt cả”) ở hai phưong diện:
1. Nó không ngụ ý về sự kết nối nội tại vốn là đặc điểm của cái toàn bộ (ít nhất là theo nghĩa thứ 2 nói ở trên), mà chung quy chỉ có nghĩa là Allheit (hay to pan) (“tính toàn diện”, “tăt cả”). Vì thế, Kant nói về absolute Totalität (“tính toàn thể tuyệt đôi”) của các ĐIỂU KIỆN của các thực thể có-điều kiện, và Kant biện giải rằng cái toàn thể tuyệt đôi của các điều kiện này là Cổ sở của Ý NIỆM siêu nghiệm và việc sử dụng LÝ TÍNH một cách tư biện (PPLTTT, A407, B434 và tiếp). Ở đây, điểm nhấn mạnh là sự đầy đủ trọn vẹn (không thể đạt tới được), tức cái Allheit của các điều kiện, chứ không nhấn mạnh đến các mối quan hệ qua lại mang tính hệ thống của chúng.
2. So với das Ganze, Totalität thường nhấn mạnh nhiều hon đến sự trọn vẹn của cái toàn bộ, tức là không có gì bị bỏ sót. Một cái toàn bộ phải tưong đối tự-túc, tự tồn và độc lập với môi trường xung quanh, nhưng không khó để giả định rằng một cái toàn bộ (ví dụ một con người) là bộ phận của một cái toàn bộ rộng lớn hon (ví dụ, một nhà nước). Nhưng sẽ khó khăn hon để giả định rằng một cái toàn thể (Totalität), trong nghĩa thông thường của nó, lại là bộ phận của một cái toàn thể (Totalität) rộng lớn hon. Một bài tho hay một vở bi kịch là một cái toàn bộ. Nhưng, như Hegel biện giải trong MH, chúng không phải là cái toàn thể, vì chúng chỉ đại diện cho một phân mảnh của thế giới Hy Lạp. Một bộ sử thi, trái lại, là một einheitsvolle Totalität (“một cái toàn thể thống nhất hoàn toàn”), vì nó đại diện cho thế giới của Homer trong tính toàn vẹn của nó, cũng như những hành động đặc thù diễn ra trên cái nền tảng đó. Nhưng chỗ này chỗ khác, Hegel lại sẵn sàng gọi bất kỳ một tác phẩm nghệ thuật xuất sắc nào là một Totalität, và đặc biệt là một Totalität in sich (“bên trong nó”).
Cách Hegel dùng từ Totalität lúc thế này lúc thế khác. Đôi khi nó không khác mấy cái “hỗn hợp” (“aggregate”): “toàn thể những phản ứng [của một chất hóa học này với các chất hóa học khác] chỉ là một tổng số [Summe], chứ không phải là sự quay trở lại chính nó một cách vô hạn” (BKTII, §336A). Nhưng thường thì cái toàn thể cũng là một cái toàn bộ bao trùm tất cả: những cái toàn thể là những thực thể “thiết yếu” thuộc về lý tính, thuộc về tư duy về CÁI PHỔ BIỂN cụ THỂ nội tại - LINH HỒN, thế giới, THƯỢNG ĐẾ (BKT I, §32A). Với những thực thể loại này, “nguyên tắc tính toàn thể’ không cho phép ta áp dụng một trong hai mặt ĐỐI LẬP vào cho nó để loại trừ mặt kia (BKTI, §32A).
Bản thân mỗi bộ phận của một cái toàn thể như thế cũng là một cái toàn bộ: vì thế, mỗi Ngôi của Thần tính [Thiên Chúa] cũng mặc nhiên là một Thần tính toàn vẹn, và mỗi bộ phận trong hệ thống của Hegel cũng mặc nhiên là toàn bộ hệ thống (BKTI, §15). Một mô hình đon giản của điều này là nam châm: nếu thanh nam châm bị cưa đôi thì sẽ thành hai thanh nam châm hoàn chỉnh, mỗi cực của nó sẽ tự sinh ra cực đối lập (BKTII, §312A). Một cái toàn thể thường có ba “mô-men”: mô-men của tính phổ biến (Allgemeinheit/Anh: universality' ), mô-men của tính ĐẶC THÙ (Besonderheit/Anh: particularity) và mô-men của tính CÁ BIỆT (Einzelheit/Anh: individuality) (ví dụ như trong THPQ §275 đoạn bàn về quyền lực của quốc vưong). Xu hướng ở mỗi bộ phận trở thành cái toàn bộ được nhìn thấy dựa vào các mối tưong quan lô-gíc giữa tính phổ biến, tính đặc thù và tính cá biệt. Vì bản thân mỗi bộ phận của cái toàn thể cũng là cái toàn thể, nên nhiều (đặc biệt là ba) cái toàn thể (ví dụ như ba phần của hệ thống Hegel) thường tạo nên một cái toàn thể đon nhất. Điều này nhất quán với ý tưởng của Hegel rằng cái phổ biến (das Allgemeine/ Anh: the universal) là một giống (Gattung/Anh: genus) mà các loài (Arten/ Anh: species) của nó là cái phổ biến, cái đặc thù và cái cá biệt: một cái toàn thể như Ý NIỆM lô-gíc mà ba phần của nó là phổ biến, đặc thù và cá biệt, có thể xem như là một sự dị biệt hóa đặc thù của một cái phổ biến cao hon (cũng là chính bản thân nó trong một vỏ bọc khác), và khi đó nó là một cái phổ biến xét như cái phổ biến, bên cạnh cái đặc thù (Tự NHIÊN) và cái cá biệt (TINH THẦN).
Khi Hegel nhấn mạnh đến sự kế thừa lẫn nhau và tính không thể tách rời của các bộ phận của một cái toàn bộ hay toàn thể, ông thường gọi chúng là Moment(e) ((các) phưong diện, yếu tố). Từ Moment được vay mượn từ nguyên gốc momentum trong tiếng La-tinh vào thế kỷ XVII, còn momentum thì có gốc từ động từ movere (vận động) và có nghĩa “động lực, sự thúc đẩy”. Sau đó Moment dần dần mang các nghĩa:
(1) “Khoảnh khắc, thời điểm”. Khi mang nghĩa này thì Moment là danh từ giống đực (der Moment). Hegel không sử dụng từ Moment theo nghĩa này: ông thích dùng Augenblick (khoảnh khắc/nghĩa đen: chớp mắt) hay das Jetzt (cái bây giờ) hon.
(2) “Động lực, yếu tố quyết định, tình huống bản chất”. Khi mang nghĩa này thì Moment là danh từ giống trung (das Moment). Hegel dùng Moment theo nghĩa này.
Khi Hegel biện giải, trong KHLG, rằng TỒN TẠI và HƯ VÔ là các mô-men của TỒN TẠI NHÂT ĐỊNH, ông liên hệ việc sử dụng Moment ở đây với đòn bẩy: “Trong trường hợp cái đòn bẩy, trọng lượng và khoảng cách từ một điểm được gọi là các mô-men cơ học của nó, nhờ vào sự giống hệt nhau của tác động của chúng, bất chấp thực tế là chúng rất khác nhau, ở mặt khác, vì một bên, trọng lượng là có thực hay thực tồn (reel), còn cái kia (đường thẳng), xét như một quy định không gian đơn thuần, chỉ mang tính ý niệm hay ý thể (ideal)” (BKT II, §261, 265 và A). Một Moment là một cái “BỊ THẢI HỒI, VƯỢT BỎ” (das Aufgehobene/' Anh: “sublated”) hoặc “MANG TÍNH Ý THỂ” (das Ideelle/Anh: ideal). Tính phổ biến, tính đặc thù và tính cá biệt là các mô-men của một cái toàn bộ hay toàn thể. Nhưng nói rộng hơn, một mô-men là một đặc tính hay phương diện bản chất của một cái toàn bộ được quan niệm như một hệ thống tĩnh, và là một giai đoạn bản chất trong một cái toàn bộ được quan niệm như một sự vận động hay một tiến trình biện chứng.
Đoàn Tiểu Long dịch